Giáo án Sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Việc nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể trong quần thể có ý nghĩa:

+ Giúp người nông dân xác định thời vụ, từ đó trồng trọt, chăn nuôi và khai thác có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho vật nuôi - cây trồng sinh trưởng tốt => năng suất cao

+ Chủ động hạn chế sự phát triển của những sinh vật gây hại. VD: rầy nâu, trắng chỉ xuất hiện trong vụ lúa

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3764 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/04/2015
	Ngày giảng: 07/04/2015
	Lớp: 12A1, 12A2
	Tiết: 43
Bài 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS cần: 
1. Về kiến thức
- Trình bày được các hình thức biến động số lượng cá thể trong quần thể.
- Phân tích được các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động số lượng cá thể.
- Trình bày được ý nghĩa của việc nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể.
2. Về kĩ năng
- Quan sát, phân tích đồ thị.
- Thảo luận nhóm.
- Đề xuất giải pháp hợp lí.
3. Về thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài động, thực vật trong tự nhiên.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất ở gia đình và địa phương
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện
- SGK Sinh học 12
- Laptop
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập 
+ Phiếu học tập số 2: Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể ở quần thể sinh vật.
Quần thể
Nguyên nhân
Nhân tố
Vô sinh
Hữu sinh
Sâu hại mùa màng tăng vào mùa xuân hè, khi gần đến vụ mùa, thời tiết ấm áp.
 Cá cơm ở vùng biển Pêru biến động theo chu kì năm, khi dòng nước nóng về làm cá chết hàng loạt
Chim cu gáy thường tăng khi vào mùa gặt lúa
Muỗi thường tăng vào khoảng tháng Ba, khi nhiệt độ ấm áp, độ ẩm không khí cao.
Ếch nhái thường tăng cao vào mùa mưa 
Bò sát, chim nhỏ, loài gặm nhấm bị chết hàng loạt sau trận lũ lụt.
ĐV, TV rừng U Minh Hạ giảm hàng loạt sau vụ cháy rừng
Thỏ ở Oxtraylia bệnh u nhầy làm giảm đáng kể số lượng thỏ.
Tê giác 1 sừng đang đứng trước nguy cơ diệt vong do con người săn bắn trái phép.
Cáo ở đồng rêu phương Bắc tăng và giảm theo chu kì gần giống với chuột lemmut – con mồi của cáo
2. Phương pháp
- Trực quan, hỏi – đáp
- Thảo luận nhóm
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình bài mới
a. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát lên bảng, chiếu một số hình ảnh về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể:
+ Số lượng cây phi lao giảm sau vụ cháy rừng
+ Ở loài ếch, số lượng các cá thể tăng vào mùa mưa
- GV: Vậy sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể trong các VD trên người ta gọi là sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
(?)Biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?
(?)Nghiên cứu thông tin SGK, trang 171,172. Cho biết biến động số lượng cá thể của quần thể gồm có hình thức? Đó là những hình thức nào?
- GV: Để phân biệt 2 hình thức biến động này chúng ta sẽ hoàn thành phiếu học tập sau:
PHT số 1: Phân biệt biến động theo chu kì và biến đông không theo chu kì.
- GV: Trên PHT trên bảng đã có sẵn các VD về sự biến động theo chu kì và không theo chu kì, dựa vào các VD trên các em hãy xác định nguyên nhân và tính chất của từng hình thức biến động? Làm việc độc lập.
- GV: gọi HS trả lời.
- GV: Chiếu hình 39.1 cho HS quan sát
(?) Từ việc phân tích các VD trên, hãy cho biết:
Vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm với chu kì gần giống nhau.
( Số lượng mèo rừng phụ thuộc vào số lượng con mồi là thỏ. Khi số lượng thỏ tăng thì số lượng mèo rừng cũng tăng và ngược lại.
- GV cho HS quan sát 1 hình ảnh về hiện tượng cháy rừng, yêu cầu HS dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra nếu như cháy rừng làm số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu?
( Nếu số lượng cá thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ bị diệt vong)
- Từ việc dự đoán được hậu quả của biến động không theo chu kì gây ra, người ta sẽ đưa ra một số biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả của chúng => dần dần phục hồi kích thước ban đầu của các quần thể.
- GV: chiếu hình ảnh của rầy nâu hại lúa và các biện pháp khắc phục, giảng giải: Bằng nghiên cứu, người ta thấy rằng, rầy nâu xuất hiện nhiều khi thời tiết ấm nóng, nhiệt độ cao, mưa nắng xen kẽ => Từ đó người ta đưa ra các biện pháp khắc phục sự thất thoát mùa màng trên diện rộng, do rầy nâu gây ra, như: trồng giống lúa kháng rầy, phun thuốc trừ rầy hay dùng đèn để bắt chúng,.
(?) Theo em, việc nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể của quần thể có ý nghĩa gì trong đời sống và trong sản xuất?
GV: Nguyên nhân nào gây ra sự biến động và quần thể có những cơ chế nào để điều khiển sự ổn định của quần thể. 
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2: Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể.
- GV: Chiếu đáp án
(?) Nhắc lại những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể
- GV cho HS quan sát hình 39.3 trên bảng phân tích hình ảnh và kết luận.
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết
(?) Trạng thái cân bằng của quần thể là gì?
Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào quần thể cũng đạt trạng thái cân bằng mà mỗi quần thể có một cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 
+ Khi nguồn sống dồi dào: số lượng cá thể của quần thể tăng : b + d > e + i
+ Khi nguồn sống của môi trường dần cạn kiệt: số lượng cá thể của quần thể giảm: b+d< e+i
GV đưa ra tình huống:
Khi đi khảo sát thực tế người ta thấy rằng quần thể Hươu sao trong rừng đang bị giảm đi từng ngày. Có ý kiến cho rằng nên thả thêm một số cá thể mới để quần thể này trở về kích thước ban đầu.
Theo em, giải pháp này có hợp lí không? Vì sao?
( Giải pháp này không hợp lí, bởi mỗi QTSV trong tự nhiên đều có một cơ chế điều khiển riêng. Vậy ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân , để tìm ra giải pháp hợp lí, nếu không sẽ làm mất cân bằng sinh thái.)
- GV: đưa ra thêm một số VD: 
+ Tự tỉa thưa ở TV, mật độ cá thể của QT ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn ánh sáng và chất dinh dưỡng từ môi trường
+ Thả cá rô với mật độ hợp lí:
Nếu chỉ thả cá rô, mật độ 
Nếu thả xen canh 
=> hiệu quả kinh tế cao
+ 
(?) Theo em, việc duy trì trạng thái cân bằng có ý nghĩa gì đối với QT và trong thực tiễn.
I. Biến động số lượng cá thể.
- KN: Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể.
- Biến động số lượng cá thể của quần thể gồm 2 hình thức:
+ Biến động theo chu kì
+ Biến động không theo chu kì
- Đáp án PHT: tính chất, nguyên nhân của các hình thức biến động.
Việc nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
+ Giúp người nông dân xác định thời vụ, từ đó trồng trọt, chăn nuôi và khai thác có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho vật nuôi - cây trồng sinh trưởng tốt => năng suất cao
+ Chủ động hạn chế sự phát triển của những sinh vật gây hại. VD: rầy nâu, trắng chỉ xuất hiện trong vụ lúa
+ Đưa ra biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả do sự biến động không theo chu kì gây ra.
II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể.
- Đáp án PHT số 2.
2. Sự tự điều chỉnh và trạng thái cân bằng của quần thể.
a. Sự tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Cơ chế :
 Sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản (b), tỉ lệ nhập cư (d), tỉ lệ tử vong (e), tỉ lệ xuất cư (i).
b. Trạng thái cân bằng của quần thể 
- KN: Là khả năng điều chỉnh số lượng cá thể ở mức ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- QTSV đạt trạng thái cân bằng ó b+d=e+i
- Ý nghĩa:
+ Sinh học: Đảm bảo cân bằng sinh học
+ Thực tiễn: Ứng dụng trong việc nuôi trồng và khai thác TNSV hợp lí để đạt hiệu quả kinh tế cao.
IV. Củng cố
Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Nhân tố hữu sinh là: 
A: Khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai.	
B: Nhiệt độ, ánh sáng, số lượng con mồi.
C: Nhóm nhân tố phụ thuộc vào mật độ cá thể của QT	
D: Nhóm nhân tố không phụ thuộc vào mật độ cá thể của QT
Đáp án: C
Câu 2: Quần thể nào dưới đây biến động không theo chu kì:
A. Hồng hạc di cư vào mùa đông
B. Thú thuộc bộ gặm nhấm giảm sau một trận lũ lụt.
C. Cá cơm ở vùng biển Pê-ru
D. Muỗi tăng mạnh vào các tháng xuân, hè.
Đáp án: B
Câu 3: Quần thể đạt trạng tahsi cân bằng khi:
A. Có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau
B. Có hiện tượng tự thỉa thưa
C. Số lượng cá thể của QT ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn số của môi trường.
D. Tự điều chỉnh.
Đáp án: C
V. Dặn dò
- Về nhà học bài cũ
- Tìm hiểu trước bài 40
VI. Phụ lục
- Đáp án phiếu học tập: Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể
Quần thể
Nguyên nhân
Nhân tố
Vô sinh
Hữu sinh
Sâu hại mùa màng tăng vào mùa xuân hè, khi gần đến vụ mùa, thời tiết ấm áp.
 Cá cơm ở vùng biển Pêru biến động theo chu kì năm, khi dòng nước nóng về làm cá chết hàng loạt
Chim cu gáy thường tăng khi vào mùa gặt lúa
Muỗi thường tăng vào khoảng tháng Ba, khi nhiệt độ ấm áp, độ ẩm không khí cao.
Ếch nhái thường tăng cao vào mùa mưa 
Bò sát, chim nhỏ, loài gặm nhấm bị chết hàng loạt sau trận lũ lụt.
ĐV, TV rừng U Minh Hạ giảm hàng loạt sau vụ cháy rừng
Thỏ ở Oxtraylia bệnh u nhầy làm giảm đáng kể số lượng thỏ.
Tê giác 1 sừng đang đứng trước nguy cơ diệt vong do con người săn bắn trái phép.
Cáo ở đồng rêu phương Bắc tăng và giảm theo chu kì gần giống với chuột lemmut – con mồi của cáo

File đính kèm:

  • docBai_39_Bien_dong_so_luong_ca_the_cua_quan_the_sinh_vat_20150726_112000.doc