Giáo án Sinh 9 bài 57: Ô nhiễm môi trường (tt)

*Hoạt động 1. Vào bài: Môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, chúng ta cần có biện pháp để hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta và bảo vệ cho các thế hệ mai sau. Vậy hạn chế ô nhiễm bằng cách nào:

*Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

-Mục tiêu:

+Nêu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

+ Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững , qua đó nâng cao y thức bảo vệ môi trường sống của học sinh.

-GV hướng dẫn HS quan sát hình 55.1->55.4 và phân tích cho HS biết được các biện pháp nhằm ô nhiễm môi trường

-HS thu nhận kiến thức

-GV cho HS trả lời câu hỏi sau:

 

docx5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 bài 57: Ô nhiễm môi trường (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)
Bài 55 Tiết: 57 
Tuần dự:
Ngày soạn: 07/03/2015
Ngày dự: 10/03/2015
Người soạn: Lê Thị Thu An
I-MỤC TIÊU: 
 1/ Kiến thức:
 HS biết: 
-Nêu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
-Nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
HS hiểu:
-Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao y thức bảo vệ môi trường của học sinh.
2/ Kỹ năng:
-Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin để biết được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
-Kỹ năng phát triển tư duy
-Kỹ năng hoạt động nhóm
-Kỹ năng tự tin trình bày trước tổ
3/ Thái độ:
-Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường 
II/- TRỌNG TÂM: Hạn chế ô nhiễm môi trường
III/- CHUẨN BỊ:
a/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 55.1 đến 55.4 SGK , bảng phụ ghi nội dung bảng 55
b/ Học sinh: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học. Đọc trước nội dung bài
IV/- TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2/ Kiểm tra miệng:
Câu 1: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?
Trả lời: -Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
	-Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
	-Do các chất phóng xạ
	-Do các chất thải rắn
	-Do sinh vật gây bệnh
Câu 2: Vì sao khi ăn rau, quả thường bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật?
Trả lời:Vì con người sử dụng thuốc không đúng cách (sai loại thuốc,dùng quá liều,thu hoạch quá sớm)
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1. Vào bài: Môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, chúng ta cần có biện pháp để hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta và bảo vệ cho các thế hệ mai sau. Vậy hạn chế ô nhiễm bằng cách nào:
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
-Mục tiêu: 
+Nêu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
+ Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững , qua đó nâng cao y thức bảo vệ môi trường sống của học sinh.
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 55.1->55.4 và phân tích cho HS biết được các biện pháp nhằm ô nhiễm môi trường
-HS thu nhận kiến thức
-GV cho HS trả lời câu hỏi sau:
? Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí?
HS suy nghĩ trả lời:
+ Phương tiện giao thông
+ Sản xuất công nghiệp
+ Cháy rừng
+ Đun nấu trong gia đình
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét.
? Nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm nguồn nước?
HS: + Do các chất thải từ các nhà máy, khu dân cư, thuốc bảo vệ thực vật.
GV nhận xét và liên hệ thực tế về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từ đó giáo dục HS.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 55 SGK (4 phút)
HS thảo luận và báo cáo kết quả:
a,b,d,g,e,i,k,l,m
c,d,e,g,i,k,l,m
g.k.l.n
e.g.h.k.l,m
g,k,l,n
d,e,g,k,l,m,n
g,k
k,p,o
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét
GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận các biện pháp nào là hạn chế ô nhiễm môi trường không khí?
HS rút ra kết luận
GV liên hệ thực tế hiện tượng thủng tầng ozon là do hoạt động của con người làm xuất hiện nhiều khí 
GV giải thích về việc nên trồng nhiều cây xanh: Hạn chế bụi, điều hòa khí hậu.
o GV treo tranh 55.2 cho học sinh quan sát và cho biết:
? Những biện pháp nào nhẳm hạn chế ô nhiễm môi trường nước
-Xây dựng hệ thống cấp, thải và xử lí nước thải
Những biện pháp nào nhằm hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
(Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó nên tăng cường các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại)
o GV treo tranh 55.4 cho HS quan sát và trả lời:
? Các biện pháp nhằm hạn chế do chất thải rắn?
Quản lí chặt chẽ chất thải rắn: thu gọn rác
Xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng.
GV nhận xét
? Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ?
? Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn bằng cách nào?
III/ Hạn chế ô nhiễm môi trường
1/ Hạn chế ô nhiễm không khí
Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
Sử dụng năng lượng gió, mặt trời
Trồng nhiều cây xanh
2/ Hạn chế ô nhiễm môi trường nước
-Tạo bể lắng, lọc nước thải
-Các khu công nghiệp hay khu dân cư cần có hệ thống xử lí nước thải
3/ Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật 
Trồng rau sạch
Tăng cường các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại
Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn
4/ Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
Thu gọn rác -> phân loại (rác tái sinh và rác không tái sinh)
Xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng.
5/ Hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ
-Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất phóng xạ
6/ Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn
-Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
-Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu 1: Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường?
Trả lời: Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người
.
Câu 2: Nêu các biện pháp và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường?
Trả lời: Phải hành động để phòng chống ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường hôm nay và cho mai sau.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đối với bài học tiết này: Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Đối với bài học tiết sau: Đọc trước bài thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.

File đính kèm:

  • docxSINH_9.docx
Giáo án liên quan