Giáo án Nhà trẻ - Hoạt động làm quen văn học - Đề tài: thơ “trưa hè”

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức-gây hứng thú.

- Hát bài“Mùa hè đến”

- Các con vừa hát bài gì?

-Cô đố các con trong bài hát vừa nhắc đến mùa gì?

- Thế khi mùa hè đến các con thấy thời tiết như thế nào?

- Ồ! Đúng rồi mùa hè về thời tiết nắng nóng vì thế khi ra đường các con phải làm gì?

- Vì sao phải đội mũ, mang khẩu trang?

- Các con giỏi lắm! Các con ơi! có một bài thơ nói về cảnh vật và con người trong mùa hè. Muốn biết nội dung bài thơ đó như thế nào hôm nay cô cháu mình cùng đọc nhé!

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Hoạt động làm quen văn học - Đề tài: thơ “trưa hè”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: Thơ “Trưa hè”
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức : 
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ biết nội dung bài thơ nói về thời tiết cũng như cảnh vật mùa hè, có em bé được bà ru thiêm thiếp ngủ, có gió mát, có hương lúa đồng quê
- Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
2.Kĩ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng chú ý lắng nghe, quan sát ghi nhớ, suy luận để trả lời các câu hỏi của cô.
- Rèn trẻ khả năng diễn đạt khi trả lời câu hỏi.
- Phát triển vốn từ, khả năng tư duy, sáng tạo cho trẻ. 
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ cho trẻ.
3.Thái độ: 
- Giáo dục trẻ yêu cảnh vật thiên nhiên trong mùa hè.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: 
- Tranh có nội dung bài thơ “Trưa hè”
- Tranh để trẻ chơi. 
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Sáp màu. Giấy A4. Hình ảnh hoa phượng, con ve và từ hoàn chỉnh, từ rời hoa, phượng, tiếng, ve bằng chữ viết thường.
III. Tiến hành hoạt động
 Hoạt động của cô
Dự kiến HĐ của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức-gây hứng thú.
- Hát bài“Mùa hè đến”
- Các con vừa hát bài gì?
-Cô đố các con trong bài hát vừa nhắc đến mùa gì?
- Thế khi mùa hè đến các con thấy thời tiết như thế nào?
- Ồ! Đúng rồi mùa hè về thời tiết nắng nóng vì thế khi ra đường các con phải làm gì?
- Vì sao phải đội mũ, mang khẩu trang?
- Các con giỏi lắm! Các con ơi! có một bài thơ nói về cảnh vật và con người trong mùa hè. Muốn biết nội dung bài thơ đó như thế nào hôm nay cô cháu mình cùng đọc nhé!
* Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm
- Cô đọc lần 1 cho trẻ nghe kết hợp động tác minh họa.
 - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
* Cô tóm lại nội dung bài thơ: Bài thơ nói về thời tiết của mùa hè có nắng mềm như lụa, có đàn gà trống đi kiếm ăn, có đàn vịt đang bơi ngoài ao và nội đưa bé vào giấc ngủ giữa trưa đầy hương lúa.
- Các con có muốn nghe cô đọc thơ nữa không? Ngồi đẹp nghe cô đọc lại thêm lần nữa nhé!
* Trích dẫn, đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
 - Bài thơ nói về mùa gì?
- Trong bài thơ có những gì?
+“Nắng mềm.tầng không”: Khổ thơ miêu tả nắng như thế nào?
+ “Chú gà.ao ruộng”: Trong khổ thơ này chú gà đang làm gì?
- Còn đàn vịt thì sao?
- Cô đố các con “Khoan thai” nghĩa là gì?
 + “Trưa đầythật xinh”
 - Trưa đầy hương lúa có ai ru bé ngủ?
*Giáo dục trẻ yêu cảnh vật thiên nhiên trong mùa hè yên ả.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô và trẻ cùng đọc thơ.
- Cho trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân, đọc đối.
- Cô quan sát tuyên dương những trẻ đọc diễn cảm bài thơ, sửa sai kịp thời những trẻ đọc chưa thuộc câu chưa diễn cảm
*Trò chơi: Thi ai nhanh
+ Cách chơi: Trẻ chia thành 2 đội chơi. Trẻ đứng đầu hàng lên tìm tranh và dán theo thứ tự nội dung bài thơ vào bảng, sau đó về đánh vào tay bạn rồi đứng cuối hàng, bạn thứ 2 lên tiếp tục tìm 1 bức tranh và dán theo trình tựcứ như thế cho đến khi kết thúc trò chơi.
+ Luật chơi: Đội nào không dán theo thứ tự nội dung bài thơ và về sau thì đội đó thua cuộc. Đội thắng cuộc sẽ được thưởng 1 tràng vỗ tay.
Cô quan sát nhận xét.
3 . Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ đọc lại bài thơ.
- Trẻ hát cùng cô.
- Mùa hè đến”
- Mùa hè.
- Nắng, nóng.
- Đội mũ, mang khẩu trang.
- Để bảo vệ sức khỏe.
- Trẻ lắng nghe.
- Nghe cô đọc mẫu lần 1.
- Trưa hè.
- Cô Dạ Thảo.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trưa hè.
- Mùa hè.
- Nắng, gió, chú gà, đàn vịt, có nội, có bé.
- Nắng mềm như lụa.
- Kiếm ăn qua quanh vườn.
- Khoan thai bơi ngoài ao rộng.
- Chậm rãi, từ tốn.
- Trẻ lắng nghe.
- Nội ru bé ngủ.
- Cả lớp đọc cùng cô.
- Cả lớp đọc theo yêu cầu của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
Trẻ đọc thơ và nghỉ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tho_trua_he.doc