Giáo án Sinh học 12 - Tiết: 2 - Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Kết thúc: Khi ribôxôm tiếp xúc với 1 trong ba bộ ba kết thúc thì quá trình phiên mã hoàn tất.

 * Sau khi chuỗi pôlipeptit tổng hợp xong nhờ enzim cắt axit amin mở đầu được cắt ra.

 * Trong quá trình dịch mã thường có nhiều ribôxôm đồng thời trượt trên mARN ( gọi là pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 7824 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết: 2 - Bài 2: Phiên mã và dịch mã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/08/2013
Ngày dạy: ..........................12A1;.......................12A2……………………12A3
Tiết: 2
Bài 2
Phiên mã và dịch mã.
A, Mục tiêu: Sau khi học song bài này học sinh phải.
 1, Kiến thức.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã và dịch mã.
 2, Kỹ năng.
 - Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích hình vẽ để nắm kiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm.
B. Phương pháp.
 	Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với khai thác hình vẽ hỏi đáp tìm tòi.
C.PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
 	Câu 1: Nêu vị trí, nguyên liệu của quá trình dịch mã?
 	Câu 2: Điều gì xẩy ra khi trên mARN không có mã kết thúc?
D. TIẾN TRèNH BÀI GIẢNG
	1.Ổn định lớp
	- Kiểm tra sỹ số
2, Kiểm tra bài cũ. 
 	Câu 1: Gen là gì? nêu cấu trúc của gen cấu trúc?
 	Câu 2: Nêu vị trí, nguyên liệu, diễn biến, kết quả của quá trình nhân đôi AND? Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn?
	Câu 3: Cho mạch gốc của phân tử AND có trình tự các nu như sau:
 	 3’ A T X G T T A A X G A T X X G A A T X 5’
	Hãy xác đinh trình tự các nu trên mạch bổ sung?
 	3, Bài mới. 
GV đặt vấn đề vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRề
NỘI DUNG KIẾN THỨC
 Hoạt động I: : Tìm hiểu phần: Cấu trúc chức năng các loại ARN - 
- Mục tiêu: Khái quát về cấu trúc và chức năng của các loại ARN
- Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học:Phiếu học tập
- Cách tiến hành:
+B1:GV Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành bảng:
Các loại ARN
Cấu tạo
Chức năng
mARN
tARN
rARN
+B2:HS: Kẻ bảng vào vở, về nhà hoàn thành
Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Cơ chế phiên mã. cả lớp.
- Mục tiêu: Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học:Hình SGK
- Cách tiến hành:
+B1: GV: Yêu cầu học sinh nguyên cứu SGK, tra đổi theo nhóm trong thời gian 4 phút , trả lời các câu hỏi:
 - Quá trình phiên mã diễn ra ở đâu?
 - Quá trình phiên mã cần những nguyên liệu gì?
 - Nêu diễn biến của phiên mã?
 - Phiên mã của sinh vật nhân sơ có gì khác sinh vật nhân thực?
+B2: HS trao đổi nhóm, trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+B3:GV: Điều khiển học sinh trả lời các câu hỏi và thống nhất kiến thức cần nắm.
 Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Dịch mã. - Nhóm nhỏ.
- Mục tiêu: Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế Dịch mã.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học:Phiếu học tập, Hình vẽ SGK
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn trong thời gian 4 phút để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
+B2: HS thảo luận và đưa ra ý kiến.
+B3: GV tiến hành cho các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.
+B4: GV: Sử dụng câu hỏi.
- Sau khi tổng hợp xong chuỗi pôlipeptit có những biến đổi gì?
- Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin quá trình dịch mã xẩy ra hiện tượng gì?
+B5: Học sinh trao đổi nhanh theo bàn trả lời câu hỏi.
+B6; GV nhận xét, đánh giá.
I- Phiên mã.
- Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn của AND.
1. Cấu trúc chức năng của các loại ARN.
(SGK)
2. Cơ chế phiên mã.
 - Vị trí: Trong nhân tế bào.
 - Nguyên liệu: AND gốc, EnZim ARN pôlimeraza, nuclêôtit tự do.
- Diễn biến:
 + Mở đầu: EnZim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm tháo xoắn gen để lộ mạch gốc( có chiều từ 3” - 5:), bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
 + Kéo dài: EnZim ARN pôlimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’ đến 5’ để tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung ( A-U, T- A, G – X, X – G).
 + Kết thúc: Khi gặp tín hiệu kết thức phiến mã dừng, phân tử mARN giải phóng, AND đóng xoắn lại.
- ở SV nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp Pr, còn ở SV nhân thực mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá Itron, nối các đoạn mã hoá Exon tạo ra mARN trưởng thành. 
II.Dịch mã.
- Là quá trình tổng hợp prôtêin. 
- Xẩy ra trong tế bào chất.
- Bao gồm 2 giai đoạn.
1. Hoạt hoá axit amin.
EnZin, 
- axit amin + ATP + tARN tARN – a.a 2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Mở đầu: 
 + Tiểu phần bé của ribôxôm gắn vào mARN ở vị trí đặc hiệu, bộ ba đối mac của Met- tARN bổ sung với mã mở đầu.
 + Tiểu phần lớn của ribôxôm kết hợp tạo ribôxôm hoàn chỉnh, bắt đầu tổng hợp pôlipeptit. 
- Kéo dài: 
 + Côđon thứ 2 trên mARN gắn bổ sung với anticôđôn phức hợp a.a1 – tARN, liên kết peptit giữa Met – a.a1 hình thành.
 + Ribôxôm lại dịch đi 1 bộ ba cứ tiếp tục như vậy cho đến cuối mARN.
- Kết thúc: Khi ribôxôm tiếp xúc với 1 trong ba bộ ba kết thúc thì quá trình phiên mã hoàn tất.
 * Sau khi chuỗi pôlipeptit tổng hợp xong nhờ enzim cắt axit amin mở đầu được cắt ra.
 * Trong quá trình dịch mã thường có nhiều ribôxôm đồng thời trượt trên mARN ( gọi là pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
4.Củng cố
 GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về diễn biến quá trình phiên mã, dịch mã và đặt các câu hỏi củng cố.
 	Câu 1. Nêu mỗi quan hệ giữa AND, ARN, prôtêin?
 	 Câu 2. Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung, mARN và các axit amin trên prôtêin khi biết mạch gốc của gen có trình tự các nu như sau.
 	 3’ ATX GTA XTA XGX GAT TGX AXG 5’
 	5. Hướng dẫn học sinh ở nhà. 
	GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 3.
	6. Rỳt kinh nghiệm bài giảng
	..............................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 2.doc