Giáo án ôn thi vào 10 môn Ngữ văn

RÈN LUYỆN

1. Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long

* Anh là người sống và làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt:

- Là “người cô độc nhất thế gian”: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng sống giữa “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn đến mức “thèm người” quá phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người.

- Công việc của anh là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, chấn động mặt đất”

 * Anh là người có tinh thần trách nhiệm và say mê với công việc.

- Luôn say mê công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi anh ý thức được công việc mình làm giúp ích cho sản xuất và chiến đấu của Tổ Quốc.

 

docx52 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn thi vào 10 môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác.
+ là người trong gia đình chắc chắn cô không lạ gì nỗi khổ xa mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi, chắc chắn bà thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt.
+ Cô cũng biết rõ về tình cảm khốn khổ của chị dâu mình. Trong hoàn cảnh này, những người khác sẽ chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là nỗi đau xa mẹ. Người cô ở đây đã xử sự hoàn toàn khác.
- Cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ.
- Nhằm thực hiện mục đích này, người cô cố tạo ra vẻ tươi cười vờ hỏi cháu: “Có muốn vòa Thanh Hóa chơi với mẹ không?” rồi bằng giọng ngọt ngào, người cô vừa trách cháu vừa đưa tin: “Mợ mày phát tài lắm, có như trước đâu”. Khi đứa cháu khốn khổ sắp phát khóc, bà ta vỗ vai nó và lại tiếp tục nói những nói ngọt ngào như cứa vào tim thằng bé.
+ Lời nói của người cô xảo quyệt, lươn lẹo trước sau mâu thuẫn. Bà ta vừa bảo bé Hồng “Mợ mày phát tài lắm”, nhưng ngay sau đó lại tươi cười kể rành rọt: Có người, một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở bên một rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gây rạch đi, thấy thế bà tha thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ Hồng vội quay đi, lấy nón che
- Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng.
- Bằng việc làm này, chứng tỏ bà cô tìm các hành hạ, giễu cợt nỗi đau xa mẹ của bé Hồng.
Bà ta rắp tâm chia lía tình cảm mẹ con, hủy diệt niềm yêu thương, kính trọng của bé Hồng đối với người mẹ khốn khổ.
- Đồng thời bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú trước tình cảnh khốn khổ của người chị dâu mình.
Câu 2. Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:
- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
- Bé Hồng không hề trách mẹn nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác”. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực”.
- Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xiết thương mẹ, có trách chăng chỉ là ở chỗ mẹ không dám “chống lại” những thành kiến tàn ác “để đến nỗi phải xa lìa hai đứa con, sống trốn tránh như một kẻ giết người.”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.
- Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: “Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”.
- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ.
Câu 3. Phân tích ty sâu nặng của bé Hồng với mẹ. 
Lời chế giễu của bà cô khiến bé Hồng không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ. (Nếu chính mình chưa phải trải qua nỗi đau xa mẹ, chưa có niềm sung sướng tột độ gặp mẹ, chắc Nguyên Hồng khó có được đoạn văn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc đến thế).
- Có lẽ vì tình thương và niềm tin mãnh liệt ấy nên bé Hồng có sự linh cảm hết sức nhảy bén, chính xác.
- Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.
- Nhà văn diễn tả trạng thái tình cảm nói trên của chú bé vô cùng thấm thía và cảm động. Đoạn văn kể về chuyện chú gặp mẹ có thể coi là một đoạn văn đặc biệt hấp dẫn.
- Để khắc họa niềm khao khát gặp mẹ, nhà văn có cách so sánh cụ thể gợi cảm. Bé Hồng khao khát được mẹ như người bộ hành giữa sa mạc khao khát dòng nước và bóng râm.
- Để tô đậm niềm sung sướng tột độ của đứa bé mất cha, xa mẹ lâu ngày nay được ngồi bên mẹ, lúc thì nhà văn miêu tả những cảm giác cụ thể (“tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu nay mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”), lúc thì lại chen vào những lời bình luận thấm đẫm chất trữ tình. “Phải bé lại và lăn vào lòng một người, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ () mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”), khi thì sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí (gặp mẹ là một niềm vui bất ngờ quá lớn lao nên bé Hồng “không mảy may nghĩ ngợi gì nữa” đến câu nói độc ác của bà cô).
Câu 4. Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc
Câu 5. 
Nguyên Hồng là cây bút “giàu chất trữ tình”, ông thường viết về những phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ, bất hạnh (như trong các tác phẩm Những ngày ấu thơ, Bi vỏ, Cửa biển)
Qua chương Trong lòng mẹ, ta cũng có thể thấy điều đó. Ở đây, Nguyên Hồng chẳng những đã thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng đối với mẹ Hồng và bé Hồng, mà còn luôn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của họ ngay trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống.
Trong lòng mẹ thực sự hấp dẫn, gây xúc động đối với người đọc có lẽ bởi trong từng câu chữ đều thấm đẫm tình cảm chân thành, tâm huyết của nhà văn.
Câu 6. Nghệ thuật.
Lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình. Nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng.
Câu 7. Ý nghĩa.
Đoạn trích Trong lòng mẹ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong hồi kí Những ngày ấu thơ của Nguyên Hồng. Nhân vật chính trong đoạn trích này là bé Hồng.
Bé ở trong những tình huống hết sức tội nghiệp:
- Bố chết, mẹ phải đi bước nữa vì gia đình nhà chồng ruồng rẫy.
- Bé Hồng phải sống nhờ họ hàng và bị hắt hủi, soi mói, tàn nhẫn.
- Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ.
4. Củng cố:
Khái quát nội dung ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững nội dung ôn tập.
- Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị phần Truyện Hiện Đại VN chương trình lớp 9
Ngày soạn: 06/5/2015
BUỔI 4
ÔN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI LỚP 9
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà.
- Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.
B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. KTBC:
3. Bài mới: 
BÀI 1: LÀNG
Kim Lân
Tác giả
Tóm tắt
Tình huống
Hoàn cảnh st
Nội dung
Nghệ thuật
Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920- 2007), quê ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh..
- Là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, là người am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
- Đề tài chính trong sáng tác của Kim Lân là sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân sau luỹ tre làng.
- Trong kháng chiến, ông Hai- người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần anh dũng kháng chiến của dân làng...
- Gặp những người dưới xuôi lên, qua trò chuyện nghe tin làng mình theo Việt gian, ông Hai sững sờ vừa xấu hổ vừa căm. 
- Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào về làng của mình.
 Tin xấu về làng chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến khi sự thật đựơc sáng tỏ.
- Năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
Xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.
BÀI TẬP
1. Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
 - Câu chuyện đã đề cập những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ và hào hùng. Đó là tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Hình ảnh người nông dân đã được tác giả thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động qua nhân vật ông Hai.
- Tác giả đặt nhân vật vào một tình huống gay cấn để từ đó miêu tả những chuyển biến mới trong tình cảm của ông Hai. Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư dưới xuôi lên.
- Càng yêu quê hương tha thiết bao nhiêu, ông Hai càng yêu nước nồng nàn bấy nhiêu. Ông hòa niềm vui thắng trận với làng quê khi đánh thắng giặc: Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ, như chính ông lão vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật
=> Qua truyện ngắn Làng của Kim Lân, chúng ta thấy tình cảm của người nông dân thể hiện qua hai khía cạnh: tình yêu và căm thù. Dù yêu hay ghét, tình cảm của người nông dân đều rõ ràng, dứt khoát.
2. Nhân vật Ông Hai
Ông Hai là người nông dân cần cù chất phác, tình tình xởi lởi, vui chuyện: Ông hay lam hay làm, hay kể về làng 
* Là người yêu làng thiết tha, mặn mà, sâu sắc gắn với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến.
+ Tự hào, hãnh diện về làng: thường xuyên khoe làng cho đỡ nhớ, thường xuyên quan tâm đến làng, nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em. 
+ Quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của cụ Hồ, không muốn rời làng đi tản cư.
+ Oán giận, đau khổ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: bẽ bàng, đau đớn; ông xấu hổ, tủi thân, lúc nào cũng lo lắng, chột dạ, nơm nớp; thù làng; trò chuyện với đứa con nhỏ vợi bớt nỗi khổ đau, trút gánh nặng mặc cảm và để thổ lộ tình yêu cách mạng.
+ Vui mừng phấn khởi khi nghe tin làng được minh oan: mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con; lật đật sang nhà ông Thứ, đi lên nhà trên, bỏ đi nơi khác, múa cái tay lên mà khoe nhà ông bị đốt, làng ông bị cháy-> thà mất mát, hi sinh để đánh đổi danh dự cho làng.
 -> Ông hai tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân Việt Nam yêu làng, tình yêu ấy gắn bó và thống nhất với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
BÀI 2: LẶNG LẼ SA PA
Nguyễn Thành Long
Tác giả
Tóm tắt
Tình huống
Hoàn cảnh st
Nội dung
Nghệ thuật
Sinh 1925 mất 1991, quê ở Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Truyện của ông thường giàu chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận đời sống phong phú.
- Truyện kể về một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của người hoạ sĩ và cuộc sống, công việc của người thanh niên trẻ trên đỉnh Yên Sơn. Qua trò chuyện, người hoạ sĩ và cô gái biết anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”, anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Với tình yêu cuộc sống, lòng say mê công việc anh thanh niên đã tạo cho mình một cuộc sống đẹp và không cô đơn...
 - Chia tay nhau, nhưng hình ảnh về con người, cuộc sống của anh thanh niên đã để lại trong họ niềm cảm phục và mến yêu...
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh Yên Sơn 2600m.
- Được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập “Giữa trong xanh” (1972).
Truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
Truyện xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
RÈN LUYỆN
Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long
* Anh là người sống và làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt:
- Là “người cô độc nhất thế gian”: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng sống giữa “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn đến mức “thèm người” quá phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người.
- Công việc của anh là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, chấn động mặt đất” 
 * Anh là người có tinh thần trách nhiệm và say mê với công việc.
- Luôn say mê công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi anh ý thức được công việc mình làm giúp ích cho sản xuất và chiến đấu của Tổ Quốc. 
- Kiên trì không ngại gian khổ, khó khăn mặc dù sống trong hoàn cảnh đặc biệt: làm việc một mình trên núi cao, gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. 
- Thạo việc và làm việc một cách tỉ mỉ và chính xác: không nhìn máy cháu nhìn gió lay lá, nhìn sao trời có thể nói được mây, tính được gió. 
* Là người giản dị, khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
+ Sống giản dị “Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
+ Sống với lí tưởng và hoài bão phục vụ đất nước” “...khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi một mình được? 
+ Khiêm tốn không để cho hoạ sĩ vẽ mình và giới thiệu những con người lao động khác
* Là người có tâm hồn nhạy cảm, trong sáng và có cuộc sống hết sức phong phú.
+ Luôn cởi mở, chân thành, quan tâm, chu đáo với mọi người: tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng hoa cho cô gái, biếu mọi người làn trứng để ăn trưa-> tấm lòng nhân hậu.
+ Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, phong phú: đọc sách, trồng hoa, nuôi gà...
-> Anh là người tiêu biểu cho những con người lặng lẽ cống hiến cho đất nước ở miền lặng lẽ Sa Pa, là hình ảnh tốt đẹp của thế hệ trẻ- những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
Xác định ngôi kể của truyện? nêu ý nghĩa,
Ngôi thứ 3, đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ. Điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ, có đoạn là cô kĩ sư, làm cho câu chuyện vừa có tính chân thực, khách quan, vừa tạo điều kiện thuận lợi làm nổi bật chất trữ tình.
BÀI 3: CHIẾC LƯỢC NGÀ
Nguyễn Quang Sáng
Tác giả
Tóm tắt
Tình huống
Hoàn cảnh st
Nội dung
Nghệ thuật
Sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Là một nhà văn Nam Bộ, am hiểu và gắn bó với mảnh đất Nam Bộ.
- Sáng tác của ông chủ yếu tập trung viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình.
Truyện kể về tình cảm cha con ông Sáu trong chiến tranh chống Mĩ. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi cho đến khi con gái (bé Thu) lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà và thăm con với tất cả lòng mong nhớ của mình. Khi gặp ông Sáu, bé Thu không chịu nhận ông là cha của mình, vì vết sẹo trên mặt đã làm cho ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em đã biết. Bé Thu đã cư xử với ông Sáu như một người xa lạ. Đến lúc bé Thu nhận ông Sáu là người cha thân yêu của mình thì cũng là lúc ông phải chia tay con trở lại chiến khu. Trước lúc chia tay, bé Thu dặn ông Sáu làm cho mình một chiếc lược bằng ngà voi. Nhớ lời dặn của con, ở chiến khu, ông Sáu đã dành tình cảm thương yêu của mìnhh để làm một chiếc lược ngà tặng con gái yêu của mình. Những trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông đã trao cây lược cho một người đồng đội nhờ về trao tận tay cho bé Thu...
Ông Sáu về thăm vợ con, con kiên quyết không nhận ba; đến lúc nhận thì đã phải chia tay; từ đó cho đến lúc hy sinh ông Sáu không được gặp lại bé Thu lần nào
- Được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên.
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên.
BÀI TẬP
1. Phân tích nhân vật bé Thu.
- Kính yêu, tôn thờ người cha của mình.
+ Lạ lùng, sợ hãi và xa lạ đối với người cha: nghe gọi con bé giật mình, tròn xoe mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, tái mặt đi, vụt chạy và thét lên.
+ Kiên quyết không chịu nhận ba vì Thu đã khắc ghi trong lòng hình ảnh về ngươì cha trong tấm hình.
- Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt.
+ Giữ mãi hình ảnh về người cha đẹp và hoàn hảo nên quyết không gọi “ba”, nói trổng, hất trứng cá, cự tuyệt, xa lánh cha.
+ Nằm im, lăn lộn, thở dài khi nghe bà ngoại lí giả.
+ Lặng lẽ đứng ở góc nhà, đôi mắt buồn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
+ Cất tiếng gọi ba như xé ruột: “ Ba...a...a...ba”. Tiếng gọi “ba” như thét sau 3 ngày, sau 8 năm kìm nén trong lồng ngực, trong trái tim chan chứa tình yêu thương, là tiếng gọi ba lần đầu và cũng là lần cuối cùng- thật cảm động và đau đớn.
+ Hôn cha cùng khắp, hôn lên cả vết thẹo trên mặt ba, vết thẹo - thủ phạm gây nghi ngờ, chia rẽ tình cảm cha con, vết thương chiến tranh.
- Là cô bé ngây thơ, ương ngạnh, cúng cỏi. mạnh mẽ và sâu sắc.
+ Sự ngây thơ, chân thành của đứa bé 8 tuổi, đứa trẻ Nam bộ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
+ Dứt khoát, rạch ròi, quyết liệt: nhất quyết không gọi “ba”, phản ứng mạnh mẽ...
+ Kiêu hãnh về một tình yêu, niềm tự hào dành cho người cha của mình, người cha chụp hình chung với má.
+ Tận hưởng một cách vồ vập, hối tiếc cái tình cha con máu mủ trong giờ phút ngắn ngủi lúc chia tay.
1. Phân tích nhân vật anh Sáu 
Là người cha thương yêu con vô cùng.
- Ông háo hức, chờ đợi giây phút được gặp con và khao khát được nghe tiếng gọi “ba” của đứa con. 
+ Cái tình cha con cứ nôn nao trong con người anh, không chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên, anh bước vội vàng những bước dài, vừa bước vừa khom lưng đưa tay đón chờ con.
+ Anh mong được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé, những con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
- Tìm đủ mọi cách để gần gũi con, thương yêu con.
+ Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.
+ Anh ngồi im giả vờ không nghe chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”
+ Trong bữa cơm, anh gắp trứng cá cho con.
- Hụt hẫng, đau khổ khi con không nhận mình là cha.
+ Anh không ghìm nổi xúc động, vết thẹo dài bên má đỏ ửng, giần giật, giọng lặp bặp, run run; Ba đây con...
+ Anh đứng sững, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy.
+ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên phải cười vậy thôi.
- Bực mình trước sự thái quá của bé Thu, quá thương con ông không ồim nổi cảm xúc và đã đánh con: Giạn qua không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông con bé và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
- Hạnh phúc tột cùng, nhớ thương tột độ khi con nhận ra anh là “ba” trong tiếng thét; anh ôm con “rút khăn lau nước mắt rồi hồn lên mái tóc con”
- Vào chiến trường:
+ Hối hận, day dứt vì đánh con.
+ Dồn toàn bộ niềm say mê, tình yêu thương để làm chiếc lược cho con, anh khắc lên chiếc lược dòng chữ” Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” dòng chữ chứa bao nhiêu tình cảm sâu nặng của người cha.
+ Trước khi hy sinh, ông nhờ bạn mình chuyển cây lược đến cho bé Thu. Chiếc lược là biểu tượng của tình phụ tử, là chiếc lược yêu thương.
4. Củng cố:
Khái quát nội dung ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững nội dung ôn tập.
- Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị phần Truyện Hiện Đại VN chương trình lớp 9 (T)
Ngày soạn: 08/5/2015
BUỔI 4
ÔN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI LỚP 9 (T)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: Bến quê, Những ngôi sao xa xôi.
- Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.
B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. KTBC:
3. Bài mới: 
BÀI 4: BẾN QUÊ
Nguyễn Minh Châu
Tác giả
Tóm tắt
Tì

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_luyen_van_9_len_10_20150725_033048.docx