Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Hoạt động I: Tìm hiểu: I. khái niệm chung về sinh sản.– Cả lớp.

 GV lấy ví dụ về sinh sản và yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi :

- Sinh sản là gì?

HS: Trả lời:

Hoạt động II: Tìm hiểu: Sinh sản vô tính.– Cả lớp.

 GV lấy ví dụ về sinh sản vô tính và yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi :

- Sinh sản vô tính là gì?

HS: Trả lời:

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/03/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 43:
Bài 41.
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT. 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính ở thực vật, Thấy được những ưu điểm của sinh sản vô tính.
 	- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính và các phương pháp sinh sản vô tính thường dùng trong đời sống.
 	- Nêu được ý nghĩa của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người.
 2. Kĩ năng
 	- Rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn, tổng hợp và phân tích.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 41.1, 41.2 SGK và phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Hãy đọc SGK và vận dụng các kiến thức thực tiễn để hoàn thành phiếu học tập.
 	Câu 1: Kể tên các thực vật có hình thức sinh sản bằng bào tử? Nêu con đường phát tán của bào tử? 
 	 Câu 2: Kể tên một số thực vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng? Các thực vật đó sinh sản sinh dưỡng bằng bộ phận nào?
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1. Nêu ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng đến sinh trưởng phát triển của động vật?
 	Câu 2: Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người?
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: I. khái niệm chung về sinh sản.– Cả lớp. 
 GV lấy ví dụ về sinh sản và yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi :
- Sinh sản là gì? 
HS: Trả lời:
Hoạt động II: Tìm hiểu: Sinh sản vô tính.– Cả lớp. 
 GV lấy ví dụ về sinh sản vô tính và yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi :
- Sinh sản vô tính là gì? 
HS: Trả lời:
Hoạt động III: Tìm hiểu: Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.– Thảo luận nhóm. 
GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút hoàn thiện phiếu học tập:
- HS Thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút để hoàn thiện phiếu học tập.
 HS: Cử đại diện nhóm trình bày và nhận xét các nhóm khác.
GV: Nhận xét sự thảo luận của các nhóm và chính xác kiến thức.
Hoạt động IV: Tìm hiểu: Phương pháp nhân giống vô tính.– Cả lớp.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK để trả lời các câu hỏi:
 - Kể tên các kình thức ghép chồi, ghép cành thường dùng? Tại sao trong ghép cành phải cắt bỏ hết phần lá ở cành?
 - Nêu ưu điểm của sinh sản vô tính?
HS: Trả lời câu hỏi.
Hoạt động V: Tìm hiểu: Vai trò của sinh sản vô tính– Cả lớp.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK .
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN.
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT.
1. Sinh sản vô tính là gì?.
- Ví dụ: Từ một cây sắn chặt ra 10 khúc, mỗi khúc mọc thành 1 cây mới.
- Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
a. Sinh sản bằng bào tử.
- Có ở thực vật bào tử như rêu, dương xỉ.
- Có xen kẽ giữa sinh sản vô tính ( bào tử) và sinh sản hưu tính.
b. Sinh sản sinh dưỡng.
- Có ở thực vật bậc cao, cây con tạo thành từ một bộ phận của cây mẹ như: Cành, lá, củ, rễ…
3. Phương pháp nhân giống vô tính.
a. Ghép cành, chồi.
b. Chiết cành và giâm cành..
c. Nuôi cấy mô tế bào.
- Cơ sở: Lợi dụng tính toàn năng của tế bào, nuôi cấy các tế bào lấy từ cơ thể thực vật như lá, đỉnh sinh trưởng, hạt phấn… để nuôi cấy trong môi trường thích hợp, tạo ra cây con.
* Ưu điểm của sinh sản vô tính: Sớm cho thu hoạch, giữ được đặc tính của cây mẹ, phân cành thấp.
4. Vai trò của sinh sản vô tính.
 a. Đối với đời sống thực vật.. 
 Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.
b. Đối với con người.
 Bảo tồn giống tốt, nhân giống nhanh.
4. Củng cố: 
 	- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về sinh sản vô tính ở thực vật. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
Câu 1:Tại sao nói sinh sản vô tính luôn giữ được đặc tính của cây mẹ?
Câu 2: Kê tên các hình thức sinh sản vô tính thường dùng ở địa phương em? 
5. Hướng dẫn về nhà: GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 42.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 43.doc