Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Động vật - Trường MG Song Lộc

Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ

Hoạt động: Âm nhạc

 Đề tài: Chú voi con ở bản đôn.

I. Mục đích – yêu cầu:

- Trẻ thuộc lời bài hát “ Chú voi con ở bản Đôn”

- Trẻ hiểu nội dung bài hát

- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật, không bắt hay giết hại chúng, bảo vệ thiên nhiên.

- Giáo dục trẻ thường xuyên ăn các thức ăn như thịt, cá,.

II. Chuẩn bị:

- Băng dĩa nhạc, bài hát “ chú voi con ở bản Đôn” bài hát “ chú khỉ con”

- Tranh mẫu chú gà con, giá treo tranh

- Giấy, bút màu, bàn ghế đủ cho mỗi trẻ.

 

docx88 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Động vật - Trường MG Song Lộc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2 chọn chữ cái t, đội 3 chọn chữ cái c.Khi chọn chữ chúng mình phải bật qua các vòng. Sau một bản nhạc đội nào chọn được nhiều chữ cái hơn là đội đó thắng cuộc
- Luật chơi: Từng bạn sẽ bật qua vòng, nếu chạm chân vào vòng coi như thua cuộc
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét
* Trò chơi 2 “ Xếp chữ”
- Luật chơi: Trẻ xếp hạt me đúng thành chữ I, t, c
- Cách chơi: Cô phát hạt me cho trẻ , cô yêu cầu trẻ thực hiện xếp hạt me thành chữ cái I, t, c theo yêu cầu của cô.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô nhận xét	
* Trò chơi 3: Tìm chữ I, t, c trong tranh chữ to “Đàn gà con”
- Cô gắn tranh chữ to bài thơ “Thỏ trắng”
- Cô cháu cùng đọc lại bài thơ
- Cô cho cháu vào nhóm thi đua tìm chữ I, t, c và khoanh tròn. Thời gian là một bài hát. Nhóm nào tìm được nhiều hơn và đúng sẽ được thắng.
- Trẻ thực hiện
- Cô nhận xét
* Trò chơi 4 : Đường đến lâu đài 
- Cách chơi : Muốn đến được lâu đài, dùng màu đỏ tô chữ I,t,c. Chỉ được tô tiếp khi trên con đường có chữ I, t, c đi liền nhau. Nếu tô không đúng và không theo liên tục chữ I, t, c thì sẽ không đến lâu đài. 
- Luật chơi : Chỉ tô màu chữ I, t, c đi liền nhau,không tô những chữ khác. 
- Trẻ chơi, cô quan sát hướng dẫn
* Trò chơi 5: ai nhanh hơn
Luật chơi: mỗi bạn nhận được 1 chữ số I, t, hoặc c khi cô gọi chữ nào thì bạn cầm chữ đó nhảy vào vòng.
Vd: chữ I thì các bạn cầm chữ I sẽ nhảy vào vòng
- Trẻ chơi
* Trò chơi 6: Tìm chữ
- Mỗi bạn có một rỗ chữ, khi cô ra hiệu lệnh tìm chữ gì thì mỗi bạn sẽ tìm trong rỗ mình chữ đó và giơ lên cao đọc to.
- Trẻ chơi 
- Cô nhận xét
- Giáo dục
c) Kết thúc tiết học:
- Lớp đọc bài thơ “ Mười quả trứng tròn”
- Lớp hát và vận động
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ quan sát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và làm theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô
- Lớp chú ý
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Lớp lắng nghe
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Lớp lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Cả lớp đọc bài thơ
- Lớp lắng nghe 
- Trẻ thực hiện
- Lớp lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ thực hiện theo nhóm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Lớp chú ý
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Lớp đọc thơ
* Nhận xét đánh giá nội dung đánh giá cuối ngày:
Đón cháu:.
Thể dục sáng:......
Trò chuyện:..
Hoạt động học:
.........................................................................................................................................
Hoạt động ngoài trời:...
Hoạt động góc:.........
Hoạt động nêu gương:.....................................................................................................
Tuần: 15
Thứ 6: 18/ 12 /2014
Lĩnh vực : Phát triển thẫm mĩ
Hoạt động : TH 
Đề tài: Vẽ và tô màu đàn gà con.
	Kết hợp “Hát vận động Đàn gà con”
 I. Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ biết gà thuộc nhóm gia cầm . Biết vẽ gà ở nhiều dạng khác nhau : Gà trống , gà mái , đàn gà con 
 - Trẻ biết dùng các kỹ năng cơ bản để vẽ được đàn gà theo gợi ý của cô. Có óc sáng tạo .Tô màu không lem 
 - Thường xuyên vẽ để đôi tay khéo léo Biết việc nuôi gà rất.ích lợi cho ta thịt , trứng 
II . Chuẩn bị: 
 - Tranh đàn gà 
 - Giấy vẽ, bút màu, bàn ghế.
 - Tranh mẫu của cô.
 - Bài hát Trông kìa đàn gà con lông vàng 
 - Thơ: Đàn gà con 
III.Tiến trình hoạt động :
 *Mở đầu hoạt động : Cả lớp cùng đọc thơ “Đàn gà con”: 
 * Hoạt động trọng tâm:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động cháu 
Hoạt động 1: Trò chuyện .
 Con vừa đọc bài thơ nói con gì?
Những con gà ấy nuôi ở đâu? Nhà con nuôi những con gà không ? Gà trống gáy như thế nào ? Còn gà mái thì sao? . Tại sao lại có những chú gà con dễ thương? Các con có muốn tự mình vẽ được một đàn gà không? 
Hoạt động 2: Quan sát tranh đàn gà – Đàm thoại 
+ Cô có bức tranh vẽ về gì?
+ Ai có nhận xét gì về đàn gà ?
+ Gà trống có những bộ phận nào?
+ Đầu gà là những nét gì?
+ Cổ, đuôi, chân như thế nào?
+ Con gà trống này đang làm gì?
+ Khi gáy tư thế của gà như thế nào?
+ Gà trống có cái đầu là 1 nét cong tròn, mào to và đỏ, cổ cao là 2 nét thẳng xiên, mình tròn to, chân to, cao hơn chân gà mái 
+ Gà mái vẽ tương tự như gà trống nhưng cổ chân ngắn hơn mào cũng thấp hơn gà trống . bộ lông ít sặc sỡ hơn 
+ Chú gà con vẽ vòng tròn nhỏ là đầu chấm nhỏ đen là mắt gà mõ gà là 2 nét xiên , vòng to hơn làm thân gà có bộ lông vàng rất dể thương
 + Bức tranh gà trống được bố cục như thế nào? 
* Cô hỏi ý định trẻ: cô gợi ý để trẻ nêu kỹ năng vẽ đàn gà 
 * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: 
- Cô bao quát trẻ gợi ý giúp đỡ những trẻ còn yếu về kỹ năng tạo hình để trẻ thực hiện tốt sản phẩm của mình. Khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo
* Nhận xét sản phẩm
- Tùy vào sản phẩm của trẻ nhận xét.
+ Các con có nhận xét gì về con gà trống của bạn?
+ Con thích bức tranh nào? Vì sao lại thích?
- Cho trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình
- Cô nhận xét chung
- Hoạt động 4: Trẻ hát và vận động bài: ‘ Đàn gà con”
- Nhận xét tiết học:
Cháu tham gia trò chuyện 
Tham gia trả lời 
Cháu quan sát tranh trả lời 
Chú ý lắng nghe 
Lắng nghe cô giải thích 
Cháu nói ý định vẽ 
Cháu vẽ có sáng tạo 
Cháu mang sản phẩm trưng bày 
Tham gia nhận xét sản phẩm 
Cả lớp vận động 
* Nhận xét đánh giá nội dung đánh giá cuối ngày:
Đón cháu:.
Thể dục sáng:......
Trò chuyện:..
Hoạt động học:
.........................................................................................................................................
Hoạt động ngoài trời:...
Hoạt động góc:.........
Hoạt động nêu gương:.....................................................................................................
Duyệt tổ khối
Ngày.thángnăm
Lâm Thị Thanh Xuân
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 17
Thời gian: từ ngày 22/12/2014 đến ngày 26/12/2014
I. Yêu cầu
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát “ Chú voi con ở bản Đôn”
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng i,t,c .Viết được chữ cái I,t, c theo cách sang tạo của mình.
- Trẻ nhớ tên hiểu được nội dung và nhân vật trong câu chuyện “ Dê con nhanh trí”
- Trẻ biết đặc điểm, hình dạng, lợi ích, thức ăn của các con vật sống trong rừng.
- Trẻ biết nặn con thỏ theo cách sang tạo của mình.
- Trẻ biết trèo thang, chân leo từng going thang không để 2 chân đạp vào một going thang.
- Trẻ biết đếm số lượng và nhận biết nhóm có các đối tượng.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn khéo léo, Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Trẻ hứng thú học tập, biết sử dụng đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, thực hiện theo yêu cầu của cô
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật.Giáo dục trẻ thường xuyên ăn các thức ăn như thịt, cá,..Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật, không bắt hay giết hại chúng, bảo vệ thiên nhiên.
II.Chuẩn bị
- Băng dĩa nhạc, bài hát “ chú voi con ở bản Đôn” bài hát “ chú khỉ con”
- Vật nặn mẫu “ con thỏ”
- Tranh ảnh các động vật sống trong rừng.
- Thang leo bằng tre có kích cở phù hợp với trẻ.
- Giấy, bút màu, bàn ghế đủ cho mỗi trẻ.
- Tranh câu chuyện “dê con nhanh trí”
- chữ cái i,t,c, mẫu chữ i, t, c cho trẻ tô
- Tranh con voi, con ngựa và con khỉ, thỏ
- Tranh các con vật trong rừng cho trẻ tô màu
- Hạt sỏi,Tranh lô tô con ngựa, con voi.
- Đồ vật cho trẻ đếm theo số lượng.
III.Hoạt động
1. Hoạt động đón trẻ
- Cô đón trẻ, mở nhạc chủ đề “ĐỘNG VẬT” cho trẻ nghe, vận động tự do theo nhạc và hoạt động ở góc thư viện, trao đổi với phụ huynh nhanh về tình hình hoạt động của cháu, tình trạng sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ để đồ dùng đúng nơi quy định.
Yêu cầu: Trẻ biết lễ phép chào cô, chào bố mẹ.biết để đồ dùng đúng nơi quy định.
Trò chuyện tiếng việt
Trò chuyện về các con vật sống trong rừng
Trò chuyện đặc điểm, thức ăn của các con vật sống trong rừng
Trò chuyện về thú dữ và thú hiền
Trò chuyện về các hành vi bị nghiêm cấm đối với động vật trong rừng
Trò chuyện về việc giữ gìn, bảo vệ động vật hoang dã
- Từ: hổ, sư tử
- Mẫu câu: hổ, sư tử là động vật sống trong rừng.
- Từ: khỉ, báo
- Mẫu câu: khỉ ăn lá và trái cây
Con Báo là loài ăn thịt 
- Từ: thú dữ, thú hiền
- Mẫu câu: thú dữ ăn thịt, thú hiền ăn lá, cỏ và trái cây 
- Từ: săn bắt, mua bán
- Mẫu câu: săn bát và mua bán thú rừng bị nghiêm cấm
Từ: bảo vệ, hoang dã
.-Mẫu câu: cần bảo vệ động vật hoang dã
Yêu cầu: Cháu tham gia trò chuyện, trẻ lời câu hỏi có liên quan đến chủ đề cháu vừa kể, biết nói đúng một số từ và mẫu câu có liên quan đến chủ đề trong buổi trò chuyện.
2. Thể dục Sáng.
+ Động tác vươn thở: thổi nơ, hít thở đều.
+ Động tác phát triển cơ tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiểng chân.
+ Động tác lưng, bụng, lườn:Ngửa người ra sau kết hợp đưa tay cao, chân bước sang phải sang trái.
+ Động tác chân: Tay chống hông ngồi xuống đứng lên.
Yêu cầu: Cháu tham gia tập thể dục, thực hiện được các động tác thể dục buổi sáng.
3.Hoạt động học
Phát triển thẩm mỹ: Dạy hát “ Chú voi con ở Bản Đôn
Phát triển tình cảm xã hội: Dê con nhanh trí
Phát triển nhận thức: Một số động vật sống trong rừng
+ Kết hợp: Nặn con thỏ.
 Phát triển ngôn ngữ: Viết chữ sáng tạo I, t, c.
+ Kết hợp: Đếm số lượng.
Phát triển thể chất: trèo thang
4.Hoạt động ngoài trời
Hát một số bài về động vật
Trò chơi: xỉa cá mè
Đọc đồng dao về động vật
Trò chơi: rồng rắn lên mây
Hát “trời nắng trời mưa”
Trò chơi: Cáo và thỏ
Đọc thơ “ mèo đi câu cá”
Chơi: mèo đuổi chuột
Trò chơi: tạo dáng
Trò chơi mèo đuổi chuột
Yêu cầu: Cháu hát đúng lời bài hát động vật
Chơi tốt trò chơi “ xỉa cá mè”
Chuẩn bị “bài hát động vật
Trò chơi “xỉa cá mè”
Yêu cầu: cháu đọc tốt đồng dao về động vật
Chơi tốt trò chơi” rồng rắn lên mây”
- Chuẩn bị: một số bài đồng dao, trò chơi “ rồng rắn lên mây”
Yêu cầu : cháu hát đúng lời bài hát trời nắng trời mưa”
Chơi tốt trò chơi cáo và thỏ”
Chuẩn bị: bài hát “trời nắng trời mưa ”
Trò chơi: cáo và thỏ, vòng thể dục.
Yêu cầu : cháu đọc tốt bài thơ về động vật 
Cháu chơi tốt mèo đuổi chuột
Chuẩn bị : bài hát về động vật
Trò chơi “ mèo đuổi chuột”
Yêu cầu:, chơi tốt trò chơi tạo dáng, mèo đuổi chuột
- Chuẩn bị:trò chơi mèo đuổi chuột, tạo dáng,
5. Hoạt động góc.
Chuẩn bị: một số đồ dùng đồ chơi về chủ đề động vật số lượng 8
- Tranh ảnh chủ đề động vật giấy vẽ, bút màu, đất nặn, viết chì,
- Khối gỗ, cây xanh, lọ hoa, chậu kiểng, bình tưới nước
- Trò chơi :mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê
- Tranh ảnh về một số con vật
Học tập: Tìm chữ, viết chữ đã học qua bài thơ.
Âm nhạc: Hát các bài về động vật sống trong rừng.
Nghệ thuật: Tô màu một số loài động vật sống trong rừng.
Thư viện: Xem một số tranh ảnh động vật sống trong rừng.
Xây dựng: Vườn bách thú.
Thư viện: Xem một số tranh ảnh động vật sống trong rừng.
Âm nhạc: Hát các bài về động vật sống trong rừng.
Học tập: Tìm chữ đã học qua bài thơ.
Nghệ thuật: Nặn một số con vật sống trong rừng.
Thư viện: Làm sắp tranh về động vật sống trong rừng.
Học tập: Tìm chữ, viết chữ đã học qua bài thơ.
Âm nhạc: Hát các bài về động vật sống trong rừng.
Nghệ thuật: Nặn một số con vật sống trong rừng.
 Thư viện: Làm sắp tranh về động vật sống trong rừng.
Học tập: Tìm chữ đã học qua bài thơ.
Âm nhạc: Hát các bài về động vật sống trong rừng.
Xây dựng:
Vườn bách thú
 Thư viện: Xem một số tranh ảnh động vật sống trong rừng
Học tập: Tìm các chữ cái đã học qua bài thơ.
Âm nhạc: Hát các bài về động vật sống trong rừng.
Yêu cầu:
- Cháu tìm được, viết được chữ đã học và khoanh tròn.
- Thể hiện được bài hát tự tin mạnh dạng.
- Tô màu không bị lem ra ngoài.
 - Xem tranh, sách không xô đậy, chen lấn.
Yêu cầu:
- Xây được vường bách thú có nhiều con vật.
- Cháu xem tranh không chen lấn, trật tự.
- Thể hiện được bài hát tự tin mạnh dạng.
- Cháu tìm được chữ đã học và khoanh tròn.
Yêu cầu:
- Nặn được một số con vật trong rừng: voi, thỏ.
- Tìm, cắt, dán một số hình ảnh và làm được sách về động vật.
- Tìm, viết và đọc được các chữ cái đã học.
- Thể hiện được bài hát tự tin mạnh dạng.
Yêu cầu:
- Nặn được một số con vật trong rừng: voi, thỏ.
- Tìm, cắt, dán một số hình ảnh và làm được sách về động vật.
- Tìm và đọc được các chữ cái đã học.
- Thể hiện được bài hát tự tin mạnh dạng.
Yêu cầu:
- Xây được vường bách thú có nhiều con vật.
- Xem tranh, sách không xô đậy, chen lấn.
- Tìm và đọc được các chữ cái đã học.
- Thể hiện được bài hát tự tin mạnh dạng.
6. Lao động vệ sinh
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, cô cho cháu rửa tay bằng xà phòng.
- Giáo dục cháu một số cách giữ gìn vệ sinh cho cháu.
- Cô cho cháu sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi của mình vào chỗ đúng nơi quy định.
- Dặn dò cháu một số việc cần thiết.
- Trả cháu tận tay phụ huynh.
7. Hoạt động chiều:
Ôn lại bài hát Chú voi con ở Bản Đôn
Kể lại truyện Dê con nhanh trí
Đàm thoại lại Một số động vật sống trong rừng
+ Hướng dẫn lại cách Nặn con thỏ.
Nhận xét và chỉnh sửa lại Viết chữ sang tạo I, t, c.
- Ôn lại cách Đếm số lượng.
Ôn và thực hành lại vận động “trèo thang”
8. Nêu gương
- Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan: Lễ phép với mọi người xung quanh.
 Tham gia phát biểu xây dựng bài.
 Biết yêu thương giúp đỡ bạn.
 Cô cho cháu tự nhận xét bản thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.
- Cháu cấm cờ.
9. Trả trẻ
- Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.
- Trao đổi với phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu. 
Tuần: 17
Thứ 2: 22/ 12 /2014
Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Âm nhạc
	Đề tài: Chú voi con ở bản đôn.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ thuộc lời bài hát “ Chú voi con ở bản Đôn”
- Trẻ hiểu nội dung bài hát
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật, không bắt hay giết hại chúng, bảo vệ thiên nhiên.
- Giáo dục trẻ thường xuyên ăn các thức ăn như thịt, cá,..
II. Chuẩn bị:
- Băng dĩa nhạc, bài hát “ chú voi con ở bản Đôn” bài hát “ chú khỉ con”
- Tranh mẫu chú gà con, giá treo tranh
- Giấy, bút màu, bàn ghế đủ cho mỗi trẻ.
III. Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
a) Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô đọc câu đố:
Bốn chân trông tựa cột đình
Vòi dài, tai lớn dáng hình oai phong
 (con voi)
- Cho trẻ xem tranh con voi
+ Con gì đây?
+ Con voi có mấy chân?
+ Ở trước có gì dài dài nè?
- Cả lớp lặp lại “ cái vòi”
+ Có gì màu trắng?( ngà voi)
+ Còn có gì rất to nè?
+ Phía sau có gì rất dài?
+ Con người dùng voi để làm gì?
b)Hoạt động 2: dạy hát
- Có một bài hát nói đến con voi con còn nhỏ rất dễ thương. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát “Chú voi con ở bản Đôn” nhạc và lời Phạm Tuyên
- Cô hát lần 1 tóm tắt nội dung:
Bài hát nói đến chú voi con còn nhỏ ham ăn ham chơi, mau lớn để giúp mọi người kéo gỗ
- Cô hát lần 2 minh hoạ
- Cô dạy cả lớp hát
- Tổ, nhóm, cá nhân hát theo cô.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Tác giả là ai?
+ Voi còn nhỏ nên chưa có gì ?
+ Voi là động vật sống ở đâu?
+ Vậy voi hãy mau lớn để làm gì?
+ Động vật sống trong rừng mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, các con phải biết yêu quý, bảo vệ các con vật không được giết hại chúng để thiên nhiên chúng ta được tươi đẹp hơn
+ Ngoài con voi còn có con gì ở trong rừng nữa?
c) Hoạt động 3: nghe hát “ Chú khỉ con”
- Cô hát lần 1 
- Tóm tắt nội dung: Bài hát này nói đến chú khỉ con bé nhỏ rất hay leo trèo, ăn rất nhiều để mau lớn.
- Cô hát lần 2 múa minh hoạ
- Cô cùng trẻ hát và múa
- Hỏi tên bài hát
+ Bài hát nhắc đến con gì?
+Con khỉ còn nhỏ hay lớn rồi?
+ Đôi tay chú khỉ thế nào?
+ Khỉ ăn nhiều không?
+ Ăn nhiều để làm gì vậy?
- Các con cũng phải ăn thật nhiều để mau lớn nha!
d) Hoạt động 4: Trò chơi “ nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
-Cho trẻ nghe tiếng kêu và đoán tên con vật.
- Trẻ chơi
- Cô tuyên dương trẻ
- Kết thúc
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ quan sát 
- Trẻ trả lời
- Lớp lặp lại
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và lặp lại
- Lớp chú ý
- Trẻ lắng nghe,quan sát
- Cả lớp hát theo cô
- Tổ nhóm cá nhân hát theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe và quan sát
- Trẻ tham gia cùng cô
- Trẻ trả lời
- Lớp chơi trò chơi
- Lớp vỗ tay
* Nhận xét đánh giá nội dung đánh giá cuối ngày:
Đón cháu:.
Thể dục sáng:......
Trò chuyện:..
Hoạt động học:
.........................................................................................................................................
Hoạt động ngoài trời:...
Hoạt động góc:.........
Hoạt động nêu gương:.....................................................................................................
Tuần: 17
Thứ 3: 23/ 12 /2014
 Lĩnh vực: Phát triển tình cảm xã hội.
Hoạt động: LQVH
Đề tài :Dê con nhanh trí.	
I/ YÊU CẤU
	- Trẻ hiểu nội dung truyện, biết tên các nhân vật, hành động của các nhân vật
	- Trẻ nắm được trình tự , diễn biến câu chuyện. phát triển ngôn ngữ cho trẻ
	- Giáo dục trẻ phải dũng cảm, bình tĩnh trước khó khăm, biết vâng lời mẹ .
II/ CHUẨN BỊ
 - Tranh minh họa
 - Mũ chó Sói, mũ dê con
 - Bảng, phấn
 - Tích hợp: âm nhạc “Ta đi vào rừng xanh”
 MTXQ: Một số con vật sống trong rừng
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú gợi mở trẻ
-Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”
-Trong bài hát nói về con gì?
-Các con vật đó sống ở đâu?
-Ngoài ra còn có các con vật nào sống trong rừng nữa?
-Các con biết không các con vật trong rừng phải tự kiếm ăn. Con nào yếu thì sẽ bị các con mạnh ăn thịt, tuy nhiên cũng có trường hợp con vật nhỏ nhưng thông minh, bình tĩnh biết vâng lời cha mẹ thì sẽ không bị các con vật hung ác ăn thịt
-Đó cũng là nội dung của một câu chuyện mà cô sẽ kể cho các con nghe
HOẠT ĐỘNG 2: Cô kể 
- Cô kể lần 1 kết hợp minh họa
- Cô kể lần 2 kết hợp cho xem tranh
HOẠT ĐỘNG 2: Trích dẫn - đàm thoại
-Trong truyện có những nhân vật nào?
-Dê mẹ đã dặn dê con điều gì trước khi ra đồng?
- Các con ơi ! dê con đã hỏi mẹ thêm điều gì nữa? 
- À, dê mẹ trước khi ra đồng ăn cỏ đã dặn dê con ai gọi cửa cũng đừng mở, nếu không thì sói ăn thịt. Dê con vâng lời mẹ và con hỏi thêm khi mẹ về làm thế nào con biết mà mở cửa!
- Cuộc nói chuyện giữa dê mẹ và dê con đã bị ai rình chộm và nghe thấy?
- Và sau khi dê mẹ đi khuất thì sói đã làm gì?
- Lớp mình cùng nhắc lại giọng chó sói khi gõ cữa dê con nhé!
- Khi nghe tiếng gõ cửa thì dê con có mỡ cửa ngay không?
- Vì sao dê con không mỡ cửa ngay?
- Dê con đã phát hiện ra điều gì và nói với chó sói như thế nào?
- Chúng mình cùng bắt chước giọng của dê con nói với sói nhé!
- Cô tóm ý: Sói đã nghe được cuộc trò chuyện giữa dê mẹ và dê con , cho nên khi dê mẹ vừa đi khuất sói đã đến giả làm dê mẹ gõ cửa bảo dê con mở cửa, nhưng dê con rất thông minh đã biết không phải mẹ mình, nên không mỡ cửa đó các con?
- Các con ơi! Cuối cùng dê con đã làm gì và phát hiện ra điều gì?
- Sau khi bị lộ, chó sói đã tính kế gì để lừa dê con?
- Có lừa được dê con không các con? Vì sao?
- À, sau khi bị lộ, sói tiếp tục tính kế để lừa dê con, nhưng dê con đã bắc ghế trèo lên và nhìn qua khe tường thấy hai tai lem luốc và nhọn hoắc của sói.
- Dê con đã nói gì với sói các con?
- À, nghe vậy sói đành bỏ chạy, nó chưa kịp quay lại thì dê mẹ đã về đó các con.
- Qua câu chuyện các con thấy chú dê con như thế nào?
- Vì sao con biết chú dê con thông minh, nhanh trí?
- Như vậy qua câu chuyện chúng ta thấy dê con biết vâng lời mẹ và rất thông minh, nhanh trí, cho nên sói đã không lừa được dê con đó các con.
- Qua câu chuyện này các con học tập ở ai? Học tập điều gì?
- Đúng rồi, các con phải học tập dê con, phải ngoan ngoãn, vâng lời mẹ. phải bình tĩnh thông minh, nhanh trí như dê con các con nhé!
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi đóng vai
- Các con ơi! Câu chuyện cô kể cô đã quên tên rồi bạn nào giúp cô đặt tên cho câu chuyện đi nào?
-À câu chuyện của cô có tên là “Dê con nhanh trí” Do Hoàng Thái Anh kể phỏng theo truyện cổ Grim . chỉ sự thông minh, nhanh trí của dê con đã đuổi được con sói đó các con.
-Cô viết tên truyện lên bảng, cô đọc.
-Tên truyện có bao nhiêu tiếng?
-Cô sẽ tổ chức cho các con đóng vai chó sói và Dê con đàm thoại với nhau.
-Cô chia lớp ra làm 2: 1 dội làm Dê con, 1 đội làm chó sói. 2 đội sẽ đàm thoại với nhau
-Cô nhận xét kết quả.
* Giáo dục : các con ơi! Trong câu c

File đính kèm:

  • docxdong_vat.docx