Giáo án Sinh học 10 - Tiết 8 - Bài 9, 10: Tế bào nhân thực (tiếp)

GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết:

+ Bên ngoài màng sinh chất ở tế bào thực vật, nấm, vi khuẩn còn có thành phần nào?

+ Chức năng của các thành phần đó?

- GV: nhận xét HS trả lời và chính xác hóa kiến thức (cần phân biệt thành tế bào thực vật, nấm, vi khuẩn).

- GV hỏi HS: bên ngoài màng sinh chất ở người và động vật có cấu trúc gì? Chức năng của cấu trúc đó?

- GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2763 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 8 - Bài 9, 10: Tế bào nhân thực (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2014
Tiết 8 - Bài 9-10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp)
I. MỤC TIÊU.
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng.
1. Về kiến thức.
- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của các bào quan( lục lạp, không bào, lizôxôm) , màng sinh chất, các cấu trúc bên ngoài màng (thành tế bào, chất nền ngoại bào).
2. Về kỹ năng.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, làm việc theo nhóm nhỏ.
- Rèn kỹ tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. 
3. Về thái độ.
- Hình thành, củng cố niềm tin vào khoa học cho HS.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ phóng to hình 9.2 và 10.2 SGK Sinh học 10.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Tự tìm hiểu thông tin trong Sgk. Làm việc độc lập với sgk
	- Thảo luận nhóm
	- Trực quan- tìm tòi
	- Vấn đáp – tìm tòi
- Thuyết trình
IV: TIẾN TRÌNH
Ổn định trật tự lớp. (1p) – kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ (5p)
Câu hỏi: Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào?
Đáp án:
- Cấu tạo
+ Kích thước: 5 micrômét.
+ Được bao bọc bởi hai lớp màng, có nhiều lỗ nhân.
+ Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc( gồm ADN + prôtêin) và nhân con.
- Chức năng: 
+ Chứa thông tin di truyền của tế bào
+ Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lục lạp và các bào quan khác. (13p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
(?) Tại sao lá cây lại có màu xanh ? Liên quan đến chức năng gì ?
(?) Lục lạp có cấu tạo như thế nào ?
(?) Lục lạp có chức năng gì ?
Làm thế để biết lục lạp có chức năng quang hợp?
GV chuyển ý
(?) Không bào có cấu tạo như thế nào ?
HS:
(?) So sánh không bào ở TBTV và TBĐV ?
(?) Không bào có chức năng gì ?
GV chuyển ý
(?) Lizôxôm có cấu tạo và chức năng gì ?
.
Yêu cầu HS trả lời lệnh € Sgk/42
HS: Vì có chứa chất diệp lục.
 - Chức năng quang hợp
HS: quan sat hình vẽ và thông tin sgk -> trả lời.
HS nghiên cứu SGK và trả lời.
HS nghiên cứu SGK và trả lời.
HS nghiên cứu SGK và trả lời
HS nghiên cứu SGK và trả lời.
HS: TB bạch cầu có chức năng thực bào
5. Lục lạp (chỉ có ở thực vật):
- Cấu tạo:
+ Có 2 lớp màng bao bọc.
+ Bao gồm các hạt grana và chất nền. 
- Chức năng:
+ Là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).
6. Một số bào quan khác:
a. Không bào:
- Cấu tạo: 
+ Được bao bọc bởi một lớp màng.
+ Bên trong là dịch không bào chứa chất hữa cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
- Chức năng: Phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài sinh vật.
+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải, giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng (TBTV).
+ ở ĐV nguyên sinh có không bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.
b. Lizôxôm:
- Cấu tạo: Có dạng túi nhỏ, có 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân.
- Chức năng: 
+ Phân huỷ (tế bào già, tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, bào quan già).
+ Góp phần tiêu hoá nội bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về màng sinh chất. (15p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS quan sát H10.2 SGK trả lời câu hỏi:
+ Màng sinh chất cấu tạo từ những thành phần nào?
+ Mô tả sự sắp xếp của các thành phần đó?
- GV: sử dụng hình vẽ để đánh giá và bổ sung kiến thức.
- GV mở rộng: Tại sao cấu trúc của màng sinh chất được gọi là cấu trúc khảm – động?
- Tính chất khảm - động của màng sinh chất:
+ Khảm: Các phân tử protein sắp xếp xen kẽ vào lớp kép photpholipit.
+ Động:Các thành phần cấu trúc của màng có khả năng di chuyển trong phạm vi lớp kép photpholipit.
- GV hỏi HS: Dựa vào cấu trúc hãy dự đoán màng có chức năng gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để bổ sung kiến thức.
- GV: Khái quát chức năng của màng sinh chất.
(nói cho học sinh chức năng trao đổi chất một cách có chọn lọc chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở bài sau).
-GV: Có thể hỏi thêm là cấu trúc khảm động của màng sinh chất có ý nghĩa gì?
HS: Quan sát hình và trả lời.
+ Photpholipid có 2 đầu kị nước quay vào nhau và 2 đầu ưa nước quay ra ngoài.
+ Protein: gồm protein xuyên màng.
 protein bám màng.
- Ngoài ra còn có các thành phần: glycoprotein, cholesterol, glycolipit…
- Các thành phần này sắp xếp xen kẽ và có khả năng di chuyển trong phạm vi lớp kép photpholipit.
HS: Ghi nhớ
-HS: suy nghĩ trả lời
- HS: nghiên cứu SGK để bổ sung kiến thức và có thể lấy thêm ví dụ.
-HS: Từ chức năng của màng sinh chất phân tích ý nghĩa của tính chất khảm – động.
Màng sinh chất.
a.Cấu trúc:
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm – động.
- Gồm 2 thành phần chính là photpholipit và protein, ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định của màng.
b. Chức năng.
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (màng sinh chất có tính bán thấm).
- Thu nhận thông tin cho tế bào nhờ các protein thụ thể.
- Giúp tế bào nhận biết ra nhau và nhận biết ra tế bào lạ nhờ các glycoprotein đặc trưng. (Nhờ “dấu chuẩn”)
- Vận chuyển các chất nhờ protein màng..
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc bên ngoài màng sinh chất. (7p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết:
+ Bên ngoài màng sinh chất ở tế bào thực vật, nấm, vi khuẩn còn có thành phần nào?
+ Chức năng của các thành phần đó?
- GV: nhận xét HS trả lời và chính xác hóa kiến thức (cần phân biệt thành tế bào thực vật, nấm, vi khuẩn).
- GV hỏi HS: bên ngoài màng sinh chất ở người và động vật có cấu trúc gì? Chức năng của cấu trúc đó?
- GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
3. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
Thành tế bào
- Cấu tạo:
+ TV: cấu tạo bằng xenlulozo.
+ Nấm: cấu tạo bằng kitin.
+ Vi khuẩn: cấu tạo bởi peptidoglican.
- Chức năng:
+ Quy định hình dạng cho tế bào.
+ Bảo vệ tế bào.
Chất nền ngoại bào.
- Nằm ở ngoài màng sinh chất của người và động vật.
- Cấu tạo: Bằng các sợi glicoprotein kết hợp với các chất hữu cơ và vô cơ khác.
- Chức năng:
+ Giúp tế bào liên kết với nhau tạo thành mô nhất định.
+ Giúp tế bào thu nhận thông tin.
4. Củng cố .(3p)
HS đọc kết luận SGK trang 46.
Phân tích cấu trúc khảm – động của màng sinh chất?
5. Dặn dò (1p)
Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đọc trước bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

File đính kèm:

  • docBai 910 Te bao nhan thuc.doc
Giáo án liên quan