Giáo án Sinh 9 bài 50: Hệ sinh thái

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh) trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn đỉnh.

 - Ví dụ: rừng nhiệt đới

-Các thành phần của hệ sinh thái:

+ Nhân tố vô sinh

+ Sinh vật sản xuất (thực vật)

+Sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật)

+Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm .)

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 bài 50: Hệ sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26	Ngày soạn: 27/02/2015
Tiết: 52	Ngày dạy: 03/03/2015
Bài 50: HỆ SINH THÁI
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: - Nêu được các khái niệm hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
2/ Kĩ năng: - Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn
 - Vận dụng bài học giải thích hiện tượng thực tế
3 Thái độ: - Có lòng yêu thiên nhiên. Ýù thức xây dựng mô hình sản xuất bền vững.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:	
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hệ sinh thái: rừng nhiệt đới, savan, rừng ngập mặn Tranh một số động vật được cắt rời: con thỏ hổ, sư tử, chuột, dê, trâu  
2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ôån định lớp: 9A1
 9A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là quần xã sinh vật? Lấy ví dụ 2 quần xã sinh vật.
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Vậy giữa các sinh vật và môi trường có mối quan hệ gì? 
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV chiếu H50.1 SGK. Hướng dẫn HS quan sát
+ Thế nào là hệ sinh thái?
+ Hệ sinh thái gồm những thành phần nào?
- Gv yêu cầu thảo luận trả lời các câu hỏi ở mục sgk tr150.
+Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng?
+Lá và những cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?
+Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?
+Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?
+Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết cây gỗ lớn, cỏ thì điều gì sẽ sảy ra với ĐV? Vì sao?
+Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới gồm những thành phần nào?
+Các quần thể sinh vật có mối quan hệ chính nào?
+ Lấy ví dụ hệ sinh thái.
-Hs quan sát hình 50.
+ Gồm quần xã và khu vực sống của quần xã
+ 4 thành phân:
+Thành phần vô sinh đất, nước, nhiệt độ: hữu sinh là động thực vật 
+Là thức ăn của vi khuẩn nấm
+Là thức ăn nơi ởû của động vật 
+Động vật ăn thực vật phụ phấn và bón phân cho thực vật 
+Mất nguồn thức ăn, nơi ở, nước, khí hậu thay đổi.
+Nhân tố vô sinh, hữu sinh , nguồn cung cấp thức ăn giữa sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng->tạo thành vòng khép kín 
+ Quan hệ dinh dưỡng.
+Như tiểu kết.
Tiểu kết: - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh) trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn đỉnh. 
 - Ví dụ: rừng nhiệt đới 
-Các thành phần của hệ sinh thái: 
+ Nhân tố vô sinh 
+ Sinh vật sản xuất (thực vật)
+Sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật)
+Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm..)
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỠI THỨC ĂN 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+ Thế nào là chuỗi thức ăn?
- GV hướng dẫn HS nhìn theo chiều mũi tên: sinh vật đứng trước là thức ăn cho sinh vật cho sinh vật đứng sau mũi tên.
-Gv cho hs làm bài tập mục sgk tr152 
-Gv gọi nhiều hs viết chuỗi thức ăn và các em ở dưới viết vào giấy 
-Gv chữa và yêu cầu hs nắm được nguyên tắc viết chuỗi thức ăn 
-Gv giới thiệu một chuỗi thức ăn điển hình: cây ->sâu ăn lá->cầy->đại bàng->sinh vật phân huỷ. Gv phân tích: Cây là sinh vật sản xuất. Sâu, cầy đại bàng là sinh vật tiêu phụ các bậc 1.2.3. Sinh vật phân huỷ: nấm vi khuẩn.
+Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống tr152 sgk (đáp án: trước, sau)
+Sâu ăn lá cây tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
+Một chuỗi thức ăn gồm những thành phần sinh học nào?
+ Các chuỗi thức ăn trên có thể viết chung vào một sơ đồ không có? Dựa vào đâu?
+ Thế nào là lưới thức ăn?
+ Lưới thức ăn gồm những thành phần nào?
- GV mở rộng: Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu từ thực vật hay từ sinh vật bị phân giải. Sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái tạo thành chu trình khép kín. Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái tức là dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn bị tiêu hao rất nhiều qua tháp sinh thái
- Liên hệ: Trong thực tiễn sản xuất người nông dân có biện pháp kĩ thuật gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật
- HS trả lời như SGK
- HS làm bài tập ( cây cỏ-> chuột-> rắn; sâu -> chuột -> rắn)
- HS lắng nghe
+ Sinh vật đứng trước là thức ăn cho sinh vật đứng sau-> quan hệ thức ăn
+ Trả lời theo sơ đồ
+ Một chuỗi thức ăn gồm 3 đến 5 thành phần sinh vật
+ Có. Dựa vào các mắt xích chung.
+ Tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
+ 3 thành phần
- Thả nhiều loại cá trong ao, dự trữ thức ăn cho động vật trong mùa khô hạn
Tiểu kết: 1/ Chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ
 2/ Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn: bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
- Lưới thức ăn gồm: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố: 
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk
- Viết một số VD về chuỗi thức ăn, tìm mắt xích chung về lưới thức ăn
2/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở hướng dẫn học sinh ôn tập kiểm tra 1 tiết
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_50_He_sinh_thai_20150726_110034.doc