Giáo án Nhà trẻ - Chủ điểm: Cây và những bông hoa đẹp

I.CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH

BIẾT TẬP NÓI

 Quả cam-quả chuối.

 Tích hợp :chơi “Thi chọn nhanh”

- Mở rộng vốn từ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạch cho trẻ sss

- Trẻ gọi đúng tên và nhận biết được đặc điểm của quả chuối, quả cam.

-Trẻ so sánh được sự

giống và khác nhau giữa hai loại quả cam và quả chuối.

- Trẻ biết được ích lợi của các loại quả đối với sức khỏe và đời sống con người

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Chủ điểm: Cây và những bông hoa đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Thi chọn nhanh”
Thơ : 
Quả Thị
-Tích hợp : Vận động theo nhạc : “Quả”
Dạy hát: "Quả" 
 - 
Nghe hát "Em yêu cây xanh" 
Nhận biết : to – nhỏ
3
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Quan sát :thời tiết trong ngày
 2. Trò chơi vận động : "Trời nắng trời mưa"
3. Chơi tự do : Nhặt lá làm đồ chơi, vẽ phấn.
1. Quan sát : 
vườn trường.
2. Trò chơi vận động: "Gieo hạt"
 3. Chơi tự do: Chơi nhặt lá - vẽ phấn
1. Quan sát: Quan sát cây chuối. 
2. Trò chơi vận động: Cây cao, cỏ thấp 
3. Trò chơi tự do : Chơi với cát, sỏi.
1.Quan sát : quả quýt 
2.Hoạt động tập thể 
Mèo và chim sẻ 
3. Hoạt động tự do : Dùng hột hạt để xếp đồ dùng gia đình 
1.Quan sát : 
Quả khế 
2.Hoạt động tập thể 
Đi cầu đi quán 
3. Hoạt động tự do : Vẽ theo ý thích 
4
HOẠT ĐỘNG GÓC
1.Góc phân vai: 
xúc cho em ăn 
2. Góc hoạt động với đồ vật :
Xâu vòng có màu xanh , đỏ 
3. Góc vận động 
Chơi với bóng , vòng
1.Góc phân vai:
Chơi với em búp bê 
2. Góc hoạt động với đồ vật :Xâu vòng có màu xanh , đỏ 
3. Góc vận động 
Chơi với bóng, vòng
1.Góc xây dựng : -xây ngôi nhà cho búp bê 
2.Góc hoạt động với đồ vật 
-Xếp quả vào rổ 
3.Góc âm nhạc : 
Hát các bài hát trong chủ điểm
1.Góc xây dựng : -xây ngôi nhà cho búp bê 
2.Góc hoạt động với đồ vật 
-Xếp quả vào rổ 3.Góc âm nhạc : 
Hát các bài hát trong chủ điểm
1.Góc phân vai 
-Trò chơi : chị em 
2.Góc ânm nhạc : hát những bài hát trong chủ điểm gia đình 
3.Góc thư viện : Xem tranh ảnh về các loại quả 
5
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Trẻ đọc đồng dao cùng cô bài: Kéo cưa ,lừa sẻ 
2. Hoạt động góc 
-Góc xây dựng, Góc phân vai 
Hướng dẫn trò chơi dân gian : Rồng rắn lên mây 
- Hoạt động góc: Góc âm nhạc , góc phân vai 
Vệ sinh -Trả trẻ 
-Bé nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
-Rèn thao tác vs: Rửa tay, rửa mặt 
Vệ sinh -Trả trẻ 
1. Đọc các bài đồng dao , ca dao về các loại quả 
2. Hoạt động góc 
Chơi tự do: chơi theo ý thích 
Vệ sinh – trả trẻ 
-Đọc các bài thơ trong chủ điểm 
-Chơi tự do theo ý thích 
-Nêu gương bé ngoan cuối tuần 
Vệ sinh -Trả trẻ 
Thứ 2 :Ngày 19tháng 1 năm 2015
Nội dung 
Yêu cầu 
Chuẩn bị 
Phương pháp , hình thức tổ chức hoạt động 
Lưu ý 
I . CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH 
 - BTPTC:Tập với quả
 - Vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp
 - Trò chơi vận động:Hái quả
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được luật chơi, biết phối hợp cùng các bạn để chơi.
- Trẻ biết bò trong đường hẹp, không cúi đầu, thẳng lưng, không chạm vạch. Rèn luyện cơ chân, phối hợp với 2 tay và giữ thăng bằng...
- Trẻ tích cực tham gia vào trò chơi.
- Quần áo, đầu tóc cô và trẻ gọn gàng.
- 2 chiếc gậy,có chiều dài 2m.
- Mỗi trẻ có 2 quả.(một số quả bằng nhựa)
- 2 cái giỏ để đựng quả.
- Mô hình vườn quả trong góc lớp.
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng đi thăm quan vườn cây ăn quả và cùng trò chuyện:
- Trong vườn quả có những loại quả gì nào ? 
- Có những quả màu gì ?...
- Trong vườn có rất nhiều loại quả, bác nông dân gửi tặng mỗi bạn nhỏ 2 loại quả đấy!
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm.
a. Khởi động:- Cô và trẻ cùng cầm quả và đi theo vòng tròn, các kiểu đi 2 vòng.
b. Trọng động: Bài tập phát triển chung: "Tập với quả"- ĐT1: Khoe quả (3-4 lần)
+ Đứng tự nhiên, 2 tay cầm quả dấu sau lưng.
 Quả đâu: Đưa ra phía trước đây rồi
 Mất rồi: Lại dấu sau lưng.
- ĐT2: Nhặt quả (3 lần) 
 Đặt quả xuống đất, cúi nhặt và ngẩng lên.
- ĐT3: Hái quả (2-3 lần)
 Đứng tự nhiên, 2 tay cầm quả, nhảy bật lên cao.
* Vận động cơ bản:
- Hôm nay chúng mình cùng chơi trò chơi: "Bò qua cầu để đến thăm vườn cây ăn quả".
- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa phân tích, giảng giải.+ Đứng vào vị trí chuẩn bị, bò trong chiếc cầu hẹp này thật khéo léo, không khéo bị ngã cầu đấy, khi bò phải phối kết hợp chân nọ tay kia, nhịp nhàng, đến vườn cây hái 1 quả rồi đi về hàng đứng.- Mời 1 trẻ lên làm thử.
- Sau đó cho cả lớp thực hiện, lúc đầu từng trẻ bò, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Sau cho các nhóm, rồi từng tổ bò. thi đua nhau. Cô khuyến khích động viên trẻ - Nhận xét, khen ngợi trẻ.
* Trò chơi vận động: "Hái quả"
- Cho trẻ đứng thành hàng ngang, lần lượt lên hái quả, khi hái được quả nào thì giơ lên và nói tên quả đó sau đó để vào rổ cứ thế, 
c. Hồi tĩnh: Đi bộ nhẹ nhàng 2 vòng, hát bài "quả".
3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
- Về góc chơi trò chơi: Xé dán quả theo ý thích.
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 
1. Quan sát :
thời tiết trong ngày
 2. Trò chơi vận động : "Trời nắng trời mưa"
3. Chơi tự do : Nhặt lá làm đồ chơi, vẽ phấn.
- Trẻ được ra ngoài trời và hít thở không khí trong lành.
- Trẻ nhận biết được trời nắng, mưa, dâm.
- Ra nắng biết đội mũ, che ô..
- Hứng thú chơi trò chơi.
-Trẻ chơi vui vẻ đoàn kết 
- Quần áo, trang phục của trẻ phù hợp với thời tiết
- Chỗ đứng quan sát thuận tiện 
1. Quan sát : thời tiết trong ngày:
- Cô cho trẻ đi thành hàng ra sân vừa đi vừa hát bài "Dạo chơi".
- Các con ơi ông mặt trời đâu nhỉ ? 
- Con nhìn thấy ông mặt trời không ? 
- Thế ông mặt trời màu gì nào ? 
- Thế trời nắng hay trời mưa nào ? 
- Thế khi ra ngoài trời nắng chúng mình phải làm gì nhỉ ?
- Vì sao nào ?
- Nhắc trẻ ra nắng, mưa phải đội mũ, che ô...
2. Trò chơi vận động : "Trời nắng trời mưa"
- Cô và trẻ vừa hát vừa chơi trò chơi "Trời nắng trời mưa" 
- Cô cùng chơi động viên, khuyến khích trẻ.
- Chơi 2-3 lần.
3. Chơi tự do: 
- Cô gợi mở để trẻ chọn trò chơi, cô cho trẻ chơi theo nhóm, cô hướng dẫn, bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi.
* Cô cho trẻ về lớp vệ sinh rửa tay cho trẻ và chuyển tiếp hoạt động.
III.HOẠT ĐỘNG GÓC 
1.Góc phân vai: 
Chơi với em búp bê , xúc cho em ăn 
2. Góc hoạt động với đồ vật :
Xâu vòng có màu xanh , đỏ 
3. Góc vận động 
Chơi với bóng , vòng 
- Biết yêu quí em, biết cách bế em, biết một số công dụng của đồ dùng.
- Trẻ biết chơi với búp bê, biết cách bế em, xúc cho em ăn, lau miệng cho em.
Nhận biết màu xanh, đỏ qua đồ chơi, xâu dây theo màu và gọi tên sản phẩm.
Trẻ biết cầm dây xâu thành vòng hoa, quả.
: Trẻ biết chơi với vòng, bóng, chui qua cổng
-Búp bê, gường nôi cho búp bê, cốc, thìa, bát, khăn lau miệng.
- Bộ xâu hoa.
- Bóng nhựa, khối xốp.
Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề :
- Trong lớp mình có những góc chơi nào ?
- Con thích chơi ở góc chơi nào ?
- Con rủ bạn nào cùng chơi ? 
- Con chơi trò chơi gì ?
- Con lấy những đồ chơi nào ? ....
- Cô gợi ý cho trẻ tự nhận vai chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ các thao tác của vai chơi : Cách chăm sóc em bé, cho em bé ăn, nấu bột...
- Với góc hoạt động với đồ vật : Cô quan sát đặt câu hỏi trẻ về màu sắc, tên gọi của sản phẩm trẻ vừa tạo ra. Đối với trẻ còn lúng túng, cô hướng dẫn cách thức hoạt động
- Góc vận động cô quan sát giúp đỡ trẻ lúc cần.
- Cô nhận xét từng nhóm chơi : Nhận xét trẻ trong quá trình chơi (Chơi chỗ nào được, chỗ nào chưa được, tuyên dương những trẻ chơi ngoan, tốt, nhắc nhở, động viên những trẻ chơi chưa được tốt.
VI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
1.Trẻ đọc đồng dao : về các loại quả 
2. Hoạt động góc 
-Góc xây dựng, Góc phân vai 
-Hứng thú đọc cùng cô 
-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
-Trẻ biết lấy đồ chơi ra chơi theo sự hướng đẫn của cô 
Góc chơi cho trẻ 
-Cô đọc cho trẻ nghe trước 1-2 lần sau đó cho trẻ đọc cùng cô 3-4 lấn sau đó chia tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc cùng cô 
- Cô hướng trẻ 
vào các góc chơi nhắc lại các nội dung chơi của buổi sáng và cho trẻ tiếp tục chơi 
Thứ 3 : Ngày 20 tháng 1 năm 2015
Nội dung
Yêu cầu 
Chuẩn bị 
Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động 
Lưu ý 
I.CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH 
BIẾT TẬP NÓI
 Quả cam-quả chuối.
 Tích hợp :chơi “Thi chọn nhanh”
- Mở rộng vốn từ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạch cho trẻ sss
- Trẻ gọi đúng tên và nhận biết được đặc điểm của quả chuối, quả cam.
-Trẻ so sánh được sự 
giống và khác nhau giữa hai loại quả cam và quả chuối.
- Trẻ biết được ích lợi của các loại quả đối với sức khỏe và đời sống con người
- Mô hình cây chuối, cây cam có quả chuối và quả cam thật.
- Đĩa đựng các loại quả trên đã cắt sẵn.
 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức -Gây hứng thú.
- Cô con mình cùng đến thăm vườn cây ăn quả nào: Cùng đi đến vườn cây.
- Trong vườn cây này có nững loại quả gì nào? 
 Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm.
- Đọc bài đồng dao: "Đi cầu đi quán".
- Các con xem cô mua được gì đây nào? chiếc túi kì lạ! trong chiếc túi kì lạ này cô chưa biết có gì ở trong đó, cô mời các ban lên lấy giúp cô nào! Quả gì đây ? ("quả cam" đọc 2-3 lần).
- Quả cam có màu gì? (Màu vàng) 
- Vỏ quả cam như thế nào? Cùng sờ vào và nói: Sần sùi.
- Chúng mình cùng thử ngửi xem quả cam có mùi gì nào? (mùi thơm).
- Các con đã được ăn quả cam chưa? muốn ăn phải làm như thế nào?. khi ăn chúng thấy có vị gì nào ? (vị ngọt).
- Tiếp theo cô lại mời 1 trẻ lên lấy quả ra và nói: quả chuối.(2-3 lần).
- Quả chuối này có hình dạng như thế nào? 
- Chúng ta cùng sờ vào vỏ quả chuối xem nào! Khi sờ vào ta thấy cảm giác như thế nào nhỉ? (nhẵn).
- Các con đã được ăn chuối chưa? Ăn chuối có vị gì nào? (ngọt).
* Mở rộng:
- Ngoài quả cam và chuối ra, các con còn biết những quả gì nữa ?
2-3 trẻ kể tên các loại quả mà trẻ biết.
* Giáo dục : Các con phải ăn nhiều loại quả cho cơ thể khỏe mạnh và da dẻ hồng hào.
vậy muốn có nhiều quả để ăn chúng mình phải làm gì? phải trồng và chăm sóc cho cây...
*Trò chơi: Thi chọn nhanh
- Cô bày tất cả các loại quả trên bàn và mời từng trẻ lên chọn quả theo yêu cầu của cô.sau đó cô nhận xét.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
- Cho trẻ hát bài: "Quả", chuyển tiếp hoạt động.
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 
1. Quan sát : 
vườn trường.
2. Trò chơi vận động: "Gieo hạt"
3. Chơi tự do: Chơi nhặt lá - vẽ phấn
- Trẻ nhận biết tên gọi của một số loại cây ăn quả trong vườn trường.
- Biết trả lời đúng các câu hỏi của cô, làm theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ đuợc vận động ngoài trời và hít thở không khí trong lành.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 
- Sân sạch, phẳng.
- Mô hình vườn cây ăn quả.
- Quần áo trang phục của trẻ phù hợp với thời tiết.
1. Quan sát : vườn trường :
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Dạo chơi" đi ra đến địa điểm quan sát và cô đàm thoại với trẻ 
+ Đây là cây ăn quả gì ?	
+ Lá có màu gì ?
+ Đây là gì ? Quả có màu gì ? 
-Cây ăn quả trong vườn trường có đẹp không ? 
- Ai là người chăm sóc cho cây ăn quả trong vườn trường ?
- Vậy khi muốn có nhiều quả ngon cho chúng mình ăn phải làm gì ?
2. Trò chơi vận động: "Gieo hạt" cô hướng dẫn cách chơi , tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Nhận xét - Khen trẻ.
3. Chơi tự do : Chơi nhặt lá - vẽ phấn.
- Cô gợi mở để trẻ chọn trò chơi, cho trẻ chơi theo nhóm, cô gợi mở hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Cô cho trẻ về lớp vệ sinh rửa tay, mặt và chuyển tiếp hoạt động.
III.HOẠT ĐỘNG GÓC 
1.Góc phân vai: 
Chơi với em búp bê , xúc cho em ăn 
2. Góc hoạt động với đồ vật :
Xâu vòng có màu xanh , đỏ 
3. Góc vận động 
Chơi với bóng , vòng
- Biết yêu quí em, biết cách bế em, biết một số công dụng của đồ dùng.
- Trẻ biết chơi với búp bê, biết cách bế em, xúc cho em ăn, lau miệng cho em.
Nhận biết màu xanh, đỏ qua đồ chơi, xâu dây theo màu và gọi tên sản phẩm.
Trẻ biết cầm dây xâu thành vòng hoa, quả.
: Trẻ biết chơi với vòng, bóng, chui qua cổng
-Búp bê, gường nôi cho búp bê, cốc, thìa, bát, khăn lau miệng.
- Bộ xâu hoa.
- Bóng nhựa, khối xốp.
Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề :
- Trong lớp mình có những góc chơi nào ?
- Con thích chơi ở góc chơi nào ?
- Con rủ bạn nào cùng chơi ? 
- Con chơi trò chơi gì ?
- Con lấy những đồ chơi nào ? ....
- Cô gợi ý cho trẻ tự nhận vai chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ các thao tác của vai chơi : Cách chăm sóc em bé, cho em bé ăn, nấu bột...
- Với góc hoạt động với đồ vật : Cô quan sát đặt câu hỏi trẻ về màu sắc, tên gọi của sản phẩm trẻ vừa tạo ra. Đối với trẻ còn lúng túng, cô hướng dẫn cách thức hoạt động
- Góc vận động cô quan sát giúp đỡ trẻ lúc cần.
- Cô nhận xét từng nhóm chơi : Nhận xét trẻ trong quá trình chơi (Chơi chỗ nào được, chỗ nào chưa được, tuyên dương những trẻ chơi ngoan, tốt, nhắc nhở, động viên những trẻ chơi chưa được tốt.
VI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
1.Hoạt động tập thể chơi trò chơi dân gian : Rồng rắn lên mây 
- Hoạt động góc: Góc âm nhạc , góc 
-Hứng thú tham gia trò chơi 
-phát triển vận động : đi , chạy cho trẻ 
-Trẻ hứng thú tham gia vào các góc chơi 
Chơi cùng nhau vui vẻ đoàn kết 
- Trẻ thuộc lời ca 
-Góc chơi cho trẻ 
-Cô hướng dẫn trò chơi, nói luật chơi , cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 
-Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi , cho trẻ chơi tiếp các nội dung chơi của buổi sáng 
Thứ 4 :Ngày21 tháng 1 năm 2015
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị 
Phương pháp , hình thức tổ chức hoạt động 
Lưu ý 
I.CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH 
Thơ : 
Quả Thị
-Tích hợp : Vận động theo nhạc : “Quả”
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Cảm nhận được hình dáng và màu sắc của quả thị khi còn xanh và đã chín.
- Trẻ biết muốn có nhiều quả thị để ăn phải bảo vệ...
- Mô hình vườn cây ăn quả có gắn quả thị.
- Tranh vẽ minh họa nội dung bài thơ.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Gây hứng thú.
- Cô dẫn trẻ đến thăm vườn cây ăn quả:
- Đến nơi cô hỏi: Đây là vườn gì ? 
- Trong vườn có quả gì đây ? (quả thị)
- Quả thị có màu gì ? ; Quả thị hình gì ?
Hoạt động 2: Nội dung .
- Hôm nay cô sẽ đọc thơ về quả thị cho lớp mình nghe:
+ Cô đọc thơ lần 1: đọc diễn cảm .
Nói lại tên bài thơ, tên tác giả.
Cho trẻ đọc cùng cô 3-4 lần 
+ Cô đọc thơ lần 2:dùng tranh chỉ minh họa,hỏi lại tên bài thơ?
Cho trẻ đọc cùng cô 2-3 lần 
+ Đàm thoại cùng trẻ nội dung bài thơ:
- Bài thơ nói về quả gì nào? (quả thị)
- Quả thị tròn như gì nào ?"Tròn như mặt trăng".
- Quả thị treo ở đâu nào ? (trên vòm lá)
- Vỏ quả thị như thế nào nhỉ:"Da nhẵn mịn màng" 
- Quả thị có mùi gì ? (Mùi thơm)
- Vỏ quả thị nhẵn, khi thị chín rồi thì có mùi thơm.
Giáo dục trẻ : Phải bảo vệ cây, không cho trâu bò phá hoại, không bứt lá bẻ cành 
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô:
- Cả lớp 2-3 lần, tổ, nhóm, cá nhân vài lần
- Cô chú ý sửa sai và nhận xét trẻ đọc sau đó hỏi lại tên bài thơ.
- Nhận xét khen ngợi trẻ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
- Cho trẻ vận động theo nhịp bài hát : "Quả"
Cô và trẻ đứng thành vòng tròn vừa hát kết hợp nhún theo nhịp, vỗ tay và làm điệu bài "quả" 
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 
1. Quan sát: Quan sát cây chuối. 
 2. Trò chơi vận động: Cây cao, cỏ thấp 
3. Trò chơi tự do : Chơi với cát, sỏi.
- Trẻ gọi đúng tên và nhận biết được đặc điểm của cây chuối : Cây, lá, quả...
- Chơi trò chơi vui vẻ, hào hứng.
- trẻ chơi vui vẻ đoàn kết , không tranh giành , tung ném cát , sỏi 
-Cây chuối 
-Khoảng sân rộng , sạch sẽ 
Cát, sỏi ...
1. Quan sát :cây chuối:
- Cô cho trẻ đi ra vườn và trò chuyện cùng trẻ Chúng mình đang đứng ở đâu đây ? ở sân trường mình có cây gì đây nhỉ ? (cây chuối) -Cây chuối này có cao không ?
- Lá chuối như thế nào? Và có màu gì đây nhỉ ? (xanh)
- Cây chuối này còn có gì nữa ? (đây là buồng chuối) buồng chuối này như thế nào?
- Các con đã được ăn chuối chưa ? muốn có nhiều cây chuối cho ra quả để ăn chúng mình phải làm gì nào ?
- Chúng mình phải bảo vệ cây đúng không nào ?
2. Trò chơi: Cây cao, cỏ thấp
- Cô và trẻ cùng làm động tác: Cây cao, đưa hai tay lên cao, mắt nhìn theo, chân kiễng gót.
- Cỏ thấp, ngồi xổm xuống, hai tay ôm đầu gối. cứ thế chơi vài lần, sau đó nhận xét.
3. Chơi tự do: Cô hướng cho trẻ chơi với cát và sỏi
Cô chú ý quan sát và quản trẻ 
III.HOẠT ĐỘNG GÓC 
1.Góc xây dựng : -xây ngôi nhà cho búp bê 
2.Góc hoạt động với đồ vật 
-Xếp quả vào rổ 
3.Góc âm nhạc : 
Hát các bài hát trong chủ điểm 
-Biết phối ghợp nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng ngôi nhà cho đẹp 
-Biết phối hợp các nhóm chơi với nhau để cùng nhau nhau hoàn thành công việc 
-Trẻ biết phân biệt từng loại quả theo đặc tính của từng loại : nhẵn, tròn, sần sùi , màu sắc của từng loại quả 
Trẻ hứng thú tham gia và vận động theo nhạc các bài hát một cách nhịp nhàng 
-Các nguyên vật liệu để xây dựng
: gạch,khối nhựa, hàng dào
-Các loại quả, rổ đựng quả 
-Trống, phách , xắc xô
-Các bác đang làm gì vậy ?
Trong ngôi nhà của búp bê cần có những đồ dùng gì nào?
-Để ngôi nhà cho búp bê được đẹp hơn thì các bác cấn phải có thêm những gì?
-Các bác hãy cùng nhau làm việc thật vui vẻ nhé! 
-Các con ơi bây giờ chúng mình hãy cùng nhau chọn những loại quả theo tên gọi , mầu sắc , công dụng của chúng nhé ? 
 -Cho trẻ chơi , cô quan sát và quản trẻ 
-Cô giới thiệu các bài hát trong chủ điểm cho trẻ hát các bài hát và hướng dẫn cho trẻ vận động nhịp nhàng theo lời của bài hát 
- Cô nhận xét từng nhóm chơi : Nhận xét trẻ trong quá trình chơi (Chơi chỗ nào được, chỗ nào chưa được, tuyên dương những trẻ chơi ngoan, tốt, nhắc nhở, động viên những trẻ chơi chưa được tốt.
VI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
-Bé nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
-Rèn thao tác vs: Rửa tay, rửa mặt 
-Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện 
-Trẻ biết tự vs: rửa tay , rửa mặt
-Truyện về Bác Hồ 
 Đồ dùng vệ sinh 
_Cô kể cho trẻ nghe truyện về Bác Hồ và giảng nội dung ý nghĩa của truỵên cho trẻ hiếu .Qua đó giáo dục trẻ phải biết học tập và làm theo lời dạy của Bác “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ- Tùy theo sức của mình”
-Cô hướng dẫn ccác thao tác rửa tay, rửa mặt cho trẻ và cho trẻ thực hiện 
Thứ 5 : Ngày 22 tháng 1 năm 2015
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
Lưu ý
I.CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH 
Dạy hát: "Quả" 
 - 
Nghe hát "Em yêu cây xanh" 
- Trẻ nhớ tên bài hát "Quả" và thuộc lời bài hát.
- Biết tên các loại quả và lợi ích, tác dụng của chúng đối với cuộc sống con người.
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ thích được nghe cô hát và hứng thú tham gia các hoạt động.
- Tranh vẽ về các loại quả trong bài hát: Quả khế, quả trứng, quả mít, mũ múa.
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức – Gây hứng thú 
- Cho trẻ chơi "Bóng tròn", sau đó cô hỏi: 
- Chúng mình đang đứng thành hình gì ? Giống cái gì?
- Cô thưởng các con xem cái gì đây ?
- Đây là tranh vẽ về quả gì ? (quả khế)
- Quả khế như thế nào? Ăn có vị gì ?...cô có bài hát nói về các loại quả.
Hoạt động 2: bé học hát 
* Dạy hát bài : "Quả"
- Giờ cô hát cho lớp mình nghe bài "Quả" nhạc và lời của : Xanh Xanh 
+ Cô hát mẫu lần 1: Nhẹ nhàng, diễn cảm.
- Hỏi trẻ tên bài hát.
+ Cô hát lần 2: Kết hợp làm điệu bộ, cử chỉ.
- Cho trẻ hát cùng cô:
- Cô và trẻ cùng hát nhiều lượt.
- Các tổ, nhóm ,cá nhân hát luân phiên nhau. Sau mỗi lần cô sửa sai và nhận xét giờ tập hát của trẻ. để khích lệ trẻ hát đúng và hay.
- Hỏi lại tên bài hát ? 
- Bài hát rất hay và thú vị, cả lớp hát lại cùng cô lần nữa nhé!
+ Cô hát lần 3 : Khuyến khích trẻ hát và biểu diễn cùng cô 
*Hoạt động 3 : Bé thích nghe hát:
- Cô thấy lớp mình hát rất giỏi, giờ cô hát tặng lớp mình bài hát: "Em yêu cây xanh" nhạc và lời của Hoàng Văn Yến.
- Cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát , tác giả 
- Hát lần 2: Đứng lên và làm động tác minh họa.
- Hát lần 3: Khuyến khích trẻ cùng làm.
- Sau đó hỏi lại tên bài hát .
 Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động.
- Cô và trẻ cùng ra sân và chơi trò chơi "Gieo hạt".và chuyển tiếp hoạt động.
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 
1.Quan sát : quả quýt 
2.Hoạt động tập thể 
Mèo và chim sẻ 
3. Hoạt động tự do : Dùng hột hạt để xếp đồ dùng gia đình 
-Trẻ biết được hình dáng màu sắc , ích lợi của quả quýt đối với đời sống của con người 
-Hứng thú tham gia trò chơi 
Rèn phản ứng nhanh nhẹn kịp thời ở trẻ 
-Trẻ biết dùng hột hạt để xếp thành hình một số đồ dùng quen thuộc 
-Quả Quýt 
-Phấn, mũ mèo, mũ chim 
-Hột hạt 
Hoạt động 1: Quan sát 
Cô cho trẻ quan sát quả quýt và đặt câu hỏi đàm thoại cùng với trẻ :
Đây là quả gì? Quả quýt có dạng hình gì? 
Vỏ quả quýt có màu gì ? 
Bên trong quả quýt có những gì ?
Ăn vào có vị gì? , có tác dụng gì đối với cơ thể chúng ta 
Cô giới thiệu lại về quả quýt để cho trẻ nắm được rõ hơn về quả quýt 
Giáo dục môi trường: Khi ăn quýt xong phải bỏ vỏ vào đúng nơi quy định
Hoạt động 2 : Chơi tập thể : mèo và chim sẻ 
Cô hướng đẫn cách chơi cho trẻ , nói luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 
Hoạt động3 :Chơi tự do : Cô cho trẻ lấy hột hạt ra để xếp theo ý thích của trẻ , gợi ý cho trẻ xếp một số đồ dùng que

File đính kèm:

  • docthuc_vat.doc