Giáo án Sinh học 12 - Tiết 48 - Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái

Hoạt động I1: Tìm hiểu hiệu suất sinh thái.

- Mục tiêu: Nêu được khái niệm, phân tích được hiệu suất sinh thái qua các bậc dinh dưỡng.

- Thời gian:8 phút.

- Đồ dùng dạy học: Hình SGK - CB

- Cách tiến hành:

+B1:GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp quan sát hình45.3, trao đổi nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi sau:

- Thế nào là hiệu suất sinh thái ?

- Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do đâu? Do quá trình hô hấp, tạo nhiệt, bài tiết, rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác ở động vật.

+B2: Quan sát hình 45.3, thảo luận và trả lời:

- Mức độ chuyển hoá năng lượng mạnh hay yếu là phụ thuộc vào yếu tố nào? Phụ thuôc từng hệ sinh thái, từng thành phần loài trong hệ sinh thái.

- Tại sao động vật đẳng nhiệt (chim, thú) có hiệu suất sinh thái thấp hơn so với động vật biến nhiệt? Vì, chúng cần có nguồn năng lượng lớn để duy trì nhiệt độ cơ thể do đó sự tăng khối lượng cơ thể của SVĐN cũng kém hơn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 48 - Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/2013
Ngày giảng: ..................................12a1; ....................................12a2.
Tiết 48:
Bài 45:
DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI, HIỆU SUẤT SINH THÁI
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trình bày được quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng).
2. Kỹ năng
	 Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 Sử dụng phương pháp vấn đáp, tìm tòi
C. PHƯƠNG TIỆN
	Tranh vẽ hình 45.1,45.2,45.3 SGK
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Ổn định tổ chức
	 - Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
	 1- Trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh điạ các chất?
 	 2- Nêu diễn biến của chu trình nitơ?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
- Mục tiêu: Nêu được sự phân bố năng lượng trên trái đất, dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
- Thời gian: 16 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình SGK - CB
- Cách tiến hành:
+B1:GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp quan sát hình45.1, trao đổi nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi sau:
 - Dòng năng lượng là gì ?
*Trong hệ sinh thái có những dạng năng lượng nào?
- Ánh sáng Mặt Trời có phổ ánh sáng chiếu xuống Trái Đất gồm những dãi chủ yếu nào?
- Sinh vật sản xuất sử dụng ánh sáng nào để quang hợp? Tia hồng ngoại, dãy sáng nhìn thấy
- Cây xanh sử dụng bao bao nhiêu %? chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5%
- Cần có biện pháp gì để tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời để nâng cao hiệu quả canh tác.?
+B2:HS: Trao đổi nhóm, trả lời.
+B3: GV: Nhận xét, kết luận.
Hoạt động I1: Tìm hiểu hiệu suất sinh thái.
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm, phân tích được hiệu suất sinh thái qua các bậc dinh dưỡng.
- Thời gian:8 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình SGK - CB
- Cách tiến hành:
+B1:GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp quan sát hình45.3, trao đổi nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là hiệu suất sinh thái ?
- Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do đâu? Do quá trình hô hấp, tạo nhiệt, bài tiết, rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác ở động vật.
+B2: Quan sát hình 45.3, thảo luận và trả lời:
- Mức độ chuyển hoá năng lượng mạnh hay yếu là phụ thuộc vào yếu tố nào? Phụ thuôc từng hệ sinh thái, từng thành phần loài trong hệ sinh thái.
- Tại sao động vật đẳng nhiệt (chim, thú) có hiệu suất sinh thái thấp hơn so với động vật biến nhiệt? Vì, chúng cần có nguồn năng lượng lớn để duy trì nhiệt độ cơ thể do đó sự tăng khối lượng cơ thể của SVĐN cũng kém hơn. 
Ứng dụng trong chăn nuôi: Cùng một lượng rau cỏ như nhau nhưng thu được prôtêin thịt cá cao hơn gấp 1,5 lần nuôi chim, 2 – 2,5 lần nuôi trâu, bò.
+B3: GV: Nhận xét, bổ sung
I.Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
+Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được khởi điểm từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh, được truyền theo một chiều (sinh vật sản xuất → các bậc dinh dưỡng → môi trường).
- Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy (50% bức xạ) cho quang hợp
- Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.
- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện chiếu sáng, nâng cao hiệu suất vật nuôi..
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm
II. Hiệu suất sinh thái
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái
- Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề
 4.Củng cố
 - Kể tên các loài sinh vật trên đồng ruộng? Thiết lập chuỗi, lưới thức ăn từ VD? 
 - Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 QX tự nhiên và 1 QX nhân tạo?
 5.Hướng dẫn về nhà:
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 48.doc