Giáo án Quê hương - Đất nước - Bác Hồ (5/5/2014-24/5/2014)

 - Đầu tiên cô xé cành màu xanh, tiếp theo cô xé lá mầu xanh, cuối cùng cô xé cánh hoa. Sau đó cô xếp cành, lá và cánh hoa đó ra bức tranh cho cân đối, sau đó cô cầm cành hoa lên trước bằng tay trái, tay phải cô cầm bông tăm chấm vào keo cô bôi keo vào mặt trái của cành hoa rồi cô dán vào đúng vị trí mà cô vừa xếp, dán xong cô vuốt nhẹ nhàng cho đẹp. Tiếp theo cô dán lá, cô lật mặt trái của lá cô bôi hồ và cô cũng dán đúng vị trí mà cô vừa xếp, dán xong cô vuốt nhẹ nhàng. Cuối cùng cô dán cánh hoa, cô cũng lật mặt trái của cánh hoa cô bôi hồ và cô cũng dán đúng vào vị trí mà cô vừa xếp, dán xong cô vuốt nhẹ nhàng.

doc46 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Quê hương - Đất nước - Bác Hồ (5/5/2014-24/5/2014), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình ảnh về thủ đô Hà Nội
- Hỏi trẻ: 
 + Tranh vẽ gì đây ?
 + Các con có biết những hình ảnh này là di tích ở đâu không ?
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử.
Hoạt động học
Đi kiễng gót, bò dích dắc, ném xa
Xé dán những bông hoa đẹp 
- Truyện: Truyền thuyết vua Hùng
- Thủ đô Hà Nội 
 Dài ngắn 
- Hát vận động: Em yêu thủ đô
NDKH- Nghe: Quê hương tươi đẹp 
+ Nghe tiếng hát tìm sản phẩm đặc trưng của quê hương
Hoạt động ngoài trời
 1.HĐCMĐ
Xem tranh ảnh về một số cảnh đẹp thủ đô Hà Nội
-Mục đích yêu cầu: Trẻ biết 1 số di tích lịch sử, địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội
- Chuẩn bị: Tranh ảnh
 - Cách tiến hành: Cô cho trẻ xem tranh và cùng trẻ trò chuyện
- Hỏi trẻ về các di tích lịch sử và địa danh đó
- Giáo dục trẻ luôn luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử
- Một vài trẻ nói lên hiểu biết của mình về một số di tích lịch sử đó
2. TCVĐ
Chạy tiếp sức
* Mục đích:
 - Rèn luyện tính nhanh nhẹn khi chạy kết hợp với bạn
- Phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ
* Chuẩn bị: Lá cờ, sân rộng sạch sẽ.
* Cách tiến hành
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội và phát cho mỗi đội một lá cờ trong khoảng thời gian 3 phút, khi nào có hiệu lệnh chúng mình sẽ thực hiện chạy tiếp sức cầm lá cờ chạy nhanh đưa cho bạn tiếp theo chạy nhanh và trong vòng 3 phút cắm được nhiều lá cờ sẽ thắng cuộc.
+Luật chơi:
Chỉ được đưa cho bạn cùng hàng của mình.
- Qúa trình chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần( bao quát trẻ chơi) 
- Trẻ chơi xong cô nhận xét khen trẻ
3. Chơi tự do
 Chơi với đồ chơi trên sân trường
1. HĐCMĐ
Chơi với phấn
-Mục đích yêucầu: Khuyến khích trẻ tò mò, ham hiểu biết, phát triển các giác quan 
-.Chuẩn bị Phấn, sân rộng sạch, 1 số đồ dùng trong ngày tết, cây hoa mùa xuân trang phục cô và trẻ gọn gàng. 
- Cách tiến hành: Cô cùng trẻ trò chuyện về 1 số vật đó, 1 số tranh mùa xuân
- Cho trẻ thực hiện vẽ những gì mà trẻ thích , cô bao quát giúp trẻ vẽ được thứ mà trẻ yêu thích
* Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi khi đi chơi tết, du xuân....
- Trẻ vẽ xong cô cho trẻ đi rửa tay
2. TCVĐ
Ôn tập: 
Chạy tiếp sức
* Mục đích:
 - Rèn luyện tính nhanh nhẹn khi chạy kết hợp với bạn
- Phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ
* Chuẩn bị: Lá cờ, sân rộng sạch sẽ.
* Cách tiến hành: 
- Cô nhắc lại tên trò chơi vận động: Chạy tiếp sức
- Cô hỏi lại trẻ cách chơi luật chơi
- Cô khái quát lại cách chơi luật chơi
- Cho trẻ tự tổ chức chơi
- Qúa trình chơi
- Cô bao quát nhắc nhở giúp đỡ trẻ.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
3. Chơi tự do
 Chơi với đồ chơi trên sân trường
1. HĐCMĐ
Quan sát thời tiết
- Mục đích yêu cầu: 
Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cẩm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Trẻ biết được thời tiết hôm nay mưa hay nắng, rét hay nóng..
- Chuẩn bị: 
 Sân bằng phẳng, rộng rãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Trang phục cô và trẻ gọn gàng. 
- Cách tiến hành: Cho trẻ quan sát thời tiết sau đó hỏi trẻ: các con thấy thời tiết hôm nay như thể nào ?
- Cho trẻ kể theo hiểu biết của trẻ.
- Giáo dục trẻ khi ra ngoài trời phải đội mũ nón, chơi dưới bóng râm.
2. TCDG
Kéo co
* Mục đích: 
Giáo dục trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khỏe
* Chuẩn bị: sân rộng sạch sẽ. Cô vẽ một vạch thẳng làm danh giới, một sợi dây thừng.
* Cách tiến hành: 
- Luật chơi:
Bạn nào dẫm phải vạch chuẩn trước là thua cuộc
- Cách chơi:
Chia 2 đội bằng nhau số người xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau, 2 đội cầm vào dây thừng. Khi có hiệu lệnh của cô tất cả kéo mạnh dây về phía của mình. Nếu bạn nào đứng đầu dẫm phải vạch trước thì đội đó thua cuộc.
- Qúa trình chơi
 Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần( bao quát trẻ chơi) 
- Trẻ chơi xong cô nhận xét khen trẻ
3. Chơi tự do
Chơi với đồ chơi trên sân trường
1.HĐCMĐ
Làm đồ chơi bằng lá cây
- Mục đích yêu cầu: Trẻ biết được một sồ chơi có thể làm từ những nguyên vật liệu sẵn có
- Chuẩn bị 
Lá mít, lá chuối...
- Cách tiến hành: Cho trẻ đứng ở sân trường sau đó cô đưa những lá cây cô đã chuẩn bị ra hỏi trẻ có biết đây là lá gì không ?. Giới thiệu với trẻ từ những lá cây này cô có thể làm ra rất nhiều đồ chơi như: Con trâu, cái kèn, cái đồng hồ...Cô làm mẫu cho trẻ quan sát, sau đó hướng dẫn trẻ cách làm và cho trẻ lảm.
2. TCDG
Ôn tập
Kéo co
* Mục đích: 
Giáo dục trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khỏe
* Chuẩn bị: sân rộng sạch sẽ. Cô vẽ một vạch thẳng làm danh giới, một sợi dây thừng.
* Cách tiến hành: 
- Luật chơi:
Bạn nào dẫm phải vạch chuẩn trước là thua cuộc
- Cách chơi:
Chia 2 đội bằng nhau số người xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau, 2 đội cầm vào dây thừng. Khi có hiệu lệnh của cô tất cả kéo mạnh dây về phía của mình. Nếu bạn nào đứng đầu dẫm phải vạch trước thì đội đó thua cuộc.
- Qúa trình chơi
 Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần( bao quát trẻ chơi) 
- Trẻ chơi xong cô nhận xét khen trẻ
3. Chơi tự do
 Chơi với các đồ chơi trong trường.
1. HĐCMĐ
 Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề
- Mục đích yêu cầu: giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ
- Chuẩn bị: sân khấu mích, đàn, đài
- Cách tiến hành: Cô là người dẫn chương trình khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin lên biểu diễn
- Cô tham gia biểu diễn cùng trẻ
2. TCVĐ
Cáo và thỏ
- Chuẩn bị: Một góc sân chơi, vẽ một vòng tròn “làm hang của cáo’’. Ở phía kia của sân chơi là “nhà của thỏ’’.
- Cách chơi:
- Cô gọi một trẻ đóng vai cáo ngồi ở trong hang. Khi có điệu nhạc nổi lên, cả bầy “thỏ’’ dắt tay nhau ra khỏi nhà, vào rừng chơi, vừa đi vừa đọc bài thơ “thỏ đi vào rừng’’, “cáo’’ bắt đầu xuất hiện giơ nanh vuốt đuổi bắt thỏ, chú thỏ nào nhanh chân thì chạy kịp về nhà, chú thỏ nào không chạy kịp bị cáo chạm vào tay, vào người thì bị cáo bắt và đưa về hang.
Lần sau cô gọi bạn khác đóng vai cáo.
- Qúa trình chơi
Cô bao quát trẻ
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
3. Chơi tự do
Trẻ chơi theo ý thích riêng của mình
Tên góc
Chuẩn bị
Kỹ năng chính của trẻ
Hoạt động góc
1. Góc đóng vai: Nấu các món ăn trong gia đình; cửa hàng bán rau quả; quần áo; Bác sỹ khám bệnh cho mọi người.
- Bộ đồ chơi nấu ăn gia đình gia đình , bộ đồ chơi bán hàng, bộ đồ chơi bác sỹ
* Yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi, biết thể hiện đúng vai chơi
- Không tranh giành đồ chơi với bạn khi chơi
* Hình thức tổ chức:
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Trò chuyện thỏa thuận vai chơi 
- Hỏi trẻ: + Hôm nay chúng mình sẽ chơi trò chơi gì?
 + Ai sẽ đóng vai mẹ?
 + Mẹ phải làm những việc gì?
 + Nấu các món ăn gì?
- Cô hỏi tiếp về các vai như : Ai là người bán hàng? Ai làm bác sỹ? Ai làm bệnh nhân?
* Cho trẻ chơi: 
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ chơi
- Nhắc trẻ thể hiện đúng vai chơi
*Nhận xét: 
- Cô nhận xét khen trẻ 
2. Góc xây dựng: Xây công viên Thủ lệ
Đồ dùng đầy đủ cho trẻ : bộ xây dựng 100 chi tiết, đồ chơi như cây xanh, hoa......
* Yêu cầu: - Trẻ biết xây dựng công viên thủ lệ
- Không tranh giành đồ chơi với bạn khi chơi
* Hình thức tổ chức:
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Trò chuyện thỏa thuận vai chơi 
- Cô cho trẻ quan sát 1 số mô hình đã xếp mẫu và cùng trò chuyện
- Hỏi trẻ: + Hôm nay chúng mình sẽ chơi trò chơi gì?
 - Cho trẻ tự nhận các vai chơi như công nhân xây dựng, người lái xe vận chuyển nguyên liệu để xây dựng. 
* Cho trẻ chơi: 
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ chơi
- Nhắc trẻ thể hiện đúng vai chơi
*Nhận xét: 
- Cô nhận xét khen trẻ 
3. Góc tạo hình: Vẽ cảnh đẹp quê hương
- Tranh mẫu của cô, bút sáp màu, giấy A4 đủ cho trẻ
* Yêu cầu: - Trẻ biết cách vẽ cảnh đẹp quê hương
* Hình thức tổ chức:
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Trò chuyện thỏa thuận vai chơi 
- Hỏi trẻ: + Hôm nay chúng mình sẽ chơi trò chơi gì?
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và cùng trẻ trò chuyện về nội dung bức tranh
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
* Cho trẻ chơi: 
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ chơi
- Nhắc trẻ thể hiện đúng vai chơi
*Nhận xét: 
- Cô nhận xét khen trẻ
4. Góc Thư viện: Biểu diễn các bài hát về quê hương Tuyên Quang
Sân khấu, míc, đài nhạc một số bài hát về quê hương Tuyên Quang
* Yêu cầu: Trẻ thuộc và biểu diễn tự tin một số bài hát về quê hương Tuyên Quang
* Hình thức tổ chức:
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Trò chuyện thỏa thuận vai chơi 
- Hỏi trẻ: + Hôm nay chúng mình sẽ chơi trò chơi gì?
- Cô là người dẫn chương trình khuyến khích trẻ lên biểu diễn
* Cho trẻ chơi: 
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ chơi
- Nhắc trẻ thể hiện đúng vai chơi
*Nhận xét: 
- Cô nhận xét khen trẻ
- Cô động viên khích lệ những trẻ chơi còn kém. 
 Hoạt động chiều
* Vận động nhẹ sau ngủ dậy: Vận động tự do theo nhạc bài “Yêu Hà Nội”.
- Cho trẻ đọc các bài thơ về quê hương đất nước
- Chơi tự do ở các góc
- Tô tranh vẽ cảnh đẹp quê hương
- Chơi tự do
- Xem tranh trò chuyện về 1 số cảnh đẹp quê hương 
 - Cho trẻ chơi tự do với đu quay, cầu trượt
 - Hát bài: đêm pháo hoa
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích
- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích
Bài Soạn:
TUẦN 2: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
 ( Từ ngày 12– 6/5/2014)
 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 12 tháng 5 năm 2014
Buổi sáng cô Trang soạn và dậy
 Hoạt động chiều
 +Vận động nhẹ, ăn quà chiều
 + Hoạt động:
 - Ôn: Đi kiễng gót, bò dích dắc, ném xa
 - Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
 - Chơi tự do ở các góc 
 Ngày soạn: Thứ 2 ngày 12 tháng 5 năm 2014 
 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 8 tháng 4 năm 2014
 Lĩnh vực: PTTM(Tạo hình)
XÉ DÁN NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết xé dán bông hoa, biết được một số đặc điểm của hoa
2. Kỹ năng
- Củng cố kỹ năng xé dán cho trẻ, trẻ tạo ra sản phẩm đẹp
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế	
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú trong khi thực hiện
- Giáo dục trẻ yêu hoa, có ý thức bảo vệ hoa không ngắt lá, bẻ cành
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô.
 - Tranh mẫu xé dán bông hoa của cô
 - Giá treo tranh, que chỉ
 - Nhạc bài hát “Đêm pháo hoa” 
2. Chuẩn bị của trẻ
 - Giấy A4, keo dán, tăm bông, giấy mầu, khăn lau tay.
3. Đội hình:
 - Cho trẻ ngồi ghế xếp thành 3 nhóm
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Vào bài
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
- Đàm thoại:
- Cô và các con vừa chơi trò chơi gì ?
- Các con ạ! Muốn có được những bông hoa đẹp thì các bác nông dân đã phải cuốc đất rồi gieo hạt, hạt nẩy mầm, thành cây hoa. Vì thế mọi người rất yêu hoa, cô cũng rất yêu hoa đấy. Các con có yêu hoa không ? yêu hoa các con phải làm gì nào ?
- Vậy giờ học hôm nay cô sẽ dạy các con xé dán những bông hoa các con có thích không ?
2. Nội dung 
a. Quan sát và đàm thoại tranh mẫu
 * Cho trẻ quan sát tranh xé dán bông hoa
 + Đàm thoại 
 - Cô có bức tranh gì nào? 
 - Bông hoa gồm có những phần nào ?
- Cành có màu gì đây ?
- Lá hoa có màu gì ?
- Cánh hoa màu gì ?
- Tất cả những bông hoa trong bức tranh này là những bông hoa mà cô đã xé dán đấy có đẹp không các con? Các con có muốn xé dán được những bông hoa đẹp giống như của cô thì các con hãy quan sát lên đây xem cô làm mẫu nhé.
b. Cô làm mẫu
 - Đầu tiên cô xé cành màu xanh, tiếp theo cô xé lá mầu xanh, cuối cùng cô xé cánh hoa. Sau đó cô xếp cành, lá và cánh hoa đó ra bức tranh cho cân đối, sau đó cô cầm cành hoa lên trước bằng tay trái, tay phải cô cầm bông tăm chấm vào keo cô bôi keo vào mặt trái của cành hoa rồi cô dán vào đúng vị trí mà cô vừa xếp, dán xong cô vuốt nhẹ nhàng cho đẹp. Tiếp theo cô dán lá, cô lật mặt trái của lá cô bôi hồ và cô cũng dán đúng vị trí mà cô vừa xếp, dán xong cô vuốt nhẹ nhàng. Cuối cùng cô dán cánh hoa, cô cũng lật mặt trái của cánh hoa cô bôi hồ và cô cũng dán đúng vào vị trí mà cô vừa xếp, dán xong cô vuốt nhẹ nhàng.
c. Trẻ thực hiện: Cô mở nhạc bài hát “Đêm pháo hoa”
- Trẻ thực hiện cô quan sát và giúp đỡ trẻ hoàn thành sản phẩm, khuyến khích trẻ trong khi thực hiện
d. Trưng bầy và nhận xét sản phẩm
 - Cô cho trẻ cùng mang sản phẩm lên giá treo tranh để cả lớp quan sát và nhận xét. (Cô mời 2- 3 trẻ lên nhận xét)
 - Con thích bài của bạn nào ? Vì sao con thích ?
 - Cô nhận xét sản phẩm chung của cả lớp, khen ngợi những bài dán đẹp. Động viên khích lệ những trẻ chưa hoàn thành.
 - Giáo dục trẻ yêu hoa, biết chăm sóc và bảo vệ hoa không ngắt lá bẻ cành
3. Kết thúc
 - Cho trẻ hát bài “Màu hoa” 
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
- Trò chơi gieo hạt 
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Chăm sóc và bảo vệ cây 
- Có ạ
- Trẻ quan sát mẫu
 - Bức tranh hoa hồng
- Gồm có cuống hoa, lá và cánh hoa
- Mầu xanh
- Mầu xanh
- Màu đỏ
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bầy
- Trẻ lên nhận xét bài
- Chú ý lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
 Hoạt động buổi chiều
+ Vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dậy
 + Cho trẻ ăn quà chiều
 + Tô màu tranh về một số các di tích lịch sử
 + Chơi trò chơi ô tô và chim sẻ 
 + Chơi tự do
 + Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 14 tháng 5 năm 2014
Buổi sáng cô Trang soạn và dậy
 Hoạt động chiều
 +Vận động nhẹ, ăn quà chiều
 + Hoạt động:
 - Ôn: Trò chuyện về thủ đô Hà Nội
 - Chơi trò chơi: Nu na nu nống
 - Chơi tự do ở các góc 	
 - Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 12 tháng 2 năm 2014
 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 13 tháng 2 năm 2014
Lĩnh vực phát triển nhận thức
SO SÁNH TO - NHỎ 
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phân biệt được sự khác nhau giữa 2 đối tượng.
- Biết so sánh to - nhỏ giưa 2 đối tượng.
- Hình thành ở trẻ thuật ngữ biểu tượng toán: To hơn - Nhỏ hơn.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng so sánh To hơn - Nhỏ hơn.
- Sử dụng đúng từ ngữ To hơn - Nhỏ hơn trong việc so sánh độ lớn 2 đối tượng.
- Rèn luyện khả năng đi thăng bằng trong đường hẹp.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú học bài, lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động.
 II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô.
- Thanh gỗ để xếp đường hẹp ( xanh ,đỏ)
- 2 rổ to, 2 rổ nhỏ
- Váy xanh, váy đỏ, mũ xanh, mũ vàng to hơn của trẻ
2. Chuẩn bị của trẻ
- Các thẻ hình: Váy xanh, váy đỏ, mũ xanh, mũ vàng
- Búp bê to, búp bê nhỏ
- Bóng to, bóng nhỏ
-Rổ đựng đồ dùng
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Vào bài.
- Cô cho trẻ kể tên một số con vật nuôi trong gia đình ?
- Đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm và ích lợi của chúng.
2. Nội dung 
a. Luyện tập nhận biết to hơn – nhỏ hơn
- Nhắn tin, nhắn tin
- Hôm nay chị em nhà bạn búp bê tổ chức sinh nhật, 2 bạn mời cô và các con cùng đếm dự,các con có đồng ý không?
- Nhà chị em búp bê cũng gần đây, cô và các con cùng đi bộ cho đôi chân thêm khoẻ nhé!
- Đi trên đường chúng mình phải đi như thế nào?
- Các con hãy giơ tay phải của mình lên nào.
- Khi đi các con phải đi thành hàng, không được chen lấn, xô đẩy nhau các con nhớ chưa?
- Đã đến nhà chị em búp bê rồi. 
+ Chị em búp bê chào các bạn
- Các con thử đoán xem,ai sẽ là búp bê em ?
- Vì sao con biết?
- Ai là búp bê chị ?Vì sao ?
- Hai chị em bạn ấy đã chuẩn bị gì để sinh nhật mình đây?
- Chiếc bánh gatô này có mấy tầng?
- 2 tầng bánh như thế nào nhỉ?
- Tầng dưới thì sao? 
- Tầng trên thế nào?
b. So sánh to hơn – nhỏ hơn
- Bây giờ chúng mình cùng về chỗ ngồi để lấy quà tặng chị em búp bê nhé!
- Chúng mình cùng lấy chiếc váy màu đỏ tặng búp bê chị nào và lấy chiếc váy màu xanh tặng búp bê em .
Các con thấy 2 chiếc váy như thê nào?
Chiếc váy màu xanh
Chiếc váy màu đỏ
- Vì sao con biết chiếc váy màu xanh to hơn chiếc váy màu đỏ?
( Chiếc váy màu xanh to hơn chiếc váy màu 
đỏ vì chiếc váy màu xanh che kín chiếc váy màu đỏ, còn chiếc váy màu đỏ nhỏ hơn nên không che kín được chiếc váy màu xanh.)
* Chơi theo hiệu lệnh
Cô nói “Váy màu xanh”
 “Váy màu đỏ”
 “To hơn”
 “ Nhỏ hơn”
Còn 1 món quà nữa chúng mình cùng lấy tặng 2 bạn nào.
 Cô cất 2 chiếc váy và lấy 2 cái mũ xếp ra.
-Đố các con biết : Cái mũ nào to hơn?
 Cái mũ nào nhỏ hơn? 
Cô nói: Mũ màu đỏ
 Mũ màu vàng 
- Đã đến giờ tổ chức sinh nhật rồi, chị em búp bê nhờ cô cháu mình bày bánh kẹo ra đĩa đấy, chúng mình cùng giúp các bạn nào.
-Các bạn ấy đã chuẩn bị gì đây ?Có mấy cái ? 2 cái đĩa này như thế nào?
- Ngoài ra bạn còn chuẩn bị gì nữa?
- Có rất nhiều bánh, chúng mình hãy chọn bánh to bày vào đĩa to, bánh nhỏ bày vào đĩa nhỏ giúp các bạn ấy nhé!
- Bây giờ chúng mình cùng bày các đĩa bánh lên bàn giúp các bạn ấy nhé ! Đĩa bánh to đặt ở bàn to, đĩa bánh nhỏ đặt ở bàn nhỏ.
- Chúng mình cùng hát “Mừng sinh nhật”để chúc mừng chị em búp bê nhé!
c. Luyện tập củng cố
- Hôm nay sinh nhật mình chị em búp bê mời chúng ta chơi trò chơi “Chọn bóng” các con có muốn tham gia không?
- Cách chơi: Chúng ta sẽ chia thành 2 đội: 1 đội xanh và 1 đội đỏ.(đội xanh đi trong đường hẹp màu xanh, đội đỏ đi trong đường hẹp màu đỏ). Đội xanh chọn bóng để vào rổ xanh, đội đỏ chọn bóng để vào rổ đỏ (bóng to để vào rổ to, bóng nhỏ để vào rổ nhỏ).Thời gian dành cho trò chơi là bài hát “Mừng sinh nhật”
Hết giờ cô và trẻ cùng nhau kiểm tra kết quả.
- Các con ơi đã đến giờ chúng ta phải về rồi chúng mình chào chị em búp bê đi.
3. Kết thúc
Cho trẻ đi ra ngoài.
- Trẻ kể tên 
- Lắng nghe
- Tin gì,tin gì
- Dạ có ạ.
- Vâng ạ
- Đi thành hàng, đi về bên phải ạ.
Trẻ giơ tay phải lên.
- Nhớ rồi ạ.
- Xin chào chị em búp bê.
- Búp bê mặc áo xanh ạ.
- Vì búp bê mặc áo xanh bé hơn ạ.
- Búp bê áo đỏ ạ. Vì bạn ấy to hơn.
- Bánh gatô ạ.
- 2 tầng
- Không bằng nhau.
- To hơn.
- Nhỏ hơn.
- Vâng ạ.
- Trẻ xếp 2 chiếc váy ra bàn.
- Không bằng nhau.
- To hơn
- Nhỏ hơn
Nếu trẻ không trả lời được thì cô cung cấp cho trẻ
- Trẻ giơ váy màu xanh và nói: “To hơn”
- Trẻ giơ váy màu đỏ lên và nói: Nhỏ hơn”
- Váy màu xanh
- Váy màu đỏ
Trẻ làm theo cô
- Mũ màu đỏ
- Mũ màu vàng
- To hơn
- Nhỏ hơn
- Đĩa ạ. 2 cái ạ. Không bằng nhau
Bánh ạ
- Trẻ chọn bánh to bày vào đĩa to, bánh nhỏ bày vào đĩa nhỏ.
- Trẻ đặt đĩa bánh to ở bàn to, đĩa bánh nhỏ ở bàn nhỏ.
- Trẻ hát cùng cô.
Có ạ.
2 đội thực hiện.
- Chào chị em búp bê
- Trẻ ra ngoài
Kế hoạch tuần 2
BÁC HỒ VỚI CÁC CHÁU THIẾU NHI
( Từ ngày 14/05– 18/05/2012)
Hoạt động
Thứ 2
14/05/2012
Thứ 3
15/05/2012
Thứ 4
16/05/2012
Thứ 5
17/05/2012
Thứ 6
18/05/2012
- Đón trẻ
- Thể dục buổi sáng 
 - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
 - Hướng dẫn trẻ đến sự thay đổi trong lớp (có bức tranh lớn về 
Quê hương - Đất nước - Bác Hồ)
 - Cô trao đổi nhanh về tình hình của trẻ với 1 số phụ huynh
 - Cho trẻ lựa chọn đồ chơi theo ý thích của trẻ ( chơi lắp ghép, xếp hình, tô màu tranh...)
 - TD nhịp điệu: Vận động theo nhạc bài “Nhớ ơn Bác”
 - TD động tác: 
 * Khởi động: Tổ chức cho trẻ đi chạy vòng tròn theo hiệu lệnh của cô. Dàn đều hàng ngang theo tổ.
 * Trọng động:
 + Hô hấp: hai tay đưa ra trước, gập trước ngực.
 + Tay: Từng tay khoanh trước ngực.
 + Bụng- lườn: Hai tay lên cao, cúi người.
 + Chân: Chống gót chân, tay gập.
 + Bật: Chụm tách chân.
 * Hồi tĩnh: 
 - Trẻ chơi hái hoa.
 - Điểm danh theo tổ.
Trò chuyện
 - Trò chuyện với trẻ về Bác Hồ:
 + Bác Hồ là ai? Tình cảm của bác đối với mọi người. Tiình cảm của mọi người đối với Bác. Bác còn sống hay đã mất. Ai đã được đi thăm Lăng Bác?
Hoạt động học
Thi ai chạy nhanh đến thăm lăng Bác
Trang trí ảnh Bác Hồ
- Thơ: Bác Hồ của em
- Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu.
Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí đối tượng trong không gian đối với bản thân
- Hát múa: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
- NDKH: Nhớ ơn Bác
- Tc: Ai nhanh nhất
Hoạt động góc.
1. Góc phân vai.
- Nấu các món ăn thường ăn để sinh nhật Bác; Cửa hàng bán rau quả, hoa mừng sinh nhật Bác; Hướng dẫn viên du lịch dẫn khách thăm lăng Bác
Mục đích
 - Trẻ thể hiện đúng vai chơi, biết nấu một số món ăn đơn giản để mừng sinh nhật Bác...Biết hướng dẫn khách du lịch đến thăm lăng Bác
- Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong một nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
- Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, độc lập, và biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
Chuẩn bị
 - Bộ đồ dùng nấ

File đính kèm:

  • docQue huong dat nuoc bac ho.doc