Giáo án Sinh học 11 - Tiết 41 - Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

1. Thức ăn.

- Ví dụ: Thiếu Pr động vật chậm lớn rễ mắc bệnh.

- Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.

2. Nhiệt độ.

- Ví dụ: Vào mùa đông lạnh giá gia xúc chậm lớn hoặc chết.

- Mỗi loài sinh vật có một giới hạn nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển. Khi nhiệt động quá cao hoặc quá thấp ngoài giưói hạn đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 7744 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 41 - Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/03/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 41:
Bài 39.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT.
(Tiếp theo)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
 	- Nêu được vai trò của nhân tố bên ngoài như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
 	- Vận dụng được kiến thức về sinh trưởng và phát triển để đề ra một số biện pháp điều kiển sinh trưởng và phát triển của động vật và con người.
 2. Kĩ năng
 	- Rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn, tổng hợp và phân tích.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Trong bài giáo viên sử dụng ví dụ cụ thể có trong đời sống có liên quan đến sinh trưởng và phát triển của động vật, phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Hãy đọc SGK và vận dụng các kiến thức thực tiễn để hoàn thành phiếu học tập.
Các nhân tố ngoại cảnh
Ví dụ
Tác động ảnh hưởng
Thức ăn
Nhiệt độ
ánh sáng
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1: Nêu ảnh hưởng của các hôcmôn đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống? Vào tuổi dạy thì của nam và nữ hoocmôn nào tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về tâm sinh lý?
Câu 2: : Nêu ảnh hưởng của các hôcmôn đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống? Giải thích tại sao thiếu iốt là gây ra bướu cổ, trí tuệ chậm phát triển, chịu lạnh kém? 
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Các nhân tố bên ngoài – Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sự sinh trưởng và phát triển ở Động vật.
- Thời gian: 25 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình SGK
- Cách tiến hành:
+B1: GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm trong thời gian 10 phút hoàn thiện phiếu học tập:
+B2: HS Thảo luận nhóm trong thời gian 10 phút để hoàn thiện phiếu học tập.
+B3: GV điều khiển các nhóm thảo luận và yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+B4: HS: Cử đại diện nhóm trình bày và nhận xét các nhóm khác.
+B5:GV: Nhận xét sự thảo luận của các nhóm và chính xác kiến thức.
+B6: GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh SGK và những nhân tố có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của con người trong giai đoạn phôi thai?
+B7: HS: Trả lời câu hỏi.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật và người. 
- Mục tiêu: Nêu được mmột số biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở Động vật.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1:GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi :
- Hãy kể tên các biện pháp nhằm cải tạo giống vật nuôi mà em biết? Nhứng biện pháp đó có vai trò gì?
- Cải thiện môi trường sống cho vật nuôi cần cải thiện những vấn đề gì? ở địa phương em có những biện pháp gì để cải biến môi trường sống cho vật nuôi?
- Nêu các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng dân số ở nước ta? Vai trò của từng biện pháp đó? 
HS: Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi.
+B2: GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh SGK.
+B3: HS: Trả lời câu hỏi.
II. NHÂN TỐ BÊN NGOÀI.
1. Thức ăn.
- Ví dụ: Thiếu Pr động vật chậm lớn rễ mắc bệnh.
- Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.
2. Nhiệt độ.
- Ví dụ: Vào mùa đông lạnh giá gia xúc chậm lớn hoặc chết.
- Mỗi loài sinh vật có một giới hạn nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển. Khi nhiệt động quá cao hoặc quá thấp ngoài giưói hạn đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
3. Ánh sáng.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật theo nhiwuf cách:
 + Nhứng ngày trời rét động vật mất nhiệt cần cho chúng phơi năng.
 + Tia tử ngoại của ánh sáng gây biến đổi tiền vitamin D thành vitamin D, chuyển hoá canxi hình thành xương.
* Riêng đối với con người có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển đặc biệt giai đoạn phôi thai. Ví dụ ( tự lấy).
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI.
1. Cải tạo giống.
 - Con người áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, cấy truyền phôi… để tạo ra những giống vật nuôi có tố độ ST và PT nhanh, năng suất cao và thích nghi tốt.
2. Cải thiện môi trường sống của động vật.
 - Cải thiện thức ăn, chuồng trại, chế độ chăm sóc… để thay đổi tốc độ ST và PT của vật nuôi.
3. Cải thiện chất lượng dân số.
- Các biện pháp như:
 + Cải thiện chế độ dinh dưỡng.
 + Luyện tập TDTD.
 + Tư vấn dị truyền.
 + Chống lạm dụng chất kích thích đặc biệt với phụ nữ mang thai….
4. Củng cố: 
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật và những biện pháp điều kiện sinh trưởng và phát triển của động vật. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
Câu 1:Tại sao cải tạo giống lại làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất của vật nuôi?
Câu 2: Việc ấp trứng của các loài chim có tắc dụng gì? 
5. Hướng dẫn về nhà: GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 40.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 41.doc
Giáo án liên quan