Giáo án Sinh học 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật ( tiếp)

Kích thước tối đa

- KN: Là giới hạn lớn nhất về số lượng mà QT có thể đạt được, phù hợp với khả năng

cung cấp nguồn sống của môi trường.

- Khi kích thước QT tăng quá mức tối đa,

một số cá thể di cư ra khỏi QT và mức tử

vong cao. Nguyên nhân do:

- Tăng sự cạnh tranh trong QT.

- Ô nhiễm, bệnh tật, tăng cao.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5186 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật ( tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/03/2015
	Ngày giảng: 24/03/2015
	Lớp: 12A1, 12A2
	Tiết: 41
Bài 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT ( tiếp)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS cần: 
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm kích thước quần thể, kích thước tối đa, kích 
thước tối thiểu, tăng trưởng của QTSV.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT
- Phân biệt được 2 dạng tăng trưởng số lượng của QT: trong môi trường 
không bị giới hạn và môi trường bị giới hạn.
2. Về kĩ năng
- Quan sát, phân tích đồ thị.
- Thảo luận nhóm.
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để trình bày kiến thức khoa học.
- Đề xuất giải pháp.
3. Về thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm.
- Có nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện
- SGK Sinh học 12
- Laptop, máy chiếu
2. Phương pháp
- Trực quan, hỏi – đáp
- Thảo luận nhóm
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình bài mới
a. Đặt vấn đề:
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu 4 đặc trưng cơ bản của quần thể, hôn ny chúng ta sẽ tìm hiểu 2 đặc trưng còn lại của quần thể: kích thước quần thể và sự tăng trưởng của quần thể sinh vật. Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể ( tiếp)
b. Nội dung bài :
- GV chiếu cho HS xem các VD:
+ QT voi trong rừng mưa nhiệt đới 
khoảng 25 con / QT
+ QT gà rừng khoảng 200 con / QT
(?) Kích thước của quần thể là gì?
(?) Dân số, diện tích của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? 
- Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ( 18/12/2014) : Dân số VN là ~ 90.5 triệu người/ 331.210 km2 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, cho biết:
(?) Thế nào là kích thước tối thiểu?
(?) Điều gì sẽ xảy ra nếu kích thước QT 
xuống dưới mức tối thiểu? Tại sao?

- GV bổ sung kiến thức: Những QT có kích thước tối thiểu thường là những loài sinh vật quý hiếm nằm trong danh sách được bảo tồn – Sách Đỏ, Việt Nam.
(?) Kể tên một số quần thể nằm trong danh sách được bảo tồn?
(Quần thể tê giác Cát Tiên, bò xám Đông Dương,.)
- GV: Một số dân tộc ít người, vùng Tây Bắc ( Dân tộc Si La, là 1 trong 5 DT ít người nhất Việt Nam, dân số chỉ vài trăm người) họ có truyền thống lấy vợ hoặc chồng có quan hệ anh em? Em hãy dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
( Kết hôn cận huyết, làm gia tăng tỷ lệ đột biến bẩm sinh ở trẻ em=> Kích thước của các DT này tiến dần tới mức tối thiểu và nhỏ hơn nữa=> các DT này đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong nếu không bỏ phong tục, tập quán kết hôn cận huyết này)
(?) Đọc thông tin SGK. Trang 166
(?) Kích thước tối đa là gì?
- Điều gì sẽ xảy ra khi QT vượt quá mức tối đa?
(?) Mật độ các cá thể quá cao có được coi là QT này đã vượt ngưỡng tối đa không? Tại sao?
(?) Kể tên một số quốc gia có nguy cơ bùng nổ dân số?
(?) Trong chăn nuôi , cá mè cho hiệu quả cao khi thả với mật độ 2-3 con/ m3 . Nhưng người ta đã tăng mật độ này lên 8 con/ m3. VD này chứng tỏ điều gì?
=> Kích thước của QT cá mè này đã vượt kích thước tối đa.
- GV bổ sung kiến thức: Năm 2004, ở Việt Nam còn lại một vài cá thể tê giác một sừng, nhưng hiện nay, loài này đã bị tuyệt diệt ở nước ta. Cá sấu hoa cà sống ở cửa sông có số lượng giảm mạnh do hoạt động săn bắt trái phép, dẫn tới bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, có số lượng lớn, phát tán mạnh, phá hoại môi rường, mùa màng.
=> Đòi hỏi Nhà nước và các địa phương cần có những chính sách cứng rắn hơn nữa để ngăn chặn nạn săn bắt động vật quý hiếm.\, đồng thời ngăn sự xâm nhập của các loài sinh vật xâm lấn vào nước ta: ốc bươu vàn, rùa tai đỏ, 
- GV: Kích thước QT là một con số không ổn định, vậy có những nhân tố nào có thểlàm thay đổi kích thước của 1 QT? 
- GV chiếu các hình ảnh, yêu cầu HS nghiên cứu các hình ảnh về sự tác động của các nhân tố tới kích thước quần thể.
GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Mức độ sinh sản là gì? Mức độ
sinh sản phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Nhóm 2: Mức độ tử vong là gì? Các yếu 
tố nào ảnh hưởng tới mức độ tử vong?
- Nhóm 3: Sự phát tán cá thể bao gồm những quá trình nào? Khi nào thì xuất cư, 
nhập cư thường xảy ra?

Sau thời gian 5 phút, các nhóm lên trình bày kết quả theo bảng:
- GV gọi các nhóm còn lại nhận xét, chiếu đáp án so sánh. 
- GV: Điều gì sẽ xảy ra, nếu như nhà nước ta không có các giải pháp, kế hoạch ngăn tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, việc lựa chọn giới tính thai nhi,?
(?) Những nhân tố nào có ý nghĩa quyết 
định đối với sự gia tăng kích thước của 
QT?
(Mức sinh sản và mức nhập cư)
GV: Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về quá 
trình gia tăng kích thước của QT sinh vật.
(?) Trong điều kiện môi trường khác nhau, 
QT sinh vật có 2 khả năng tăng trưởng. Đó 
là những khả năng nào?
(Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và 
tăng trưởng thực tế)
GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 6 (Hình 
38.3-SGK) kết hợp với nội dung SGK, 
thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học 
tập sau:
- GV: Chỉ trong điều kiện cực thuận, QTSV mới tăng trưởng theo đồ thị hình chữ J, quan sát đồ thị tăng trưởng QT người và cho biết: 
(?) Tốc độ gia tăng dân số nhanh hay chậm? tăng mạn vào thời gian nào?
(?) QT người tăng trưởng theo đồ thị dạng 
gì? Giải thích nguyên nhân.

(?) Nhờ những thành tựu nào mà con 
người đạt được sự tăng trưởng đó?
(Cách mạng cải công nghiệp, y học phát 
triển,...)
(?) Liên tục tăng dân số như vậy có gây ra 
những hậu quả gì không?

- GV: năm 1945, nước ta có khoảng 20 triệu 
dân, năm 2011 đã đạt khoảng 90 triệu dân, 
trong vòng 66 năm, tăng gấp 4,5 lần. Nhà 
nước ta đã và đang làm gì để khống chế
mức tăng dân số?

V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước 
tối đa
1.1. Kích thước của quần thể sinh vật
- KN: 
+Kích thước của QTSV là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong một khoảng không gian của QT.
+ Mỗi QTSV có kích thước đặc trưng
Kích thước QT dao động từ giá trị tối 
thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này 
là khác nhau giữa các loài.
a. Kích thước tối thiểu
- KN: Là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển.

- Khi kích thước QT xuống dưới mức tối 
thiểu, QT dễ rơi vào trạng thái suy giảm 
và diệt vong. 
- Nguyên nhân do:
+ Không có khả năng chống chọi với 
những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng sinh sản suy giảm.
+ Giao phối gần thường xảy ra.

c. Kích thước tối đa
- KN: Là giới hạn lớn nhất về số lượng mà QT có thể đạt được, phù hợp với khả năng 
cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Khi kích thước QT tăng quá mức tối đa, 
một số cá thể di cư ra khỏi QT và mức tử
vong cao. Nguyên nhân do:
- Tăng sự cạnh tranh trong QT.
- Ô nhiễm, bệnh tật, tăng cao.

VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
1. Tăng trửởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn
- Theo lý thuyết, môi trường không bị
giới hạn là môi trường có nguồn sống dồi dào, không gian cư trú không bị giới hạn, điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản.
- Đồ thị đường cong tăng trưởng có hình chữ J
VII. Tăng trưởng của quần thể người.
- Đặc điểm: tăng suốt trong suốt qua trình phát triển lịch sử.
- Nguyên nhân: Do sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng 
được cải thiện, mức độ tử vong giảm, 
tuổi thọ ngày càng nâng cao.

- Hậu quả: Tăng dân số quá nhanh và 
phân bố dân cư không hợp lí dẫn đến chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
Các biện pháp kiểm soát dân số:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
- Phân bố dân cư hợp lí
- Tuyên truyền giáo dục dân số, 

IV. Củng cố
Tóm tắt bài mới bằng hệ thống khái niệm theo sơ đồ

V. Dặn dò
- Học bài và chuẩn bị bài 39 – Biến động số lượng cá thể của 
quần thể sinh vật.

File đính kèm:

  • docBai_38_Cac_dac_trung_co_ban_cua_quan_the_sinh_vat_tiep_theo_20150726_112013.doc
Giáo án liên quan