Giáo án Sinh học 10 - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

II. Vận chuyển chủ động

1. Khái niệm: Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao(ngược dốc nồng độ) và có sự tiêu tón năng lượng.

2. Cơ chế:

- ATP + prôtein đặc chủng cho từng loại cơ chất.

- Prôtein biến đổi chất để đưa ra ngoài tế bào hay đưa vào bên trong tế bào.

III. Nhập bào và xuất bào:

1. Nhập bào: là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.

- Thực bào: TBĐV ăn các hợp chất có kích thước lớn(chất rắn) nhờ các enzim phân huỷ.

- ẩm bào: đưa các giọt dịch vào tế bào.

2. Xuất bào: Các chất thải trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào.

 

docx4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 13878 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/10/2014	Tuần học : 11
Ngày dạy : 26/10/2014	Tiết PPCT: 11
BÀI 11- VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS có thể:
1. Kiến thức:
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch (ưu trương, nhược trương và đẳng trương).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, khai thác thông tin từ hình ảnh.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ: Theo tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học THPT, liên hệ:
- mục I- Vận chuyển thụ động:
+ 
II. Chuẩn bị:	
1.Giáo viên:
- Giáo án.
- Phiêu học tập 
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Đặc điểm
Điều kiện
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Học bài cũ và xem trước bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
 III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp. Kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV nhận xét bài kiểm tra 1 tiết. Và trả bài cho HS.
3. Bài mới:
Mở bài: GV làm 1 thí nghiệm nhỏ: mở lọ dầu gió và hỏi HS bàn đầu và HS bàn cuối xem có nhận thấy điều gì không?à dẫn dắt vào bài.
I. Tìm hiểu đặc điểm của kiểu vận chuyển thụ động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV căn cứ vào thí nghiệm ban đầu, đặt câu hỏi phát vấn:
+ Tại sao ban đầu em ko ngửi thấy mùi dầu gió nhưng sau đó lại ngửi thấy?
+ quá trình vận chuyển này có tiêu tốn năng lượng hay không?
à thế nào là vận chuyển thụ động?
- VC thụ động dựa trên nguyên lí gì? Nêu nội dung của nguyên lí đó.
- Chất tan khuếch tán qua màng bằng mấy cách? Đặc điểm của các chất tan được vận chuyển?
- Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán của các chất?
- GV yêu cầu HS tham khảo SGK,phân biệt 3 môi trường: ưu trương, nhược trương và đẳng trương.
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức cho HS.
- Do khoảng cách xa nên khuếch tán chậm.
- không tiêu tốn năng lượng
- HS nêu khái niệm.
- Vận chuyển thụ động dựa trên nguyên lí khuếch tán: vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nông độ thấp.
- bằng 2 cách: khuếch tán trực tiếp (các chất không phân cực và có kích thước nhỏ) và khuếch tán qua kênh (các chất phân cực, các ion và kích thước phân tử lớn).
- Kích thước chất tan và nồng độ các chất tan bên trong và bên ngoài tế bào.
- HS tham khảo SGK trả lời.
* Tiểu kết:
I. Vận chuyển thụ động
1. Khái niệm:
- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển của các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, mà không tiêu tốn năng lượng.
Nguyên lý : sự khuếch tán các chất tan (nước khuếch tán qua màng SC gọi là sự thẩm thấu).
2. Các cách vận chuyển qua màng:
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipid kép: các chất không phân cực và có kích thước nhỏ (CO2, 02, ...).
- Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng: các chất phân cực, các ion và kích thước phân tử lớn (glucozo).
- Khuếch tán qua kênh protein đặc biệt (aquaporin): các phân tử nước_gọi là sự thẩu thấu
4. Khái niệm môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương:
- Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan có trong tế bào.
- Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan có trong tế bào.
- Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất tan có trong tế bào.
II. Tìm hiểu đặc điểm vận chuyển chủ động, nhập bào và xuất bào.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: Vận chuyển chủ động
Yêu cầu HS quan quát hình 11.1 c và đặt câu hỏi: (chiếu đoạn clip về vận chuyển chủ động).
+ Thế nào là vận chuyển chủ động? 
+ rút ra cơ chế của vận chuyển chủ động?
- GV đặt câu hỏi: Tại sao trong tế bào cần có sự vận chuyển chủ động ?
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức cho HS.
Hoạt động II: Nhập bào và xuất bào
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 11.2 sgk 
- Hãy mô tả cách lấy thức ăn và tiêu hoá của động vật nguyên sinh?
- Cách thức này có gì khác so với 2 hình thức vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động?
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức cho HS.
- Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao(ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng. 
- Cần “ máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.
- Để đảm bảo cho sự sống diễn ra bình thường.
- HS quan sát hình, kết hợp kiến thức trong SGK trả lời câu hỏi.
- Khác là có sự biến dạng của màng sinh chất.
* Tiểu kết: 
II. Vận chuyển chủ động
1. Khái niệm: Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao(ngược dốc nồng độ) và có sự tiêu tón năng lượng.
2. Cơ chế: 
- ATP + prôtein đặc chủng cho từng loại cơ chất.
- Prôtein biến đổi chất để đưa ra ngoài tế bào hay đưa vào bên trong tế bào.
III. Nhập bào và xuất bào:
1. Nhập bào: là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Thực bào: TBĐV ăn các hợp chất có kích thước lớn(chất rắn) nhờ các enzim phân huỷ.
- ẩm bào: đưa các giọt dịch vào tế bào. 
2. Xuất bào: Các chất thải trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào.
4. Củng cố:
-GV củng cố cho HS bằng cách cho HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Đặc điểm
Điều kiện
- Tại sao khi ngâm rau, cho muối quá nhiều thì rau sẽ bị héo?
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc trước nội dung bài mới: bài 12- Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxbai 11 van chuyen cac chat qua mang sinh chat.docx