Giáo án Sinh 7 bài 22: Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông

1) Vỏ cơ thể:

- Vỏ cấu tạo bằng kitin ngấm canxi nên cứng cáp

 Vai trò: Che chở và là chỗ bám cho hệ cơ (bô xương ngoài)

 - Vỏ có sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

- Quan sát.

- Khi chết, vỏ tôm có màu hồng do mất đi sắc tố của vỏ.

2) Các phần phụ và chức năng

- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, thảo luận → điền bảng.

- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 22: Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày soạn: 26/ 10/ 2012
Tiết 23	Ngày dạy: 29/ 10/ 2012
CHƯƠNG 5: NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
 Bài 22	 Thực hành: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
 VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TÔM SÔNG
I – Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Biết được vì sao tôn được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi đời sống ở nước.
Trình bày được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh và mẫu.
Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
Kỹ năng sống:
Kỹ năng hợp tác nhóm, đảm nhận trách nhiệm được phân công, quản lí thời gian.
II – Phương pháp: thực hành, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
III – Thiết bị - Đồ dùng dạy học:
Tranh cấu tạo ngoài của tôm.
Mẫu vật: tôm sông: sống và chín.
Bình đựng mẫu vật.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, các mảnh giấy rời ghi tên, chức năng phần phụ.
IV – Tiến trình lên lớp:
Oån định
Bài cũ:
? Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
? Ngành thân mềm có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và đời sống con người? Ơû chợ địa phương em có những loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm?
Bài mới:
Giới thiệu về Ngành Chân khớp: số loài lớn; có các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.
Giới thiệu về Lớp Giáp xác.
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Tôm sông sống ở đâu?
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm → thảo luận nhóm các câu hỏi:
 ? Cơ thể tôm gồm mấy phần?
 ? Mỗi phần gồm có những bộ phận nào?
 ? Bóc một vài khoanh vỏ → nhận xét độ cứng của vỏ?
 ? Vỏ tôm có cấu tạo như thế nào?
 ? Vỏ có vai trò gì đối với cơ thể?
 ? Nhận xét màu sắc vỏ tôm?
- Cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau → giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau? (màu sắc môi trường → tự vệ)
 ? Khi tôm chết, vỏ tôm có màu gì? Vì sao?
- Yêu cầu HS quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ.
 " Hoàn thành bảng SGK trang 75.
- Treo bảng phụ gọi HS dán các mảnh giấy rời.
 ? Phần phụ nào có chức năng định hướng phát hiện mồi?
 ? Phần phụ nào có chức năng giữ và xử lí mồi?
 ? Phần phụ nào giúp tôm bò và bắt mồi?
 ? Vai trò bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng là của phần phụ nào?
 ? Lái và giúp tôm nhảy là phần phụ nào?
- Y/c HS quan sát tôm di chuyển trong bình chứa mẫu vật.
 ? Tôm có những cách di chuyển nào?
- Nơi sống: sông ngòi, ao hồ
- Các nhóm quan sát mẫu, đọc thông tin SGK tr.74, 75 → thảo luận.
- Cơ thể: gồm 2 phần:
 + Đầu – ngực: mắt kép, 2 đôi râu, các chân hàm, các chân ngực (càng, các chân bò)
 + Bụng: các chân bụng, tấm lái
1) Vỏ cơ thể:
- Vỏ cấu tạo bằng kitin ngấm canxi nên cứng cáp 
" Vai trò: Che chở và là chỗ bám cho hệ cơ (bô xương ngoài)
 - Vỏ có sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.
- Quan sát.
- Khi chết, vỏ tôm có màu hồng do mất đi sắc tố của vỏ.
2) Các phần phụ và chức năng
- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, thảo luận → điền bảng.
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ.
* Kết luận: 
- Phần đầu – ngực:
 + Mắt kép, 2 đôi râu: định hướng phát hiện mồi.
 + Chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
 + Chân ngực: Bò (chân bò) và bắt mồi (càng).
- Phần bụng:
 + Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).
 + Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.
3) Di chuyển:
- Quan sát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Các cách di chuyển của tôm: bò, bơi tiến và bơi giật lùi.
Hoạt động 2: Dinh dưỡng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 ? Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì?
 ? Tôm tiêu bắt mồi và tiêu hóa như thế nào?
 ? Dựa vào dặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm như thế nào?
 ? Vì sao người ta dùng thính thơm để làm mồi cất vó tôm?
 ? Tôm hô hấp nhờ bộ phận nào? Xác định trên mẫu vật?
 ? Tôm bài tiết nhờ bộ phận nào? Vị trí?
- Tiêu hoá:
 + Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
 + Càng bắt mồi, chân hàm nghiền thức ăn, miệng, hầu, tiêu hoá ở dạ dày (nhờ enzim do gan tiết ra), hấp thụ ở ruột.
- Kinh nghiệm: dùng thính rang thơm, cho vào vó để bắt tôm.
- Vì tôm có khứu giác rất phát triển, nhận biết thức ăn từ rất xa.
- Hô hấp: bằng mang.
- Bài tiết: qua tuyến bài tiết (nằm ở gốc đôi râu thứ 2)
Hoạt động 3: Sinh sản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát tôm:
 ? Phân biệt đâu là tôm đực, tôm cái?
 ? Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?
 ? Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?
* Kết luận:
- Tôm phân tính:
 + Đực: càng to.
 + Cái: Oâm trứng (bảo vệ).
- Ấu trùng qua lột xác nhiều lần mới thành tôm trưởng thành.
- Vì lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài làm tôm không lớn lên được, chúng phải lột bỏ lớp vỏ này.
Nhận xét tiết thực hành
Đánh dấu (X) vào câu trả lời đúng nhất.
Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì:
Cơ thể chia 2 phần: Đầu ngực và bụng.
Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau.
Thở bằng mang.
Có khứu giác phát triển
Tôm thuộc lớp giáp xác vì:
Vỏ cơ thể bằng kitin ngấm canxi nên cứng như áo giáp.
Tôm sống ở nước.
Phải lột xác để lớn lên.
Vì có vỏ cứng bao bọc đầu tôm
Đánh giá sự chuẩn bị của các nhóm, thái độ của HS trong giờ thực hành.
Yêu cầu HS dọn vệ sinh.
Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị thực hành (theo nhóm).
	Tôm còn sống: 3 con.

File đính kèm:

  • docbai 22-3tr.doc