Giáo án Sinh học 12 - Tiết: 21 - Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân (1) , nuôi trong phòng thí nghiệm.

+Tách tế bào trứng cuả cừu khác (2) loại bỏ nhân của tế bào này

+Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân

+Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng pt thành phôi

+Chuyển phôi vào tử cung của cừu cái (3) để nó mang thai, đẻ ra cừu con có kiểu hình giống cừu 1.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết: 21 - Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2013
Ngày giảng: ............................ 12a1; .......................... 12a2;…………………12a3
Tiết: 21
 Bài 19: TẠO GIỐNG 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Giải thích quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây ĐB
-Nêu được 1 số thành tựu tạo giống ở việt nam
-Trình bày 1 số quy trình và thành tựu tạo giống thực vật bằng CNTB
-Trình bày được kỹ thuật nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này
2. Kỹ năng
 	-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 - Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
C. PHƯƠNG TIỆN
- Hình 19 SGK và một số hình ảnh tư liệu về thành tựu chọn giống ở Việt Nam và trên thế giới.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về di truyền học
3. Bài mới: GV đặt vấn đề: 
Micheal Jackson là người da gì ? Tại sao anh ta có da trắng ?
Con cừu Dolly được tạo ra như thế nào ?
Từ những năm 20 của thế kỉ XX người ta đã gây đột biến nhân tạo để tăng nguồn biến dị cho chọn giống 
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu tạo giống mới bằng pp gây đột biến
GV: Gây đột biến tạo giống mới có thể dựa trên cơ sở nào ?
( 1 KG muốn nâng cao năng suất cần biến đổi vật chất di truyền cũ tạo ĐBG )
GV: Các tác nhân gây đột biến ở sv là gì ? Tại sao khi xử lý mẫu vật phải lựa chọn tác nhân ,liều lượng, thời gian phù hợp ? 
Quy trình tạo giống mới bằng pp gây đột biến gồm mấy bước ?
GV: Tại sao sau khi gây đột biến nhân tạo cần phải chọn lọc (có phải cứ gây ĐB ta sẽ thu được kết quả mong muốn ?)
Hs : Dựa vào tính vô hướng của đb để trả lời
GV: PP gây đột biến chủ yếu phù hợp với đối tượng nào ? Tại sao ?
GV:Tại sao ở đv bậc cao người ta ko hoặc rất ít gây đột biến ?
(cơ quan ss nằm sâu trong cơ thể ,rất nhạy cảm, cơ chế tác động phức tạp và đễ chết)
GV: Hãy nêu một số thành tựu ở Việt Nam mà em biết ?
GV: (Chiếu một số hình ảnh thành tựu tạo giống bằng pp gây đột biến)
Hãy cho biết cách thức nhận biết các cây tứ bội trong số các cây lưỡng bội ?
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu tạo giống bằng công nghệ tế bào
GV: Nghiên cứu mục II.1, hoàn thành PHT:
Nội dung
Nuôi cấy mô, tế bào
Lai tế bào xôma
Nuôi cấy hạt phấn, noãn
Nguồn NL ban đầu
Cách tiến hành
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu công nghệ tế bào động vật
GV: Nếu có 1 con chó có KG quý hiếm, làm thế nào để có thể tạo ra nhiều con chó có KG y hệt con chó đó ?
GV: Quan sát hình 19, mô tả các bước trong nhân bản vô tính cừu Dolly ?
GV: Nhân bản vô tính là gì ?
GV: Ý nghĩa thực tiễn của nhân bản vô tính ở động vât ?
GV: Trong thực tiễn chăn nuôi, để nhân nhanh một giống có năng suất cao mà không đòi hỏi về nhiều về kỹ thuật thì ta làm thế nào ?
 GV: yêu cầu HS nhắc lại các bước của kĩ thuật cấy truyền phôi bò đã học trong công nghệ 10?
*Tích hợp môi trường:
- Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các giống động vật, thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học.
- Củng cố niềm tin vào khoa học
I.TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐB.
1.Khái niệm:
-Gây đột biến tạo giống mới là pp sử dụng các tác nhân gây đột biến nhằm làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích của con người.
2.Quy trình:
+ Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
+ Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
+Tạo dòng thuần chủng
3.Phạm vi: đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật.
4.Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam
- Xử lý các tác nhân lý hoá thu được nhiều chủng vsv, lúa, đậu tương ….có nhiều đặc tính quý.
- Sử dụng cholchisine tạo được cây dâu tằm tứ bội.
- Táo Gia Lộc xử lý NMU → táo má hồng cho năng suất cao.
II.TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 
1.Ở thực vật:
a.Cơ sở: Tính toàn năng của tế bào.
b.Các hình thức
2.Ở động vật
a.Nhân bản vô tính động vật
*Định nghĩa:
Là quá trình chuyển nhân của một tế bào soma vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
*Các bước:
+Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân (1) , nuôi trong phòng thí nghiệm.
+Tách tế bào trứng cuả cừu khác (2) loại bỏ nhân của tế bào này
+Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân
+Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng pt thành phôi
+Chuyển phôi vào tử cung của cừu cái (3) để nó mang thai, đẻ ra cừu con có kiểu hình giống cừu 1.
*Ý nghĩa:
- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm
- Tạo ra các giới ĐV mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho con người.
b.Cấy truyền phôi
*Định nghĩa:
Là kĩ thuật chia cắt phôi ĐV thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, để tạo ra các con vật có kiểu gen giống nhau.
*Các bước:
*Ý nghĩa: nhân nhanh giống vật nuôi
4.Củng cố
 	-So sánh ưu nhược điểm của phương pháp tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào với phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp ?
-So sánh quá trình nhân bản vô tính với quá trình cấy truyền phôi ?
5.Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	............................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc