Giáo án Sinh học 10 - Tiết 27 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

- Tủ lạnh có nhiệt độ 40C ± 10C ức chế các vi khuẩn kí sinh gây bệnh

- VSV kí sinh trong động vật là VSV ưa ấm (30 – 400C)

- Vi khuẩn biển thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá

- Thức ăn có nhiều nước dẫn tới độ ẩm cao nên tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động

- Sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình), vi khuẩn lactic đã tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh (vì những vi khuẩn này thường sống trong điều kiện pH trung tính)

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 9775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 27 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2013
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 27:
Bài 27: 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
	1. Kiến thức: 
	 - Phân biệt được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ đó là: Phân đôi, ngoại bào tử, nảy chồi, bào tử đốt
 	 - Trình bầy được cách sinh sản phân đôi ở vi khuẩn
 - Nắm được được cách thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực đó là: Cố thể sinh sản bằng cách phân chia nguyên nhiễm hoặc bào tử vô tính hay hữu tính
 - Nêu được 1 số ứng dụng mà con người đã sử dụng yếu tố hóa học và lí học để khống chế vi sinh vật có hại
 	2. Kỹ năng: 
	 - Thu thập thông tin phát hiện kiến thức
 	 - Phân tích so sánh, khái quát hóa 
 	 - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
B. PHƯƠNG PHÁP.
	 - Vấn đáp, thuyết trình
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	 - Tranh quá trình phân đôi ở vi khuẩn
 	 - Tranh hình SGK phóng to
 	 - Phiếu học tập
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
	1.Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy lại quy trình làm sữa chua và muối chua rau quả
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Chất dinh dưỡng là gì? Chất dinh dưỡng có những loại nào?
- Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của vi sinh vật?
- GV giảng giải về nhân tố sinh trưởng và yêu cầu HS phân biệt VSV khuyết dưỡng và VSV nguyên dưỡng
- Vì sao có thể dùng VSV khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không? (có thể kiểm tra bằng cách đưa vi khuẩn này vào thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được tức là thực phẩm có triptôphan)
- Có những chất hóa học nào dùng để ức chế sự sinh trưởng của VSV?
- Nêu cơ chế tác động của các chất ức chế?
- Các chất ức chế sự sinh trưởng của VSV được ứng dụng vào thực tế như thế nào?
* Liên hệ:
- Hãy kễ những chất diệt khuẩn thường được dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình
- Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 10 –15 phút?
- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn hay không?
GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung câu hỏi “Tác động của yếu tố vật lí lên sự sinh trưởng của vi sinh vật ?”
* Liên hệ:
- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của VSV kí sinh động vật?
- Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng hơn cá sông?
- Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm vi khuẩn?
- Vì sao sữa chua không có VSV gây bệnh?
- Công nghệ xà phòng và chất tẩy rửa sử dụng 1 số enzim VSV. Theo em enzim này có đặc tính gì? (Ưa axit, ưa trung tính, ưa kiềm)
I. CHẤT HÓA HỌC
1. Chất dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa axit amin
VD: Các loại cabôhiđrat, protein, lipit, nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Bo, …
* Nhân tố sinh trưởng: Là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của VSV với 1 lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ.
- Dựa vào nhân tố sinh trưởng phân chia VSV thành 2 nhóm:
+ VSV khuyết dưỡng: Là VSV không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
+ VSV nguyên dưỡng: Là VSV tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
2. Chất ức chế sự sinh trưởng
(Kiến thức trong bảng trang 106 SGK)
* Liên hệ:
- Các chất diệt khuẩn thường dùng là cồn, nước Giaven, thuốc tím, thuốc kháng sinh,…
- Nước muối gây co nguyên sinh làm cho VSV không thể phân chia được; hoặc ngâm râu trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng oxi hóa rất mạnh
- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa thì VSV trôi đi
II. CÁC YẾU TỐ LÝ HỌC
- Tủ lạnh có nhiệt độ 40C ± 10C ức chế các vi khuẩn kí sinh gây bệnh
- VSV kí sinh trong động vật là VSV ưa ấm (30 – 400C)
- Vi khuẩn biển thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá
- Thức ăn có nhiều nước dẫn tới độ ẩm cao nên tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động
- Sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình), vi khuẩn lactic đã tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh (vì những vi khuẩn này thường sống trong điều kiện pH trung tính)
- Công nghệ xà phòng enzim có đặc tính ưa liềm
4. Củng cố
 	- HS đọc kết luận trong SGK
 	- Hình thức sinh sản ở VSV nhân sơ và nhân thực
 	 - Trả lời câu 1 SGK trang 108
5. Dặn dò
 	 - Học bài trả lời câu hỏi SGK
 	- Đọc mục “Em có biết”
 	- Chuẩn bị bài thực hành: Giống nấm men rượu, váng dưa, váng cà, nấm mốc ở cam, quýt, vi khuẩn khoang miệng.
 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
	........................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 27.doc