Giáo án Sinh học 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

I. Tỷ lệ giới tính.

- Khái niệm: Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- Tỷ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1, tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian sống và điều kiện sống

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 14421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 08/03/2015
	Ngày giảng: 17/03/2015
	Lớp: 12A1, 12A2
	Tiết: 40
Bài 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS cần: 
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm tỉ lệ giới tính, các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính và ý nghĩa của việc nghiên cứu tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật.
- Phân biệt được các khái niệm tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể.
- Giải thích được vì sao QT có xu hướng đạt cấu trúc tuổi có tháp tuổi dạng ổn định.
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tuổi và ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tuổi.
- Liệt kê được các kiểu phân bố cá thể của quần thể và ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó.
- Trình bày được khái niệm mật độ cá thể, các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa của việc nghiên cứu mật độ cá thể của QT
2. Về kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng:
- Quan sát, phân tích hình ảnh. 
- Thảo luận nhóm.
3. Về thái độ
- Có nhận thức đúng về chính sách giáo dục dân số.
- Ứng dụng kiến thức học được vào trong thực tiễn cuộc sống, cụ thể:
Nghiên cứu tỷ lệ giới tính giúp điều chỉnh tỷ lệ giới tính trong chăn nuôi.
Nghiên cứu nhóm tuổi giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
- Nâng cao ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện
- SGK Sinh học 12
- Laptop, máy chiếu
2. Phương pháp
- Trực quan, hỏi – đáp
- Thảo luận nhóm
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình bài mới
a. Đặt vấn đề:
 ( Giáo viên chiếu VD về 2 QT gà khác nhau và 1 QT ngựa vằn, 1 QT voi)
(?)Làm thế nào để phân biệt được các QT này ?
Trong đời sống chúng ta thường phân biệt cá thể này với cá thể kia bằng những đặc điểm khác nhau giữa 2 cá thể. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể phân biệt được các QT trong VD trên bảng với nhau. Những đặc điểm khác nhau đó được gọi là những dấu hiệu đặc trưng. Vậy, QT có các đặc trưng cơ bản nào? Những đặc trưng này bị chi phối bởi các yếu tố nào? Và người ta nghiên cứu những đặc trưng đó nhằm mục đích gì? Chúng ta sẽ cùng trả lời những câu hỏi đó qua bài 37,38 - Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
(?) Bằng sự chuẩn bị ở nhà, em hãy cho biết trong 1 QT có những đặc trưng cơ bản nào?
GV: Cho đưa ra 1 số VD:
+ Quần thể người: Nam/nữ ≈1/1.
+ Quần thể chim bồ câu: Trống/mái ≈ 1:1
GV: Tỷ lệ nam/ nữ hay tỷ lệ trống/mái từ các ví dụ trên được gọi là tỷ lệ giới tính.
(?)Vậy tỷ lệ giới tính là gì?
(?) Tại sao ở hầu hết các loài tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1?
( Nguyên nhân: Do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử)
GV: Thông qua các ví dụ này ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1, tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian sống và điều kiện sống
- GV bổ sung kiến thức: Theo thống kê của Tổng cục DS – KHHGĐ (06/2014), tỉ lệ nam/nữ ở nước ta là 114,3/100=> Sự mất cân bằng giới tính, kéo theo đó là hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng: nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em gái,.Nguyên nhân do tập quán, thói quen, hành vi thích sinh con trai hơn con gái đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người Việt. Nếu không sớm khắc phục sự chênh lệch về GT nam/nữ này, nước ta sẽ đối mặt với nhiều vấn nạn và hậu quả khôn lường.
- GV: Sự thay đổi của tỷ lệ giới tính cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, vậy đó là những nhân tố nào, chúng ta sẽ tìm hiểu điều này thông qua việc khai thác bảng 37.1 SGK.
- GV cho HS khai thác bảng để tìm ra các nhân tố sinh thái.
(?) Trong 1 quần thể, tỷ lệ giới tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV: Tỷ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản của quần thể, vậy nó có ý nghĩa sinh thái gì đối với quần thể ?
- GV: Qua những nội dung đã phân tích, GV yêu cầu HS cho biết việc nghiên cứu tỷ lệ giới tính của các quần thể có ý nghĩa gì?
- HS: Khi nghiên cứu tỷ lệ giới tính giúp người chăn nuôi có thể điều khiển tỷ lệ đực/cái trong chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- GV nhận xét, bổ sung ví dụ minh họa: 
 Ở rùa tỷ lệ đực cái chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ: Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 28oC sẽ nở thành con đực, trên 32oC thì nở thành con cái.
 Ngoài ra, có thể ứng dụng ở tằm, cá rô phi, hay trong chăn nuôi gàĐiều này giúp các nhà chăn nuôi thu được lợi ích kinh tế cao hơn.
GV: Một đặc trưng cơ bản nữa của quần thể là nhóm tuổi. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua mục II.
GV: Ở lớp 9, chúng ta đã được tìm hiểu về nhóm tuổi
 (?)Nhắc lại khái niệm nhóm tuổi 
- GV: Dựa vào khả năng sinh sản các cá thể trong quần thể được chia làm 3 nhóm tuổi
- GV: Để mô tả các nhóm tuổi, người ta đã xây dựng các tháp tuổi như sau, (GV chiếu hình 37.1 SGK), sau đó giải thích: Màu xanh dương là nhóm tuổi trước sinh sản, xanh lá cây là nhóm tuổi sinh sản, màu vàng là nhóm tuổi sau sinh sản.
- Sau khi mô tả hình, GV yêu cầu HS kết hợp với kiến thức đã học ở lớp 9 cho biết tên của các tháp tuổi này và mô tả hình dạng của mỗi tháp. 
 - GV nhận xét và kết luận:
Tháp A: Dạng phát triển: Đáy tháp rộng chứng tỏ tỷ lệ sinh cao, do đó số cá thể sinh ra hàng năm lớn; cạnh tháp thoai thoải và đỉnh tháp nhọn thể hiện tỷ lệ tử vong cao. ð Quần thể trẻ.
Tháp B: Dạng ổn định: Có đáy rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc thẳng đứng, điều này thể hiện nhóm tuổi trước sinh sản cân bằng nhóm tuổi sau sinh sản ð Quần thể trưởng thành.
Tháp C: Dạng suy giảm: Đáy tháp hẹp chứng tỏ nhóm tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ thấp hơn nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản à yếu tố bổ sung yếu, quần thể có thể đi tới diệt vong ð Quần thể già.
- GV: Người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, và tuổi quần thể.
- GV: Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi. vậy những yếu tố nào tác động làm thay đổi nhóm tuổi?
- GV yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ minh họa.
HS đưa ra VD: Sinh vật sống trong điều kiện nghèo dinh dưỡng hay trong điều kiện hạn hán, lũ lụt,dịch bệnh,.
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức : Khi khí hậu rét đậm, nhiều loài động vật bị chết trong đó chủ yếu là những con non hay những con già
- GV: Ngoài điều kiện sống của môi trường, cấu trúc nhóm tuổi còn chịu tác động của đặc điểm sinh sản.
- GV hỏi: Các em có biết trong tự nhiên quần thể nào không có độ tuổi sau sinh sản?
- GV: Ngoài cá hồi còn có cá chình, cá cháo lớn... những loài này sau khi sinh sản đều chết hàng loạt để làm thức ăn cho cá con.
ð GV kết luận: Cấu trúc nhóm tuổi còn chịu tác động của đặc điểm sinh sản.
- GV: Nhóm tuổi có ý nghĩa gì đối với quần thể?
- GV: Đó là ý nghĩa của cấu trúc nhóm tuổi đối với quần thể, vậy đối với thực tiễn là gì?
 - GV: ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu về nhóm tuổi sẽ được chứng tỏ qua hình 37.2 SGK
 - GV phân tích: 
Tại quần thể A: Cá ở độ tuổi 2,3,4 là những con cá nhỏ nhưng bị đánh bắt ở mức cao; trong quần thể này tuổi sinh sản và sau sinh sản còn quá ít, tuổi sau sinh sản là chủ yếu. Trong mẻ lưới cá nhỏ chiếm chủ yếu. Từ đó cho thấy quần thể A đang bị khai thác quá mức. Nếu tiếp tục đánh bắt cá với mức độ lớn, quần thể cá sẽ bị suy kiệt.
Tại quần thể B: Cá ở độ tuổi 5 được khai thác ở mức cao nhất ( khoảng 43%), đây là cá trưởng thành. Việc đánh bắt tỏ ra hợp lý.
Tại quần thể C: Cá đánh bắt chủ yếu ở giai đoạn cá già từ 7, 8, 9 tuổi. Trong các mẻ lưới chủ yếu là cá lớn, cá nhỏ ít thậm chí không có thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. 
- GV: Như vậy thông qua nghiên cứu cấu trúc nhóm tuổi của quần thể để ta biết được quần thể đó đang ở trạng thái khai thác như thế nào. Từ đó có các biện pháp khai thác, sử dụng cũng như phục hồi một cách hợp lý. 
 - GV dẫn dắt: Quần thể còn được đặc trưng bởi sự phân bố cá thể của quần thể.
- GV chiếu hình 37.3 và yêu cầu học sinh quan sát tranh 
(?) GV: Cho biết có mấy kiểu phân bố cá thể trong quần thể? Kiểu phân bố nào là phổ biến nhất?
 ( Phân bố theo nhóm là phổ biến nhất)
- GV chiếu một số ví dụ mô tả cho phân bố theo nhóm: Các nhóm cây bụi; đàn trâu rừng.
(?) GV: Em hãy nhận xét: Đặc điểm của các cá thể trong mỗi nhóm ở hình ảnh trên?
( Các cá thể tập trung thành từng nhóm ở nơi có điều kiên tốt nhất)
GV: Từ các ví dụ này, GV yêu cầu học sinh định nghĩa thế nào là phân bố theo nhóm?
- GV yêu cầu học sinh quan sát các ví dụ và kết hợp bảng 37.2 , trang 164, SGK để trình bày các đặc điểm của kiểu phân bố này?
- GV: Vậy phân bố theo nhóm có ý nghĩa gì?
- GV chiếu hình ảnh minh họa cho kiểu phân bố này: Cây thông trong rừng thông, chim cánh cụt, dã tràng...
- GV: Từ các ví dụ kết hợp SGK cho biết đặc điểm của phân bố đồng đều?
- GV: Vậy phân bố đồng đều có ý nghĩa gì?
- GV chiếu một số hình minh họa ví dụ cho kiểu phân bố này: Cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các quần thể ấu trùng sâu bọ nở từ trứng, quần thể sâu cải... Sau đó yêu cầu học sinh trình bày đặc điểm của kiểu phân bố này?
(?) GV: Kiểu phân bố này có ý nghĩa gì?
- GV: Sự phân bố của các cá thể trong quần thể có vai trò gì? 
- GV dẫn dắt: Ngoài 3 đặc trưng chúng ta vừa tìm hiểu thì mật độ cá thể của quần thể cũng là một đặc trưng của quần thể, và đây được xem là một trong những đặc trưng quan trọng nhất. Vậy vì sao nó lại được xem là quan trọng nhất? ta cùng nghiên cứu ở mục IV.
- GV đưa ra VD về mật độ:
+ Mật độ dân số của nước ta( 2013): 271 người/ km2
+ Mật độ cá nuôi trong ao là: 2-3 con/ m3 nước
+ Mật độ cây thông : 1000 cây/ha
GV: Đơn vị tính của mật độ trong các VD trên?
GV: Từ các VD trên, hãy phát biểu KN mật độ?
- GV yêu cầu học sinh cho một số ví dụ.
- GV: Mật độ cá thể của quần thể có thay đổi hay không? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV kết luận và cho một số ví dụ minh họa. Số lượng cá thể của quần thể ếch tăng nhanh vào mùa mưa, từ đó tăng mật độ cá thể trong quần thể. Hay mật độ cá thể của quần thể muỗi tăng nhanh vào mùa hè.
(?) Vậy vì sao trong các đặc trưng thì mật độ cá thể là quan trọng nhất?
- GV: Chiếu một hình ảnh về ao nuôi cá lóc.
(?) Nếu như ta thả cá nhiều làm mật độ cá thể tăng quá mức cho phép?
( Các cá thể cạch tranh nhau về thức ăn à nhiều cá thể bé và yếu thiếu thức ăn à chậm lớn và có thể bị chết dẫn đến số lượng giảm). Lúc này quần thể phải điều chỉnh mật độ cá thể trong quần thể giúp đảm bảo khai thác hiệu quả 
I. Tỷ lệ giới tính.
- Khái niệm: Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
- Tỷ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1, tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian sống và điều kiện sống
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính:
+ Điều kiện môi trường sống: mùa sinh sản, nhiệt độ
+ Đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê
+ Đặc điểm sinh lí
+ Điều kiện dinh dưỡng
- Ý nghĩa: Tỷ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
II. Nhóm tuổi
- Nhóm tuổi là tập hợp các cá thể cùng tuổi đặc trưng cho quần thể
- 3 nhóm tuổi:
Nhóm tuổi trước sinh sản.
 Nhóm tuổi sinh sản.
Nhóm tuổi sau sinh sản.
- Có 3 dạng tháp tuổi:
Dạng phát triển ð quần thể trẻ.
Dạng ổn định ð quần thể trưởng thành.
Dạng suy giảm ð quần thể già
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nhóm tuổi:
Điều kiện sống của môi trường: nguồn sống, điều kiện khí hậu, dịch bệnh
Đặc điểm sinh sản
( VD: tập tính của loài cá hồi=> QT không có nhóm tuổi sau sinh sản)
- Ý nghĩa : 
+ Về mặt sinh học: Cấu trúc thành phần nhóm tuổi cho thấy khả năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai.
+ Về thực tiễn: Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
III. Sự phân bố cá thể của quần thể
- Có 3 kiểu phân bố cá thể:
Phân bố theo nhóm.
Phân bố đồng đều.
Phân bố ngẫu nhiên
1. Phân bố theo nhóm
- Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố mà các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.
- Đặc điểm:
+ Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
- Ý nghĩa: Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
2. Phân bố đồng đều.
- Đặc điểm: 
+ Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
+ Ít gặp
- Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
3. Phân bố ngẫu nhiên.
- Đặc điểm: Gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
- Ý nghĩa: Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
* Kết luận chung: Sự phân bố các cá thể trong không gian tạo thuận lợi cho các cá thể khai thác tối ưu nguồn sống trong những môi trường khác nhau.
IV. Mật độ cá thể
- Khái niệm: Mật độ là số lượng cá thể trên một đơn vị diên tích của quần thể
- Mật độ cá thể của quần thể thay đổi theo mùa, năm, hoặc theo điều kiện sống.
- Mật độ cá thể là quan trọng nhất vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
IV. Củng cố: (4 phút)
 Câu 1: Để đàn gà nuôi phát triển ổn định, đỡ lãng phí thì tỷ lệ trống/mái hợp lý nhất là:
1/1
2/1
2/3
1/4 
Câu 2: Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên:
Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định.
Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái.
Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ.
Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. 
Câu 3: Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng ở dạng tháp tuổi nào?
Dạng suy vong
Dạng ổn định 
Dạng phát triển
Tùy từng loài
Câu 4: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 
Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới:
Cấu trúc tuổi của quần thể.
Kiểu phân bố cá thể của quần thể.
Khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. 
Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Đáp án: 
	Câu 1: D
	Câu 2: D
	Câu 3: B
	Câu 4:B
	Câu 5:C
V. Dặn dò. 
- Về nhà làm các bài tập SGK trang 165, đồng thời đọc trước bài 38 để chuẩn bị cho tiết học sau.
VI. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
...

File đính kèm:

  • docBai_37_Cac_dac_trung_co_ban_cua_quan_the_sinh_vat_20150726_112017.doc