Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3 - Bài 2: Các giới sinh vật

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Nêu được các khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.

3. Thái độ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 10363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3 - Bài 2: Các giới sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2013.
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 3.
Bài 2. CÁC GIỚI SINH VẬT
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức: 
- Nêu được các khái niệm giới.
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).
2. Kỹ năng: 
- Kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3. Thái độ: 
B. PHƯƠNG PHÁP.
+ Hỏi đáp
+ Khám phá 
+ Diễn giảng.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình 2 SGK hoặc hình vẽ phóng to.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.
3. Bài mới:
Mở bài: Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú chúng được phân ra thành các giới khác nhau để tìm hiểu đó là những giới nào, đặc điểm ra sao đó là vấn đề cần giải quyết trong bai học hôm nay. Ghi tên bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV cho HS đọc SGK sau đó đặt vấn đề giới là gì?
Thế giới động vật được phân loại thành các nhóm theo thứ tự như thế nào?
HS: Trả lời đươc nôi dung:
Giới là đơn vị cao nhất, gồm giới TV và ĐV: Giới – ngành – lớp – họ - chi – loài. 
GV nêu rõ vao2 TK 20 giới dược phân thành 5 giới sinh vật còn trước đó có hệ thống phân loại gồm 3 lãnh giới là: 
- VSV cổ Archaea.
- VK Bateria.
- SV nhân thực Eukaryota gồm: Nsinh – Nấm – TV – ĐV. 
GV: Cho HS xem hình 2 giúp cho HS phân biệt được các giới.
GV: Từ tổ tiên chúng đi ra có mấy nhánh, nhánh thấp nhất là gì?
Sau HS trả lời GV dẫn ra kết luận củng cố.
GV: cho HS đọc sách GK phần 2 dể tìm đặc điểm chính của mỗi giới.
GV: Giới Khởi sinh: gồm những loài nào, chúng sống ở đâu, đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng như thế nào?
GV: Giới Nguyên sinh: gồm những SV nào, hình thức sinh trưởng ra sao?
HS: Đọc SGK để trả lời.
GV: Đặc điểm chung của giới nấm là gì? Hình thức sinh trưởng cua giới nấm, lấy ví dụ các dạng nấm?
GV hỏi:
- Đặc điểm chung của giới TV có những ngành nào, chúng bắt nguồn từ đâu?
- Vai trò của giới TV là gì đối với con người.
HS: Đọc sách và kiến thức thực tế để trả lời.
GV: Có những ngành nào trong giới ĐV, vai trò của giới Đv là gì đối với hệ sinh thái và con người.
HS: Đọc sách và kiến thức thực tế để trả lời.
* Tích hợp môi trường:
- Đa dạng sinh học thể hiện qua sự đa dạng sinh vật của các giới sinh vật
- Mỗi loài sinh vật trong sinh giới đều có vai trò quan trọng là những mắt xích không thể thiếu trong các chuỗi và lưới thức ăn, góp phần làm cân bằng sinh thái
- Có ý thức bảo vệ môi trường bảo vệ động vật quý hiếm bảo tồn đa dạng sinh học.Lên án các hành động săn bắt, giết thịt động vật hoang dã.
I. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI.
1. KHÁI NIỆM GIỚI.
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất gồm các ngành SV có chung những đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống phân loại SV.
a) Whitaker và Magulis chia thế giới SV làm 5 giới.
- Giới khởi sinh (Monera) nhân sơ.
- Giới nguyên sinh (Botista) nhân thực.
- Giới nấm.
- Giới TV (Plante).
- Giới ĐV (Animals).
b) Hệ thống 3 lãnh giới.
- VSV cổ.
- VK.
- SV nhân thực: Nguyên sinh, Nấm, TV và ĐV.
II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI.(SGK).
1.Giới Khởi sinh.
 Gồm các VK là sinh vật nhân sơ, đơn bào sống tự dưỡng, dị dưỡng hoăc kí sinh.
2. Giới Nguyên Sinh.
Tảo là SV nhân thực, sống tự dưỡng.
Nấm nhầy: SV nhân thực sống dị dưỡng
ĐVNS: SV nhân thực sống dị dưỡng.
3.Giới Nấm.
 Gồm những SV nhân thực có cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào chứa kitin kho6nhg có lục lạp, không có lông và roi. Hình thức sinh sản hữu tính nhờ bào tử là sinh vật dị hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.
4.Giới Thực Vật.
 Gồm SV nhân thực đa bào sống tự dưỡng phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống.
5.Giới ĐV.
Gồm SV nhân thực đa bào, sống dị dưỡng có khả năng di chuyển, cảm ứng nhanh.
Có vai trò quan đối với tự nhiên và con người.
Sơ đồ phân loại năm giới sinh vật
4. Củng cố: Hệ thống lại 5 giới – HS đọc khung tóm tắt để tổng kết và trả lời câu hỏi SGK.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 -Trả lời câu hỏi và chép khung tổng kết vào vở
 -Bài tập về nhà: em phải làm gì để bảo tồn tính đa dạng SV? 
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
..................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 3.doc