Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới thực vật + Lễ hội bé vui đón tết - Chủ đề nhánh 1: Rau ăn củ

Hoạt động có chủ đích

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.

 Đề tài : Dây khoai lang

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

KT: Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện “ Dây khoai lang”hiểu được tính cách nhân vật, hiểu từ khó

 -KN :Trẻ chú ý quan sát, biết trả lời mạch lạc rõ ràng câu hỏi của cô, biết sử dụng lời nói của mình để kể lại được đoạn truyện, biết nhận xét nhân vật trong chuyện

TĐ: Yêu mến cậu bé, ghét nạn đốt cháy rừng, chăm sóc bảo vệ cây trồng.

II/.CHUẨN BỊ:

-Sách khổ to, mặt nạ nhân vật cậu bé, dây khoai lang, củ khoai lang.

III/.TIẾN HÀNH :

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới thực vật + Lễ hội bé vui đón tết - Chủ đề nhánh 1: Rau ăn củ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. KẾ HOẠCH TUẦN
I. LỊCH TUẦN 1:
Chủ đề:Rau ăn củ ( Từ ngày 2- 6/1/2012)
 Rau ăn củ
Thời gian
Thời điểm
 Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
6h30’
7h15’
Đón trẻ
NGHỈ BÙ TẾT DƯƠNG LỊCH
Rèn cá nhân: Mỹ Hiền, Khôi
Giờ học chú ý
Rèn cá nhân: Tố anh, Yến nhi trả lời tròn câu
Rèn cá nhân: Cháu Quyên ăn không nóichuyện
Rèn cá nhân: Tuyết Nhi giờ ngủ không nói chuyện
Rèn luyện nề nếp: 
- Nhắn nhở cháu rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Nhắc cháu cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
- Ăn nhanh hết khẩu phần, không làm đổ, không nói chuyện trong giờ ăn, giờ học, giờ chơi, giờ ngủ.
7h15’
7h30’
Thể dục sáng
Hô hấp : Hái hoa
- Tay:Hai tay thay nhau quay dọc thân
- Chân:Ngồi khụy gối 
- Bụng: Ngồi duỗi chân,tay chống hông, đưa chân lên cao
- Bật: Tách khép chân.
7h30’
8h10’
Điểm danh
- Điểm danh: Tổ trưởng điểm danh phát hiện bạn vắng, khám tay.
-Thời gian trong ngày: Trò chuyện ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai
- Thông tin: Sang chủ đề mới: Rau ăn củ
Thời tiết : 
Mưa, Bão
-Thông tin: Dịch bệnh tay, chân, miệng.
 Thời tiết về hiện tượng Gió
-Thông tin: Mùa xuân đang đến
8h10’
8h40’
HĐ có chủ đích
NGHỈ BÙ TẾT DƯƠNG LỊCH
-Trẻ hiểu và nắm được nội dung câu chuyên” Dây khoai lang”
-Trẻ phối hợp tay và mắt để nặn các loại củ
-Rèn kỹ năng vận động khéo léo thông qua vận động” Tung bóng lên cao và bắt bóng”
-TCXH: Nhận biết giờ trên đồng hồ
8h40’
9h20
HĐ ngoài trời
- QS: Cây bàng 
-Chơi VĐ: Ném bóng vào chậu
- Chơi DG:
 Nu na nu nóng
-Chơi TD: Bóng, phấn, lá cây...
- Nói được 1 số đặc điểm nỗi bật của mùa đông
- QS: Hòn non bộ
-Chơi VĐ: Đuổi bóng 
- Chơi DG: Tập tầm vong
- Chơi TD cát nước in làm bánh...
- Trẻ đếm vẹt từ 1-40
- QS: Hố cá 
- Chơi VĐ: Tung bóng
- Chơi DG: Giặt chiếu phơi khô 
- Chơi TD Các đồ chơi trong lớp trẻ thích trẻ đem ra...
- Trẻ thích chăm sóc cây cối và các con vật quen thuộc.
-QS: Hoa lan
- Chơi VĐ: Kéo co
- Chơi DG: Lộn cầu vòng
- Chơi TD Các đồ chơi ngoài sân...
- Trẻ đếm vẹt từ 1-40
-QS: Cây sung
- Chơi VĐ: Kéo co
- Chơi DG: Tập tầm vong
- Chơi TD Các đồ chơi ngoài sân...
- Trẻ thích chăm sóc cây cối và các con vật quen thuộc.
9h20’
10h20’
Hoạt động góc
PV: 
Người trồng rau củ
XD: Khu vườn trồng rau củ
- Xây xưởng chế biến
TV: Biết kể chuyện theo tranh
-Làm quen cách đọc và viết tiếng việt: Hướng đọc viết. Hướng viết của các nét chữ - Biết giữ gìn và bảo vệ sách
Học tập 
- Lập bảng thực phẩm có lợi , thực phẩm có hại
XD: Xây siêu bán rau củ
- Âm nhạc: Hát và vận động sáng tạo theo ý thích các bài đã học
-Nghệ thuật: 
 Trẻ vẽ, cắt dán , nặn các loại rau củ
- Sữ dụng các nguyên vật liệu khác nhau để trang trí chủ đề thế giới thực vật.
- Hát và vận động các bài đã học
PV:Kỷ sư trồng trọt
 TV: Biết kể chuyện theo tranh
“ Về rau ăn củ”
Thiên nhiên: 
-Tỉa lá, chăm sóc cây xanh
PV:Cửa hàng bán rau ăn củ.
HT: -Tiếp xúc với chữ qua sách truyện tranh 
Học tập 
- Đọc thơ, kể chuyện về rau ăn củ
Nghệ thuật: 
+ Vẽ theo ý thích của bé
+ Hát và vận động các bài hát theo chủ đề.
XD: Siêu thị bán rau ăn củ.
10h20
14h30
Hoạt động VS-Ăn ngủ-Ăn xế
- Tự cởi thay quần áo
- Biết rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi VS
- Đọc lại cho trẻ nghe bài thơ” Hoa đào hao mai”
-Biết rửa tay bằng xà bông 
- Biết gọi tên các món ăn thông thường hàng ngày
-Biết ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
Trẻ biết tiết kiệm nước khi đánh răng
Biết giữ gìn quần áo và đầu tóc gọn gàng
14h30
15h30
Hoạt động chiều
Chơi nhẹ sau ngủ dậy: Chi chi chành chành, Nu na nu nóng
NGHỈ BÙ TẾT DƯƠNG LỊCH
- Ôn :Truyện” Dây khoai lang
- Giáo dục lễ giáo
- Chơi tự do
- Nêu gương
- Ôn :nặn rau ăn củ
- Giáo dục vệ sinh
- Chơi tự do
- Nêu gương.
- Ôn :TD” Tung bóng lên cao và bắt bóng” 
- Giáo dục dinh dưỡng vitamin A, C
- Chơi tự do
- Nêu gương 
- Tổ chức tổng kết chủ đề tuần “ Rau ăn củ”
- Lao động VS
- Giới thiệu chủ đề tiếp theo của tuần sau
- Nêu gương
15h30
17h00
Vệ sinh
Trả trẻ
- Giáo dục vệ sinh
- Chơi tự do
- Chơi tự do
- Chơi tự do
- Chơi tự do
 II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
1/. Mạng chủ đề
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Trò chuyện về quá trình phát triển của cây.
- chơi phân vai: bác nông dân
- Xây khu vườn trồng rau ăn củ
- Kể chuyện sáng tạo về các loại rau ăn củ
- Hội trợ nông nghiệp về các loại rau ăn củ
TÊN GỌI, ĐẶC ĐIỂM
- Thực hành, trải nghiệm
- Truyện kể: Dây khoai lang
- Làm aibum về các loại rau củ
-Xem đoạn phim về cách trồng các loại rau ăn củ
-Lập bảng phân loại rau ăn củ và rau ăn lá
RAU ĂN CỦ
Thời gian: Từ ngày 2 – 6/1/2012
MÙI VỊ
-Thực hành, trải nghiệm
-Phân loại mùi vị của các loại rau củ.
-Trò chuyện về giá cả, thời tiết ảnh hưởng mùi vị.
-Trưng bày triển lãm các loại mùi vị của rau ăn củ.
ÍCH LỢI
-Trò chuyện về ích lợi của các loại rau củ.
-Lập bảng thực phẩm có lợi ,thực phẩm có hại.
- TCXH: Nhận biết giờ trên đồng hồ
-TCVĐ: kéo gỗ
-TCDG: Chi chi chành chành.
CÁCH CHẾ BIẾN
-Trò chuyện với bé về cách chế biến các loại rau ăn củ.
-TD: tung bóng lên cao và bắt bóng.
-TH: Nặn các loại củ.
-Xem sách báo về cách chế biến các loại rau củ
-TCĐV: Người đầu bếp giỏi
2. Mở chủ đề:
RAU ĂN CỦ
 - Đặt câu hỏi nhằm giúp trẻ hứng thú vào chủ đề:
 + Nhà bạn có trồng các loại rau ăn củ không?
 + Rau ăn củ là loại rau cho ra sản phẩm gì?
 + Cách chế biến chúng ra sau?
 - Những câu hỏi giúp trẻ muốn khám phá chủ đề:
 + Rau ăn củ có mùi vị như thế nào?
 +Muốn rau ăn củ tươi tốt ta làm gì?
 + Trồng loại rau ăn củ thì trồng ở đâu?
3. Hoạt động khám phá: 
NGHỈ BÙ TẾT DƯƠNG LỊCH
4. Lập bảng và các hoạt động tổ chức trong góc chơi:
 CÁC BIỂU BẢNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ: RAU ĂN CỦ
1.Phân loại các chất dinh dưỡng?
	Tinh bột
 Vitamin
2. Cách trồng rau ăn củ như thế nào?
 CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI
*Góc tạo hình: 
-Mẩu trang trí các loại rau củ bằng vật lệu khác nhau.
-Tô, vẽ, cắt dán vẽ trang trí các loại rau bằng lá cây .
-Giấy, bút màu, màu nước cho cháu.
-Đồ dùng: lá cây, bìa cứng, giấy trắng, hồ dán, keo, kim sa, giấy màu.
*Góc phân vai:
-Chơi trò chơi gia đình đóng vai bán các loại rau .
-Tham quan vườn rau .
-Đồ dung: hạt giống, .
*Góc thư viện:
-Các loại sách truyện về các loại rau.
-Làm Album về 1 số loại rau.
*Góc âm nhạc:
-Nhạc không lời về các loại rau.
-Trang phục nhiều kiểu áo, mũ mảo.
*Góc LQCV:
-Mẩu tên của các loại rau.
-Giấy bút.
-Hình ảnh lô tô về rau ăn củ cho cháu gắn vào bảng 3 kiểu chữ.
*Góc LQVT:
-Xếp theo mẩu ( vườn rau của bé)
-Lô tô đồ dùng các loại rau.
5. Đóng chủ đề: Rau ăn củ
 I/.Chuẩn bị:
 - Sắp xếp chỗ ngồi.
 - Hát: Vườn cây của ba, trái bầu- trái bí
 - Biễu diễn thời trang
 - Trang trí xung quanh lớp
 II/. Tiến hành
 - Cô và trẻ sẽ dẫn chương trình
 * Hoạt động 1: Cháu hát
 - Nhón bạn trai và nhóm bạn gái hát với nhiều hình thức khác nhau
 * Hoạt động 2: Biễu diễn thời trang
 - Từng tốp lên biễu diễn thời trang 
 * Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc
 - Cô và trẻ cùng tham quan các góc hoạt động và các sản phẩm bé đã thực hiện trong chủ đề.
 - Kết thúc giới thiệu chủ đề nhánh tiếp theo: “Một số loại hoa”
 + Cây ăn quả gồm những loại nào?
 + Kể tên một số loại quả mà cháu biết?
 - Nhắc trẻ đem vào lớp các nguyên vật liệu phế thải để phục vụ cho chủ đề tiếp theo
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
HOẠT ĐỘNG SÁNG
Chủ đề nhánh 1: Rau ăn củ
I/MĐYC:
- KT: Cháu biết được thời gian, thời tiết và những thông tin gần gũi với trẻ. Nhận biết được cảm xúc vui buồn của bạn trong lớp, trẻ nhận biết được thời tiết trong ngày.
 - KN: Cháu chú ý quan sát, nghe hiểu, mạnh dạn trả lời được câu hỏi của cô. Biết sử dụng từ, câu nói đơn giản để diễn đạt về các thông tin, thời tiết
 - TD: Giáo dục cháu quan tâm đến bạn, tích cực hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
- Lịch lốc, bảng thời gian, thời tiết, bảng một ngày của bé, biểu tượng, băng từ, thẻ chữ số, tranh chữ to.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động 1: Điểm danh
 - Hôm nay cô và các bạn đi dạo chơi sân trường trước khi đi các bạn điểm danh xem có vắng bạn nào không nhe? Cho trẻ đếm xem trong tổ có bao nhiêu bạn trai, bạn gái nêu lý do bạn vắng. Khám tay.
- Giáo dục trẻ siêng năng đi học, biết quan tâm đến bạn vắng trong tổ mình. 
2. Hoạt động 2: Thời gian
 - Gọi trẻ lên gở lịch.
 - Lấy bảng thời gian, gọi hỏi trẻ hôm qua ngày mấy, thứ mấy tiếp tục hôm nay, ngày mai. Cô cho trẻ chọn gắn băng từ cho trẻ đọc thứ ngày thángcho viết theo số.
- Gợi hỏi trẻ 1 ngày có bao nhiêu buổi(sáng –trưa –chiều)
3. Hoạt động 3: Thời tiết
 - Bây giờ buổi gì? Thời tiết hôm nay thế nào? Gọi cháu lên gắn biểu tượng. Cô gắn băng từ, cho trẻ đọc 
4. Hoạt động 4: Thông tin
 - Thông tin của cô: sang chủ đề mới “Rau ăn củ”
 - Thông tin của trẻ. 
- Giới thiệu tranh chữ to đọc cho trẻ nghe, giáo dục qua nội dung tranh
 5. Hoạt động 5: Chủ đề ngày
 - Cho cháu gắn các hoạt động trong ngày bắt đầu từng hoạt động.
Dặn dò tổ trực. 
- Nhận xét kết thúc.
1. HĐ1: 
 - Hoạt động điểm danh
 - Trẻ quan sát tổ bạn xem ai vắng
2. Hoạt động 2:
 - Cháu bóc gỡ lịch
 - Gọi cá nhân lên gắn thẻ số
3. Hoạt động 3: 
 - Cháu gắn biểu tượng 
4. Hoạt động 4:
- Nói tự do.
 - Hiểu nội dung câu chuyện.
5. Hoạt động 5: 
 - Cháu lên gắn biểu tượng.
 Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 1: Rau ăn củ
I. MĐYC:
 - KT: Trẻ tích cực phát triển các kỹ năng vận động. Cháu biết 1 số đặc điểm nỗi bật của Hòn non bộ. Nghe, hiểu, trả lời được các câu hỏi của cô.
 - KN: Cháu chú ý, biết phối hợp các giác quan để quan sát, khám phá. Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để diễn đạt những hiểu biết khi quan sát. Trẻ mạnh dạn tham gia vào các trò chơi và chơi đúng luật, phối hợp vận động nhịp nhàng.
- TD: Giáo dục cháu biết chăm sóc vật nuôi, biết nhường bạn khi chơi, chơi không tranh giành. Chơi biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Hòn non bộ
- Các dụng cụ, ĐDĐC ngoài trời.
- Một số đồ chơi trẻ thích.( giấy, kéo, hồ dán, phấn)
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị nêu mục đích ra sân- QS
- Ổn định: Chơi “ Kéo gỗ”.
- Cô giới thiệu hôm nay cô cho các cháu ra sân hoạt động ngoài trời.
- Quan sát : Cùng nhau ra ngoài trời quan sát phát hiện khám phá cái mới lạ. Chú ý quan sát kỹ “Hòn non bộ”
-Chơi vận động “ Đuổi bóng ”
- Chơi dân gian: Tập tầm vong
- Chơi tự do.
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ, gợi hỏi trẻ khi ra sân phải như thế nào?( Trẻ nhắc lại nề nếp khi ra sân chơi). GD trẻ không chạy nhảy, leo trèo
- Tập trung trẻ ra sân, cô hỏi trẻ các con nhìn xem trong sân trường mình hôm nay có gì mới lạ hoặc có gì mà các con thấy thích. Vậy con xem hòn non bộ có đặc diểm gì ? Các con biết gì về Hòn non bộ?
- Cô cháu quan sát, và gợi ý cho cháu trả lời. Sau đó cô tổng hợp ý kiến
- Giáo dục cháu biết chăm sóc vật nuôi..
- Cũng cố hỏi lại đề tài.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Đuổi bóng”
- Cô nêu luật chơi và cách chơi cho cháu nắm.
- Cho cháu chơi thử một lần. Sau đó cho cháu chơi.
3. Hoạt động 3: Trò chơi dân gian “ Tập tầm vông”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.Cháu nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho cháu chơi thử 1 lần.
- Sau đó cho cả lớp chơi 2-3 lần, cô tham gia chơi cùng cháu.
4. Hoạt động 4: Chơi tự do
- Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời chơi theo nhóm.
- Khám phá vật chìm, nổi, chăm sóc góc TN, chơi cát, nước....
- Đếm vẹt từ 1-50
- Nhận xét kết thúc.
1- Hoạt Động 1
- Cháu chú ý lắng nghe cô nói
- Tổ trực đem đồ chơi ra sân cùng cô.
- Chú ý quan sát.
- Trả lời tròn câu theo yêu cầu của cô
-Cháu trả lời theo cháu hiểu
- Lắng nghe cô nói
2. Hoạt động 2:
- Chú ý nghe cô nói cách chơi, luật chơi. Cả lớp cùng chơi.
3. Hoạt động 3
- Cháu chơi 2-3 lần
- Cháu nhắc lại tên trị chơi.
- Chú ý nghe cô nói luật chơi.
4. Hoạt động 4
- Cháu chơi không tranh giành.
Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2012
Hoạt động có chủ đích
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.
 Đề tài : Dây khoai lang 
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
KT: Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện “ Dây khoai lang”hiểu được tính cách nhân vật, hiểu từ khó
 -KN :Trẻ chú ý quan sát, biết trả lời mạch lạc rõ ràng câu hỏi của cô, biết sử dụng lời nói của mình để kể lại được đoạn truyện, biết nhận xét nhân vật trong chuyện
TĐ: Yêu mến cậu bé, ghét nạn đốt cháy rừng, chăm sóc bảo vệ cây trồng.
II/.CHUẨN BỊ: 
-Sách khổ to, mặt nạ nhân vật cậu bé, dây khoai lang, củ khoai lang.
III/.TIẾN HÀNH :
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
 *HĐ1:Trò chuyện :
Hát: Bầu và bí 
Các con vừa hát bài gì? Ngoài loại rau ăn quả con còn biết loại rau gì nữa?
Cô có một câu chuyện nói về một loại rau ăn củ lẫn lá đố con biết là loại rau gì?
-Cô phát tranh cho trẻ xem
*HĐ2: Tri giác tranh
- Cho cháu quan sát tranh và nêu nội dung của từng tranh
- Cô giới thiệu sách khổ to “Sự tích dây khoai lang”
- Cô viết tên truyện cho cháu đọc và tìm chữ đã học phát âm.
- Cô kể 1 diễn cảm.
- Lần 2 kết hợp xem tranh cô ngừng 1 vài đoạn cho cháu đoán xem chuyện gì sắp sảy ra..+ Giải thích
- Cô giáo dục cháu chăm sóc bảo vệ cây không ngắt lá, bẻ cành, tưới cây hàng ngày.
* Đàm thoại :
- Tên truyện? Có mấy nhân vật?
- Cậu bé và bà sinh sống như thế nào ?.Vì sao cậu bé kiếm củi, đổi lấy thóc gạo nấu cơm cho bà ?
- Cho trẻ nhắm mắt lại,cô đeo mặt nạ và đố trẻ “ tôi là ai” ?
- Cho trẻ bắt chước cậu bé đi tìm củ để ăn ( Đi nhón gót, đi nhẹ nhàng làm động tác đào tìm củ.
-Cô và trẻ cùng làm động tác + kể tiếp theo lời thoại của đoạn truyện.
*HĐ3:Luyện tập
- Cho trẻ đóng kịch theo lời đối thoại của nhân vật
* Nhận xét
HĐTT: Cho cháu vào góc vẽ loại rau ăn củ mà cháu thích
 *Hoạt động 1 :
-Cả lớp cùng hát
-Cô và cháu cùng trò chuyện
*Hoạt động 2 :
-Cháu quan sát và xem nội dung tranh
-Cháu tìm đếm và đọc chữ cái
-Cháu chú ý nghe cô kể
-Cá nhân cháu trả lời theo suy nghĩ của mình
-Cả lớp kể cùng cô
*Hoạt động 3 :
 -Cháu cùng thực hiện theo lời dẫn chuyện của cô
Nhận xét:
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012
Tổ chức hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tên hoạt động: Nặn các loại rau ăn củ
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-KT:Trẻ biết thể hiện xúc cảm trong hoạt động và nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
-KN : Cũng cố những kỹ năng đã học khuyến khích trẻ nhớ lại hoặc tưởng tượng ra những đồ vật gần gũi quen thuộc mà trẻ thích.
-TĐ :Giáo dục cháu giữ gìn sản phẩm làm ra và thực hiện đến cùng sản phẩm của mình.
II/.CHUẨN BỊ: 
	. Đất nặn, bảng con. 
III/.TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
*Trò chuyện:
-Cô cháu hát bài”Trái bầu trái bí”.-Đàm thoại về nội dung bài hát.- Bài hát nói về gì? 
- Cho cháu kể về các loại rau ăn củ mà trẻ biết. Vậy hôm nay cô sẽ cho các con nặn các loại rau ăn củ các con có đồng ý không ?
*Cô gợi hỏi ý định cháu :
- Cô mời cháu nói ý định của mình định nặn gì và nặn như thế nào?
-Con dùng kỹ năng gì để nặn? Dùng màu gì để trang trí?
* Cháu thực hiện:
-Gợi ý cháu nặn có sáng tạo 
- Cho cháu nặn cô quan sát giúp đở cháu yếu.
-Thông báo hết giờ, trưng bày sản phẩm.
*Trưng bày sản phẩm:
 -Cháu nhận xét sp của bạn, so sánh nhận xét sản phẩm nào đẹp và chưa đẹp, vì sao đẹp và chưa đẹp?
-Cô tổng hợp các ý kiến của trẻ và nhận xét chung các sản phẩm. Khuyến khích trẻ có sáng tạo hơn và chỉ cho trẻ biết những kỹ năng nặn.
-Giáo dục cháu giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
HĐTT: Cháu thu dọn đồ dùng vào đúng vị trí.
*Hoạt động 1:
-Cháu hát và vận động cùng cô.
-Cháu trả lời tự do theo suy nghĩ của mình
*Hoạt động 2
-Cháu nêu theo suy nghĩ của mình.
-Cháu thực hiện theo tưởng tượng của mình
Hoạt động 3:
-Cá nhân tự nhận xét sản phẩm mình và bạn
Cháu chú ý lắng nghe
-Cháu biết vâng lời cô
 Thứ năm, ngày 5/ 1/2012
Hoạt động chủ đích
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề Tài: Tung bóng lên cao và bắt bóng
I.M ĐYC:
-Cháu biết tung bóng lên cao và bắt bóng, cầm bóng bằng 2 tay, dùng lực hai cánh tay tung bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng và dùng hai tay bắt bóng.
-Khả năng phối hợp các giác quan trong vận động: Tay , chân ,mắt.Phối hợp vận động nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể theo tín hiệu của cô, cháu quan sát, biết chú ý lắng nghe.
-Rèn tính kỹ luật tập thể. Cháu tích cực hoạt động
II.CB:
Sân sạch rộng, bóng
III. Thực hiện:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
1.Hoạt động 1: Khởi động
-Cháu tập hợp thành 3 hàng dọc chuyển đội hình đi các kiểu chân, cháu chạy định về phía cô tập hợp thành 3 hàng ngang.
2. Hoạt động 2: Trọng động
Bài tập phát triển chung:
-Tay: Hai tay thay nhau quay dọc thân
-Chân: Ngồi khụy gối
-Bụng: Ngồi duỗi chân, tay chóng hông, đưa chân lên cao.
-Bật: Tách khép chân.
Vận động cơ bản:
Để cơ tay linh hoạt, cơ thể khỏe mạnh ta phải làm gì? Bây giờ cô sẽ dạy các con bài tập” Tung bóng lên cao và bắt bóng”
-Mời 1-2 cháu lên làm thử
Lần 1: Cô thực hiện
Lần 2: Cô thực hiện và giải thích
Cô đứng thẳng người, hai chân khép lại,hai tay cầm bóng đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh cô tung bóng lên cáo mắt nhìn theo bóng và bắt bóng bằng 2 tay.
 -Cháu thực hiện cô chú ý đến kỹ năng
-Cô bao quát, quan sát ,sửa sai cho từng cháu
-Cho cháu tập theo: Tổ, nhóm, cá nhân
TCV Đ:Ai ném xa nhất
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
-LC: Trẻ phải dùng sức mạnh của cánh tay ném thật mạnh về phía trước mặt.
-CC: Chia lớp thành 2 nhóm , chọn một bạn ném xa nhất ( cầm bao cát đưa từ trên xuống dưới vòng ra sau lên từ điểm cao nhất thì ném mạnh ra phía trước)
-Cho trẻ chơi 2-3 lần
3.Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi xung quanh lớp hít thở nhẹ nhàng
HĐTT:Cháu vào góc chơi với các đồ chơi trong góc
1HĐ 1
-Cháu thực hiện theo hiệu lệnh của cô
2.HĐ 2
-Cháu tập theo cô
-Cháu lắng nghe
-Cháu quan sát
-Cháu lắng nghe
-Cháu chơi 2-3 lần
3.HĐ 3
-Cháu đi xung quanh hít thở nhẹ nhàng
Nhận xét:
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Nói được giờ trên đồng hồ
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	-KT:Cháu nhận biết đươc giờ trên đồng hồ.
-KN :Cháu chú ý quan sát, so sánh quan sát sự thay đổi kim đồng hồ.Rèn cháu sao chép chữ số.
.-TĐ :Cháu tập trung thực hiện bài tập đến cùng. Rèn cho trẻ tính cẩn thận.
II/.CHUẨN BỊ: 
	- Đồng hồ, giấy cứng, viết, bàn ghế.
III. THỰC HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
HĐ1:Tr ò chuy ện Ôn số lượng 9
Cho trẻ chơi đồng hồ tích tắc . Đàm thoại :các con vừa chơi gì? Cháu tìm xung quanh lớp các loại rau ăn củ có số lượng là 9, kiểm tra đếm kết quả vừa tìm được.
-Các bạn nhìn xem lớp mình có đồng hồ không? Vậy mình cùng tìm hiểu xem giờ trên đồng hồ.
*HĐ2:Quan sát 
-Cô cho trẻ quan sát đồng hồ và kể lại những gì quan sát được.
Hỏi trẻ xem trên đồng hồ có những gì , gồm những số nào? Cháu kể tự do những gì mà cháu biết.
Chuyển tiếp chơi trò chơi Ai nói nhanh . Cô quay kim đồng 
hồ cho trẻ trả lời theo yêu cầu của cô 
Cho trẻ quan sát đồng hồ .Hỏi trẻ đây là gì? Có cây gì đang chạy trong đồng hồ? Bao nhiêu cây kim? Hai cây kim như
thế nào với nhau? Có những chữ số nào trên đồng hồ? Yêu 
cầu trẻ quan sát kim đồng hồ trong 5 phút, gợi ý cho trẻ nhận xét sự thay đổi vị tri của kim đồng hồ.Khi kim ngắn đồng 
hồ chỉ vào số mấy là mấy giờ? Còn kim dài thì sao?
Cô cho trẻ thực hành quan sát đồng hồ, nói giờ trên đồng 
hồ.( cô điều chỉnh đồng hồ cho trẻ)
Cô phát cho mỗi trẻ 1 cái đồng hồ bằng giấy và cho trẻ thực hành theo yêu cầu của cô .
 *Chơi trò chơi:Làm đồng hồ 
-Hướng dẫn trẻ làm đồng hồ bằng giấy và hướng dẩn trẻ sao chép số.
HĐTT: Cho cháu vào góc trang trí thêm vào đồng hồ những hoa văn
*Hoạt động 1:
- Cháu chơi trò chơi 
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu cô và giải quyết theo suy nghĩ của mình
*Hoạt động 2:
-Trẻ tham gia tích cực.
-Trẻ quan sát , kiểm tra ngầm trong đầu, nêu kết quả theo kinh nghiệm của trẻ. 
-Trẻ tham gia thực hiện theo yêu cầu của cô và trả lời theo sự nhận xét của mình.
Hoạt động 3:
-cả lớp thực hiện.
Nhận xét:
Ngày:
HPCM
Trần thị út
Ngày:
TKT
Tôn Tuyết lương
Ngày:
 HT
Trương Thị Triều

File đính kèm:

  • docrau ăn củ.doc