Giáo án Sinh 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

IV- Tiến trình lên lớp:

1. On định:

2. Bài cũ:

? Có thể tìm thấy trùng roi xanh ở đâu? Chúng có cấu tạo và cách di chuyển như thế nào?

? Trình bày đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh? Nhờ đâu mà chúng có khả năng hướng sáng?

3. Bài mới:

* Mở bài: Chúng ta tiếp tục nghiên cứu một số đại diện khác của ngành động vật nguyên sinh: trùng biến hình và trùng giày.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7641 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	Ngày soạn: 24/ 8/2012
Tiết 5	Ngày dạy: 27/ 8/ 2012
 Bài 5:	TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY 	
I- Mục tiêu: 
Kiến thức: 
HS nêu được đặc điểm cấu tạo di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
HS thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày → đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
Kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II- Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
III – Phương tiện – Đồ dùng dạy học:
Hình phóng to 5.1, 5.2, 5.3 trong SGK.
Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh.
Phiếu học tập: 
STT
 Tên động vật 
Đặc điểm 
Trùng biến hình
Trùng giày
1
 Cấu tạo
 Di chuyển
2
 Dinh dưỡng
3
 Sinh sản
IV- Tiến trình lên lớp:
Oån định:
Bài cũ:
? Có thể tìm thấy trùng roi xanh ở đâu? Chúng có cấu tạo và cách di chuyển như thế nào?
? Trình bày đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh? Nhờ đâu mà chúng có khả năng hướng sáng?
Bài mới:
* Mở bài: Chúng ta tiếp tục nghiên cứu một số đại diện khác của ngành động vật nguyên sinh: trùng biến hình và trùng giày.
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm → hoàn thành phiếu học tập.
- Quan sát hoạt động của các nhóm để hướng dẫn, đặc biệt là nhóm học yếu.
- Kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài.
- Tìm hiểu số nhóm có câu trả lời đúng và chưa đúng (nếu còn ý kiến chưa thống nhất → GV nên phân tích để HS lựa chọn lại).
- Cho HS theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.
- Lưu ý giải thích 1 số vấn đề cho HS:
 + Không bào tiêu hoá ở động vật nguyên sinh hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể.
 + Trùng giày: Tế bào mới chỉ có sự phân hoá đơn giản, tạm gọi là rãnh miệng và hầu chứ không giống như ở con cá, gà.
 + Sinh sản hữu tính ở trùng giày là hình thức tăng sức sống cho cơ thể và rất ít khi sinh sản hữu tính.
- Cho HS tiếp tục trao đổi:
 (?) Trình bày quá trình bắt mồi và tiêu hoá mồi của trùng biến hình? (BT trong SGK)
 (?) Không bào co bóp ở trùng giày khác trùng biến hình như thế nào?
 (?) So sánh số lượng nhân và vai trò của nhân ở trùng biến hình và trùng giày?
 (?) Quá trình tiêu hoá ở trùng giày và trùng biến hình khác nhau ở điểm nào?
- Cá nhân tự đọc các thông tin ¢ SGK trang 20, 21.
- Quan sát hình 5.1, 5.2, 5.3 SGK trang 20, 21, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
 Yêu cầu nêu được:
 + Cấu tạo: Cơ thể đơn bào.
 + Di chuyển: Nhờ bộ phận của cơ thể: lông bơi, chân giả.
 + Dinh dưỡng: Nhờ không bào tiêu hoá, bài tiết nhờ không bào co bóp.
 + Sinh sản: Vô tính, hữu tính.
- Đại diện nhóm lên ghi câu trả lời → nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Theo dõi phiếu chuẩn, tự sửa chữa (nếu cần).
- Nghe.
- Yêu cầu:
 + Hoàn thành BT điền vào ô trống
 + Trùng biến hình đơn giản.
 Trùng giày phức tạp.
 + Trùng giày: 1 nhân dinh dưỡng và 1 nhân sinh sản.
 Trùng biến hình 1 nhân điều khiển toàn bộ hoạt động.
 + Trùng giày đã có Enzim để biến đổi thức ăn.
* Kết luận: Nội dung phiếu học tập.
Củng cố: 	
(?) Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào?
Dặn dò:
Học bài theo phiếu học tập và kết luận trong SGK.
Đọc mục: “Em có biết”.
Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập.
Phiếu học tập: Tìm hiểu trùng biến hình và trùng giày
STT
 Tên động vật 
Đặc điểm 
Trùng biến hình
(Lớp trùng chân giả)
Trùng giày
(Lớp trùng cỏ)
1
 Cấu tạo
- Là động vật đơn bào đơn giản nhất, gồm có:
 + Chất nguyên sinh lỏng,
 + Nhân.
 + Không bào tiêu hoá, không bào co bóp.
- Gồm 1 tế bào đã phân hóa thành nhiều bộ phận:
 + Màng cơ thể, 
 + Chất nguyên sinh,
 + Nhân lớn, nhân nhỏ,
 + 2 không bào co bóp, 
 + không bào tiêu hoá, rãnh miệng, hầu, lỗ thoát.
 + Lông bơi.
Di chuyển
- Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).
- Nhờ lông bơi.
2
 Dinh dưỡng
- Dị dưỡng: bắt mời và tiêu hóa nội bào (thực bào). Chất bã được thải ra ở vị trí bất kì trên cơ thể.
- Hô hấp: trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
- Bài tiết: không bào co bóp.
- Dị dưỡng: (Thực bào) Thức ăn qua rãnh miệng, hầu vào không bào tiêu hoá. Tại đây enzim biến thức ăn thành chất dinh dưỡng. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.
- Hô hấp: trao đổi khí qua màng cơ thể.
- Bài tiết: không bào co bóp.
3
 Sinh sản
 Vô tính: phân đôi cơ thể.
- Vô tính: phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
- Hữu tính: tiếp hợp.

File đính kèm:

  • docbai 5-2tr.doc
Giáo án liên quan