Giáo án ôn tập hè - Tuần 11

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

 3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 1. Giáo viên: PHT.

2. Học sinh: Bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định tổ chức: 1’

 

doc39 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn tập hè - Tuần 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
húc mà mình dự đoán.
*T/c cho HS thi kể theo nhóm.
- Y/c HS kể tiếp nối trước lớp.
- Nhận xét.
- Câu chuyện muốn núi lên điều gì?
- Chuẩn bị bài sau
-2 HS kể lại câu chuyện giờ trước.
* HS nghe.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh.
* HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu truyện.
*5 HS trong nhóm thi kể tiếp nối từng đoạn truyện.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý . Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
KHOA HỌC
 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh
2. Kĩ năng:
-Biết được tác hại của các bệnh truyền nhiễm.
3. Thái độ:
- Biết cách phòng tránh một số bệnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Các sơ đồ trong sgk 
2. Học sinh: Bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 4’
 30’
 4’
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Giảng bài.
3. Hướng dẫn ôn tập.
3.Củng cố- dặn dò
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?
- Ghi đầu bài.
* HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một số bệnh đã học
- Cách phòng bệnh sốt rét:
- Cách phòng tránh bệnh viêm não:
- Cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS:
- GV nhận xét và bổ xung.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nêu.
* HS thảo luận theo nhóm.
 - Làm vào phiếu học tập.
- Các nhóm trình bày.
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA Kì I 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Ôn tập toàn bộ những kiến thức đã học từ đầu năm đến bài 5.
2. Kĩ năng:
 - Thực hành các kĩ năng đạo đức.
3. Thái độ:
- GD HS tớch cực tham gia vào hoạt động họctập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: PHT
2. Học sinh: Bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:	 
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
30’
 4’
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Ôn tập:
*Hoạt động 1:
*Hoạt động 2: 
3. Củng cố- dặn dò:
* Nêu các bài đã học trong chương trình?- Nêu một số biểu hiện của tình bạn đẹp ?
- Theo em , khi đã là bạn bè chúng ta phải cư sử với nhau như thế nào?
* Nối mỗi ý ở cột A với ý ở cột B để thành một câu hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Nhận xét.
* Hãy ghi chữ Đ vào trước những ý em cho là đúng
- GV đưa ra các ý.
- Yêu cầu HS xác định những ý cho là đúng 
- Nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
* HS nêu tên các bài từ bài 1 đến bài 5.
- HS nêu.
* HS theo dõi yêu cầu thực hành.
- HS thực hành.
- HS đọc lại các câu hoàn chỉnh.
* HS thực hành lựa chọn:
A,Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở 
 S - Hà Nội 
 Đ- Phú Thọ 
 S -Thành Phố Hồ Chí Minh 
B. Những ý kiến nào dưới đây đúng với tình bạn 
 Đ- Bạn bè mang lại cho em niềm vui
 S - Bạn bè tốt là phải biết giúp đỡ ,che giấu khuyết điểm cho nhau 
 Đ- Bạn bè phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến b
TẬP ĐỌC
TIẾNG VỌNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ, nhận giọng ở các từ ngữ gợi cảm xúc xót thương, ân hận của giả.
- Hiểu nội dung bài thơ: tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì sự vô tâm đã để chú chim sẻ phải chết thê thảm.
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng đọc đúng và diễn cảm cho HS.
 3. Thái độ:
- Đừng vô tình trước sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa
2. Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
32’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: 
b. Giảng bài
3. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
b. Tìm hiểu bài:
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
4. Củng cố- dặn dò:
- Kiểm tra HS đọc trả lời câu hỏi bài Chuyện một khu vườn nhỏ.
- Ghi đầu bài.
* Một HS đọc toàn bài.
- GV cho HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Con chim sẻ nhỏ chết rồi.....mãi mói chẳng ra đời.
 + Đoạn 2: Còn lại.
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Y/c HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi.
- Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh nào?
-Vì sao tác giả lại băn khoăn, day dứt trước cái chết của con chim sẻ?
- Em hãy đặt tên khác cho bài thơ?
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- Nội dung bài nói lên điều gì?
*Y/c 3 HS khá luyện đọc tiếp nối 3 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng.
* 1 HS đọc.
- HS chia đoạn
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe.
* Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
- Nó chết trong cơn bão gần sáng, xác nó lạnh ngắt và bị một con mèo hàng xóm tha đi. Nó chết đi để lại trong tổ những quả trứng đang ấp dở. Không có mẹ ấp ủ, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
- nghe tiếng con chim non đập cửa trong cơn bão, nhưng nằm trong chăn ấm không muốn mình bị lạnh để ra mở cửa cho chim sẻ tránh mưa.
- HS đặt tên cho bài thơ.
- Bài thơ là tâm trạng day dứt, ân hận của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ.
- Tâm trạng ân hận , day dứt của tác giả vì sự vô tâm đã dẫn đến chú chim sẻ nhỏ phải chết thê thảm.
* 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-HS nêu ND bài học.
Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2014 
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 -Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ với số thập phân.
 - Cách trừ một số cho một tổng.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng trừ hai số thập phân.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tích cực trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Giấy A4.
2. Học sinh: Bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
30’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Luyện tập:
*Giới thiệu bai: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Bài 2: Tìm x.
Bài 4: 
4. Củng cố- dặn dò
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
* Ghi đầu bài.
* HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét.
* Cho HS nêu cách làm bài.
- Nhận xét.
- Tính rồi so sánh kết quả.
- nhận xét .
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà.
* 3 HS lên làm, lớp làm vào vở.
b, 52,37 c, 75,5 
 - 29,91 - 8,64 
* 2 HS lên làm, lớp làm vào vở.
a) x + 4,32 = 8,64 
 x = 8,64 - 4,32 
 x = 4,32 
 c) x - 3,64 = 5,86 
 x = 5,86 + 3,64 
 x = 9,5 
-HS làm rồi nờu kết quả.
- HS làm rồi nêu kết quả.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - HS nhận thức đúng các lỗi về câu, cách dùng từ , lỗi diễn đạt, trình tự miêu tả... trong bài văn tả cảnh của mình , của bạn khi được thầy cô chỉ rõ.
 2.Kĩ năng: 
- HS tự sửa lỗi của mình trong bài văn.
3. Thái độ:
 - HS hiểu được cái hay của đoạn văn, bài văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :
1.Giáo viên : Bảng phụ ghi rõ những lỗi HS thường mắc phải.
2. Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
32’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài:
3. Nhận xét chung bài làm của HS.
* Ưu điểm: 
* Nhược điểm: 
* Hướng dẫn chữa bài
4.Củng cố- d ặn dò
- Kiển tra sự chuẩn bị của HS.
- Ghi đầu bài.
- Y/c 1 HS đọc đề bài tập làm văn.
* HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài.
- Bố cục của bài văn được trình bày rõ ràng, khoa học.
- Trình tự miêu tả tương đối hợp lí.
- Diễn đạt câu, ý gãy gọn, đủ chủ ngữ và vị ngữ...dùng một số từ láy , hình ảnh, âm thanh, để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật , thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng câu văn.
- Hình thức trình bày bài văn: khoa học, sáng tạo.
* Một số bài còn viết sai lỗi chính tả, cách dựng từ đặt câu cũn lộn xộn, trình bày chưa khoa học , sử dụng từ ngữ còn lộn xộn.
- Trả bài cho HS.
* Y/c 1 HS đọc bài 1.
- Y/c HS tự nhận xét chữa lỗi theo y/c .
+ Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?
+ mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì?
+ Câu văn nên viết thế nào để sinh động , gần gũi?
+ Phần kết bài nên viết thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc?
- Y/c HS đọc bài 2:
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay mà GV sưu tầm được.
- Y/c 5 HS đọc đoạn văn của mình mà mình cho là hay nhất?
- Y/c HS tự viết lại đoạn văn.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc lại đề bài tập làm văn.
* HS nghe.
* 1 HS đọc thành tiếng.
- HS tự sửa lỗi vào bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS nghe.
ĐỊA LÍ
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Dựa vào sơ đồ, biểu đồ trình bày những nét chính về ngành lâm nghiệp và thuỷ sản.
 2 .Kĩ năng: 
 - Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong sgk.
3. Thái độ:
 - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :
 1.Giáo viên : Bản đồ địa lớ VN.Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong sgk. 
2. Học sinh: Các hình ảnh về chăm sóc và bảo vệ rừng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy.
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
32’
3’
1. Kiểm trabài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Giảng bài:
* HĐ1: Các hoạt động của lâm nghiệp.
*Hoạt động 2: Các hoạt động của lâm nghiệp.
* Hoạt động 3: Ngành khai thác thuỷ sản.
3.Củngcố- Dặn dò:
- Kể một số cây trồng ở nước ta?
- Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
- Ghi đầu bài.
* Y/c HS quan sát sơ đồ các hoạt động lâm nghiệp :
-Nêu các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
-Hãy kể các việc trồng và bảo vệ rừng?
- Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải chú ý điều gì?
* Y/c HS quan sát bảng số liệu về diện tích rừng nước ta và hỏi:
- Bảng số liệu thống kê về điều gì?
- Dựa vào bảng có thể nhận xét về điều gì?
- Từ năm 1980 dến 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
- Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó ?
- Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng?
* Y/c HS quan sát biểu đồ thuỷ sản, thảo luận nhóm.
- Biểu đồ biểu diễn điều gì?
*GV kết luận.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng trình bày.
* HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi.
- Lâm nghiệp có hai hoạt động chính , đó là trồng rừng và bảo vệ rừng ; khai thác gỗ và lâm sản khác.
- HS tiếp nối nhau kể.
- Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải phù hợp tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng.
*HS quan sát bảng số liệu, thảo luận nhóm.
- Bảng số liệu thống kê diện tích rừng của nước ta qua các năm. 
- Dựa vào đây có thể nhận xét sự thay đổi của diện tích rừng qua các năm.
- Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha, nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng lại chưa được chú trọng đúng mức .
- Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng nước ta tăng thêm 2,9 triệu ha, trong 10 năm nay diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng và bảo vệ rừng được nhà nước và nhân dân thực hiện tốt.
- HS nêu.
* HS quan sát biểu đồ, thảo luận nhóm.
- Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm.
 THỂ DỤC 
 ÔN ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, VẶN MÌNH
VÀ TOÀN THÂN ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
- Biết cách thực hiện các động tác : vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
2.Kĩ năng:
- HS biết chơi đúng luật chơi, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết đoàn kết với các bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Còi.
2. Học sinh: Trang phục gọn gàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 6’
 25’
 5’
1. Phần mở đầu:
2. Phần cơ bản:
a. Chơi trò chơi “chạy nhanh theo số”
b) Ôn 5 động tác thể dục đã học:
3. Phần kết thúc
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
* Y/c HS chơi nhiệt tình, vui vẻ và đoàn kết.
- Y/c lớp trưởng lên điều khiển cho các bạn ôn lại 5 động tác thể dục đã học.
- Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ khi tập luyện.
đổi chân.
- GV quan sát- nhận xét.
* HS vừa đi vừa làm động tác thả lỏng.
-Nhận xét tiết học
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau
*Cả lớp ôn lại.
* HS ôn theo nhóm.
HS chơi.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là đại từ xưng hô.
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn.
 2.Kĩ năng: 
 - Sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :
1.Giáo viên : Phiếu bài tập.
2. Học sinh: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
32’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài:
* Bài 1:
* Bài 2:
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
Bài 2: 
4. Củng cố- dặn dò
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Ghi đầu bài.
* Gọi HS đọc y/c và ND bài tập 1.
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Các nhân vật làm gì?
- Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên?
- Những từ đó dùng để làm gì?
- Những từ nào chỉ người nghe?
-Từ nào được chỉ người hay vật được nhắc tới?
-Thế nào là đại từ xưng hô?
* Yc HS đọc lời của Cơm và chị Hơ Bia.
- Theo em cách xưng hô của mỗi nhân vật trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
* Kết luận:
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS trao đổi, thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập.
- Gọi HS phát biểu ý kiến đúng.
- Nhận xét các cách xưng hô đúng.
*Ghi nhớ:
* Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS trao đổi, thảo luận theo cặp.
- Gọi HS phát biểu, GV gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn.
- Nhận xét- bổ xung.
* Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Nội dung đoạn văn là gì?
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
* 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Đoạn văn có những nhân vật: Hơ Bia, 
- HS trả lời.
- Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
*1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Cách xưng hô của Cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ , coi thường người khác.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận , tìm từ.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
* 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
* 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc và TLCH.
*1 HS đọc bài.
- Đoạn văn có các nhân vật : Bồ chao, tu hú, các bạn của bồ chao, Bồ các 
- HS nêu.
Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2014
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 2.Kĩ năng:
 - Củng cố kĩ năng cộng, trừ hai số thập phân.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :
1.Giáo viên : Phấn màu.
 2. Học sinh: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
32’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giảng bài:
3. Luyện tập
Bài 1: Tính.
Bài 2: Tìm x.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
4.Củng cố-dặn dò 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Ghi đầu bài.
* 1HS đọc đầu bài.
- Nhận xét.
* Hd học sinh làm bài.
- Nhận xét.
* Cho HS nêu yêu cầu BT
- Nhận xét.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
* HS đọc YC.
- 3 HS lên làm, lớp làm vở.
a, 605,26 + 217,3 = 822,56 
b, 800,56 - 384,48 = 416,08
c,16,39 + 5,25 - 10,3 = 21,64 - 10,3
 = 11,34
* 2 HS lên làm, lớp làm vở.
a) x - 5,2 = 1,9 + 3,8 
 x - 5,2 = 5,7
 x = 5,7 + 5,2 
b) x + 2,7= 8,7+4,9 x + 2,7 = 13,6
 x = 13,6 - 2,7
 x = 10,9
* 2 HS lên làm, lớp làm vở.
a) 12,45 + 6,98 + 7,55 =
 (12,45 + 7,55 ) + 6,98 = 20 + 6,98
 = 26,98
b) 42,37 - 28,73 - 11,27
 = 42,37 - ( 28,73 + 11,27 ) 
 = 42,37 - 40
 = 2,37
CHÍNH TẢ
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghe, viết chính xác, đẹp một đoạn trong bài Luật bảo vệ rừng.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu l /n hoặc âm cuối n/ ng
2.Kĩ năng: 
 - Rèn viết đúng, đẹp cho HS.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận ý thức tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :
1.Giáo viên : Phấn màu
2. Học sinh: Vở chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
32’
 4’
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài:
3. Hướng dẫn nghe viết chính tả.
a.Trao đổi về nội dung bài:
b. Hướng dẫn viết tiếng khó:
c. Viết chính tả.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:
4. Củng cố- Dặn dò:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Ghi đầu bài.
* Gọi HS đọc đoạn viết.
- Điều 3 khoản 5 trong luật bảo vệ môi trường có nội dung gì?
* Y/c HS tìm các tiếng khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Y/c HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Hướng dẫn HS viết chính tả vào vở.
- GV quan sát - uốn nắn.
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả bài viết của mình.
* HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS thi theo nhóm.
- Nhận xét- bổ xung.
- Nhắc lại nội dung bài.
- chuẩn bị bài sau
*2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
* HS nêu các tiếng khó: môi trường, phòng ngừa, ứng phó,suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên.
* GV đọc cho HS viết.
- HS soát lỗi chính tả.
* HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo
KHOA HỌC
TRE, MÂY, SONG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
 2.Kĩ năng: 
- Nhận ra một số đò dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
3. Thái độ:
- GD HS cách bảo quản đồ dùng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1.Giáo viên : PHT.
2. Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
32’
 3’
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài:
* Hoạt động 1: Đặc điểm và công dụng của mây, tre, song trong thực tiễn.
*Hoạt động 2: Một số đồ dùng làm bằng tre, mây , song.
* Hoạt động 3: 
3. Củng cố dặn dò:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Ghi đầu bài.
* Y/c HS thực hành làm vào phiếu bài tập theo nhóm.
- Y/c HS đọc phần thông tin. 
* HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây , song.
* Em hãy kể các vật dụng được làm từ mây, tre, song trong gia đình em?
- Gia đình em đã bảo quản các vật dụng đó như thế nào?
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
* HS làm vào phiếu bài tập theo nhóm
- 2 HS đọc phần thông tin trong sgk.
* HS quan sát tranh và nêu.
- Đòn gánh, ống đựng nước được làm từ tre.
- Bộ bàn ghế sa lông được làm từ mây.
- Các loại rổ được làm từ tre.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
*HS tiếp nối nhau kể và nêu cách bảo quản các đồ dùng được làm từ mây, song, tre.
KỸ THUẬT
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
 2.Kĩ năng:
 - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. 
 3. Thái độ:
- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :
 1.Giáo viên : Tranh ảnh .
 2. Học sinh: SGK

File đính kèm:

  • docTuan_11_Chuyen_mot_khu_vuon_nho.doc