Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?

 THỨ HAI.

Ngày .

HĐHPT VẬN ĐỘNG:

- VĐCB: Bò bằng 2 bàn tay, bàn chân.

- T/C: Bong bóng xà phòng.

 1. Kiến thức : Trẻ biết tên bài tập: Bò bằng 2 bàn tay, bàn chân.

- Trẻ biết cách bò bằng 2 bàn tay, bàn chân.

- Tên trò chơi: Bong bóng xà phòng.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết bò bằng 2 bàn tay, bàn chân liên tục trong khoảng cách 2 – 3m.

- Trẻ chơi đúng cách chơi, luật chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ chú ý tham gia tập vận động theo hướng dẫn của cô. hứng thú trong khi chơi.

 

doc83 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
en ngợi trẻ.
* Kết thúc: Cho trẻ chơi Lái ô tô và ra ngoài.
 THỨ SÁU.
Ngày..
 TRUYỆN
 Ô tô con học bài
( Trẻ chưa biết)
1. Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện: nói về ô tô con không chịu khó học bài nên đã đi vào đường 1chiều nên bị phạt. 
2. Kỹ năng: 
- Trả lời được câu hỏi của cô theo đúng nội dung câu truyện.
- Trẻ nói được cả câu, nói to, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Chú ý học bài, mạnh dạn tham gia trả lời câu hỏi của cô.
1. Đồ dùng 
+ Đồ dùng của cô:
 - Tranh minh họa cho câu chuyện.
- Giá treo tranh, que chỉ.
+ Đồ dùng cho trẻ:
- Ghế ngồi hình chữ U .
2. Địa điểm: Phòng học thoáng mát sạch.
1. Ổn định, giới thiệu bài:
- Trò chuyện cùng trẻ về một số PTGT
- Cô giới thiệu câu truyện: Ô tô con học bài.
2. Dạy nội dung chính:
- Cô kể lần 1 : không sử dụng tranh, trẻ ngồi quanh cô dưới sàn.
- Cô kể lần 2 sử dụng tranh minh họa, trẻ ngồi trên ghế hình chữ U.
- Đàm thoại: 
+ Đó là câu truyện gì?
+ Câu truyện kể về ptgt gì?
+ Ô tô con có chú ý học luật lệ giao thông không?
+ Chuyện gì đã xẩy ra khi ô tô con lao ra đường?
 + Ô tô con cảm thấy thế nào?
- Cô khái quát lại nội dung câu chuyện giáo dục trẻ: Vì lười học luật lệ giao thông mà ô tô con đã đi vào đường 1 chiều và bị phạt đấy. Còn các con chú ý trong giờ học. Khi ra đường được bố, mẹ đưa đi các con nhớ ngồi ngoan, không đùa nghịch trên xe nhé.
3. Ôn luyện, kết thúc:
+ Ôn luyện: cô kể lại chuyện 1 lần.
+ Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
 THỨ BẨY
Ngày..
ÔN 
- Bài hát: Em tập lái ô tô
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát
- Đàn
 - Cô dạo nhạc cho trẻ đoán tên bài hát.
- Cô cho trẻ hát 2-3 lần theo nhạc 
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát nhiều lần
( Cô chú ý động viên, nhắc trẻ hát đúng giai điệu bài hát)
 .
KẾ HOẠCH TUẦN 3: Tàu hoả
Thời gian thực hiện từ ngày ........đến ngày .............
Thời gian
Hoạt động
Thứ hai
Ngày 
2/4/2012
Thứ ba
Ngày 3/4/2012
Thứ tư
Ngày 
4/4/2012
Thứ năm
Ngày 5/4/2012
Thứ sáu
Ngày 
6/4/2012
Thứ bảy
Ngày 
7/4/2012
Đón trẻ
- Đón trẻ với thái độ niềm nở, nhắc nhở trẻ chào bố, mẹ, chào cô giáo. Nhắc phụ huynh cất đồ dùng của trẻ đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ. Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích.
Thể dục sáng
* Bài: Tập với bóng.
1. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi các động tác khởi động sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn.
2. Trọng động: Cô tập cho trẻ tập cùng cô từng động tác thể dục:
+ ĐT1: Hô hấp: thổi bóng: Hít thở sâu
+ ĐT2: Tay: Đưa bóng lên cao.
+ ĐT3: Bụng: Cúi đặt bóng xuống đất.
+ ĐT4: Chân: ngồi xổm để bóng xuống đất.
+ ĐT5: Bật: Nhẩy bật tại chỗ.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại quanh lớp 2 – 3 phút.
Trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về tầu hoả.
- Trò chuyện về một số đặc điểm, cấu tạo, công dụng của tầu hoả.
Hoạt động học
 PTVĐ
- BTPTC: Tập với bóng.
- VĐCB: Đi bước vào các ô.
- TC: Đoàn tàu tí hon.
NBTN
- Tầu hoả
Âm nhạc.
- TT Dạy hát: Đoàn tầu nhỏ xíu.
- Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
HĐVĐV
- Xếp tầu hoả.
 LQVH
- Thơ: Con tầu.
Ôn 
Bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”
Hoạt động ngoài trời
- HĐMĐ:
 Q/S: Cây hoa đồng tiền.
- TCVĐ:Trời nắng trời mưa.
- Chơi tự do.
- HĐMĐ: 
 Q/S: Cây đa.
- TCVĐ:Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do.
- HĐMĐ: 
Q/S: Cây Bưởi
- TCVĐ: Bong bóng xà phòng.
- Chơi tự do.
- HĐMĐ: 
Q/S: Cây sấu.
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do.
- HĐMĐ: 
Q/S: Cây chuối.
- TCVĐ: Nắng và mưa.
- Chơi tự do. 
- HĐMĐ:
 Q/S: Cây dừa cạn.
- TCVĐ: Bóng tròn to..
- Chơi tự do.
Hoạt động góc
- Góc HĐVĐV: Xếp nhà ga.
+ Chuẩn bị đồ dùng: Một số loại PTGT: ô tô, tầu hoả, gạch, hàng rào.
+ Kỹ năng chơi: Trẻ biết xếp các khối gỗ cạnh nhau để tạo thành nhà ga.
- Góc nghệ thuật: Tô mầu tranh tầu hoả.
- Góc bế em: Chơi bế em, nấu cơm, bón cho em ăn, cho em uống nước, lau mồm , khám bệnh cho em.
- Góc vận động: Chơi với bóng, vòng.
Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: Vận động theo nhạc bài: Đoàn tầu nhỏ xíu.
- Hướng dẫn trẻ cách cất đồ dùng sau khi ăn song.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
- Cho trẻ tô mầu 1 số ptgt.
- Kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Vì sao Thỏ cụt đuôi”
- Nêu gương cuối tuần.
- Vệ sinh đồ chơi.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Lưu ý
THỨ HAI
Ngày..
HĐHPT VẬN ĐỘNG
- BTPTC: Tập với bóng.
- VĐCB: Đi bước vào các ô.
- T/C: Đoàn tàu tí hon.
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài tập: Đi bước vào các ô.
- Trẻ biết cách đi bước vào các ô, biết cách chơi trò chơi.
- Tên trò chơi: Đoàn tàu tí hon.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng đi bước chân vào các ô, đầu hơi cúi.
- Trẻ chơi đúng cách chơi, luật chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý tham gia tập vận động theo hướng dẫn của cô. hứng thú trong khi chơi.
1. Đồ dùng: 
+ Đồ dùng của cô:
- Nhạc khởi động.
- 10 ô vòng tròn. Vạch xuất phát.
+ Đồ dùng của trẻ: Trang phục quần áo gọn gàng dễ tập.
2. Địa điểm: Phòng học sạch sẽ gọn gàng.
1. Khởi động: Cho trẻ đi thành đội hình vòng tròn kết hợp đi các động tác khởi động.
2. Trọng động:
+ Tập BTPTC: Cô tập cho trẻ tập cùng cô từng động tác theo bài “Tập với bóng”
+ Vận động cơ bản: 
- Cô giới thiệu tên vận động ”Đi bước vào các ô”
- Cô thực hiện lần 1: Hỏi trẻ tên vận động.
- Cô tập lần 2: Giải thích: Cô đứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh ”Đi” cô bước chân vào các ô, lần lượt đi bước qua các ô đến vạch đích.
- Cho một trẻ khá lên tập thử 1 lần.
- Cô tổ chức cho trẻ tập: 
 Lần 1: Cho lần lượt từng trẻ tập.
 Lần 2: Cho 2 tổ thi đua.
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động. Cho một trẻ khá lên tập lại.
+ TCVĐ: 
- Cô giới thiệu trò chơi: Đoàn tàu tí xíu.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần, cô nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập 2 – 3 phút.
THỨ BA
NGÀY
Ngày..
HĐH NHẬN BIẾT TẬP NÓI
- Tàu hoả.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên tầu hoả, biết gọi tên một số đặc điểm của tầu hoả: có nhiều toa tầu, bánh xe.
- Biết tầu hoả đi ở đường sắt.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phát âm đúng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm công dụng của tầu hoả. Rèn trẻ nói rõ lời, nói cả câu: “Đây là tàu hoả”, “Toa tàu”,...
- Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định..
3 Thái độ:
- Hứng thú trong giờ học.
- Tránh xa đường tầu, không đến gần khi có tầu đang chạy.
1. Đồ dùng.
* Đồ dùng của cô:
- Tranh tầu hoả.
* Đồ dùng cho trẻ. 
- 20 tranh tầu hoả, 5 – 6 tranh các ptgt khác.
2. Địa điểm:
- Trong lớp học.
1. Ổn định, giới thiệu bài: 
- Cô và trẻ cùng hát bài “Đoàn tầu nhỏ xíu”
- Hỏi trẻ vừa hát bài hát nói về gì?
2. Dạy nội dung chính:
- Cô giới thiệu tranh tầu hoả và hỏi trẻ:
+ Đây là xe gì? Xe gì đây?
+ Tầu hoả có gì đây?
+ Có nhiều toa tầu không?
+ Bánh xe tầu hoả đâu? Ai chỉ cho cô xem đâu là bánh của tàu hoả? Đâu là toa tầu?
+ Tầu hoả đi ở đâu? 
+ Còi tầu kêu như thế nào? Cho trẻ làm tiếng cói tàu kêu.
+ Khi chạy tầu hoả kêu như thế nào? Cho trẻ làm tiếng tàu chạy: Xình xịch... 
+ Tầu hoả dùng để làm gì?
- Cô chốt lại: Tầu hoả là ptgt dùng để chở người và chở hàng hoá đi khắp nơi. Nhưng nó là ptgt rễ gây nguy hiểm nên các con không nên chơi ở gần đường sắt, khi thấy có tầu phải tránh xa.
3. Ôn luyện kết thúc: 
* Ôn luyện:
- Cho trẻ chơi: Ai chọn đúng.
+ Chia làm 2 đội, thi xem đội nào chọn được nhiều và chọn đúng tranh tầu hoả.
- Tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát nhận xét kết quả chơi của trẻ.
* Kết thúc: Cho trẻ chơi: Nu na nu nống.
THỨ TƯ
Ngày..
HĐH ÂM NHẠC
- TT Dạy hát: Đoàn tầu nhỏ xíu
- Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu. Thuộc lời bài hát.
- Hiểu nội dung bài hát nói về các bạn nhỏ nối đuôi nhau làm đoàn tầu.
- Trẻ biết tên bài hát : Em đi qua ngã tư đường phố.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát được cả câu hát theo cô, hát đúng theo nhịp của bài hát : Đoàn tầu nhỏ xíu.
- Trẻ biết nhún nhẩy khi nghe cô hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố..
3. Thái độ:
- Hứng thú trong giờ học, mạnh dạn hát to và chú ý nghe cô hát.
1. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô: Nhạc bài Đoàn tầu nhỏ xíu, Em đi qua ngã tư đường phố.
- Băng ca sĩ hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố.
* Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi hình chữ U.
2. Địa điểm:
- Phòng học sạch, thoáng.
1. Ổn định, giới thiệu bài. 
- Trò truyện với trẻ về 1 số ptgt.
- Cô giới thiệu bài hát: Đoàn tầu nhỏ xíu.
2. Dạy nội dung chính: 
* Dạy hát:
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần, trẻ ngồi trên ghế.
- Cô hát lần 2 kết hợp nhạc đệm: Giới thiệu nội dung bài hát.
- Dạy trẻ hát: Cả lớp hát 2 – 3 lần cùng cô không có nhạc đệm. (Cô dạy trẻ hát đúng lời ca)
- Cả lớp hát 2 – 3 lần kết hợp nhạc đệm cho bài hát (Cô dạy trẻ hát theo nhạc).
- Từng tổ lên hát.
- Nhóm trẻ trai hát.
- Nhóm trẻ gái hát.
- Cá nhân trẻ hát (Động viên trẻ hát to, rõ lời).
- Cả lớp hát lại 1 lần.
* Nghe hát: 
- Cô giới thiệu bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần: Hỏi trẻ tên bài hát.
- Cô hát lần 2: Kết hợp vận động minh hoạ. Cô giới thiệu nội dung bài hát.
- Hát lần 3: Cô hát động viên trẻ hát hoặc làm động tác minh hoạ cùng với cô.
- Cho trẻ nghe băng ca sĩ hát.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, động viên khuyến khích trẻ hát tốt hơn nữa ở giờ học sau.
THỨ NĂM
Ngày..
HVĐV
- Xếp tầu hoả. 
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên hoạt động: Xếp tầu hoả.
- Trẻ nhận biết mầu xanh, mầu đỏ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh các khối vuông, chữ nhật để tạo thành đoàn tầu.
- Trẻ gọi tên và chơi với sản phẩm mình tạo ra.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
1. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô:
- Mô hình đoàn tầu cô đã xếp sẵn.
* Đồ dùng cho trẻ: 
- Mỗi trẻ 5 – 6 khối chữ nhật, 3 – 4 khối vuông bằng nhựa.
- Chỗ ngồi cho trẻ.
2. Địa điểm.
- Trong lớp học.
1. Ổn định giới thiệu bài.
- Cho trẻ lắng nghe xem tiếng gì!
- Tu tu tu tu...
- Đó là tiếng gì? Tàu hoả có rất nhiều gì nối vào nhau?
- Cô giới thiệu hoạt động: Xếp tầu hoả.
2. Dạy nội dung chính.
- Cho trẻ quan sát mô hình cô đã xếp mẫu.
+ Hỏi trẻ: Đây là gì?
+ Đoàn tầu này có mầu gì ? 
+ Được xếp bằng gì?
+ Cô đã xếp như thế nào ?
- Cho trẻ lấy đồ dùng và về chỗ ngồi.
- Cô xếp mẫu: Lần 1: Không giải thích cách xếp, trẻ chú ý nhìn cô làm.
Lần 2: Cô giới thiệu có khối nhựa vuông mầu đỏ và khối nhựa chữ nhật mầu xanh. Xếp các khối vuông đỏ chồng lên nhau tạo thành đầu tầu, xếp các khối chữ nhật xanh sát vào nhau tạo thành các toa tầu.
- Cô tổ chức cho trẻ xếp: Cô chú ý giúp đỡ những trẻ còn yếu.
- Với những trẻ xếp nhanh cô phát thêm đồ dùng cho trẻ xếp tiếp.
3. Kết thúc:
* Kết thúc: Cả lớp làm đoàn tầu nối đuôi nhau vừa đi vừa hát “Đoàn tầu nhỏ xíu”
THỨ SÁU
Ngày..
HĐH LQ
VĂN HỌC
- Thơ: “Con tàu”
(Trẻ chưa biết)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ: nói về con tầu có mầu xanh xanh, chạy rất nhanh và còi kêu tu tu tu.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc to, rõ lời, đọc đúng các từ trong bài, thể hiện tình cảm khi đọc thơ. 
- Trả lời được câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Chú ý học bài, mạnh dạn tham gia đọc thơ.
1. Đồ dùng 
+ Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa cho bài thơ.
- Giá treo tranh, que chỉ.
+ Đồ dùng cho trẻ:
- Ghế ngồi hình chữ U .
2. Địa điểm: Phòng học thoáng mát sạch.
1. Ổn định, giới thiệu bài:
- Trò truyện với trẻ về một số PTGT.
- Cô giới thiệu bài thơ: Con tầu.
2. Dạy nội dung chính:
- Cô đọc lần 1: không sử dụng tranh, trẻ ngồi quanh cô dưới sàn.
- Cô đọc lần 2: sử dụng tranh minh họa, trẻ ngồi trên ghế hình chữ U.
- Đàm thoại: 
+ Đó là bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về gì?
+ Con tầu chạy kêu như thế nào?
+ Con tầu có mầu gì?
+ Nó chạy làm sao?
+ Còi tầu kêu như thế nào?
- Cô khái quát lại nội dung bài thơ.
- Dạy trẻ đọc thơ:
+ Cả lớp đọc bài thơ 2 – 3 lần.
+ Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ, dậy trẻ đọc rõ lời, sửa ngọng cho trẻ).
3. Ôn luyện, kết thúc:
+ Ôn luyện: Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
+ Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài chơi.
THỨ BẨY
Ngày..
ÔN
- Bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
- Trẻ biết tên bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”
- Trẻ thuộc bài hát, hát to, rõ lời bài hát.
- Đàn nhạc bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
- Cô giới thiệu bài hát.
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
- Hỏi trẻ vừa hát bài gì?
- Cô bao quát, nhận xét, động viên trẻ hát.
- Chú ý sửa sai cho trẻ.
KẾ HOẠCH TUẦN 4: Tàu Thủy
Thời gian thực hiện từ ngày ........ đến ngày .............
Thời gian
Hoạt động
Thứ hai.
Thứ ba.
Thứ tư.
Thứ năm.
Thứ sáu..
Thứ bẩy
Đón trẻ.
- Đón trẻ với thái độ niềm nở, nhắc nhở trẻ chào bố, mẹ, chào cô giáo. Nhắc phụ huynh cất đồ dùng của trẻ đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ. Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích.
Thể dục sáng.
* Bài: Máy bay.
1. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi các động tác khởi động sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn.
2. Trọng động: 
 Cô tập cho trẻ tập cùng cô từng động tác thể dục:
+ ĐT1: Máy bay kêu: Hít thở sâu
+ ĐT2: Máy bay cất cánh: 2 tay giang ngang.
+ ĐT3: Máy bay tìm chỗ hạ cánh: 2 tay giang ngang, cúi người về trước, đầu quay sang 2 phía phải, trái.
+ ĐT4: Máy bay hạ cánh: Ngồi xổm, 2 tay giang ngang.
+ ĐT5: Bật: Nhẩy bật tại chỗ.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại quanh lớp 2 - 3 phút.
Trò truyện.
- Trò truyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Trò truyện về một số đặc điểm, cấu tạo, công dụng của tầu thuỷ.
Hoạt động học.
 PTVĐ
- VĐCB: Bò bằng 2 bàn tay, bàn chân.
- TC: Bong bóng xà phòng.
NBTN
- Tàu thuỷ.
Âm nhạc.
- Nghe hát: Em đi chơi thuyền.
- TC: Tai ai tinh
HĐH Tạo hình.
- Dán dây hình tròn.
 LQVH
- Truyện: Tầu thuỷ tí hon.
ÔN
- Bài thơ: Xe đạp.
Hoạt động ngoài trời.
- HĐMĐ:
 Q/S: Cây đào
- TCVĐ: Bong bóng xà phòng.
- Chơi tự do.
- HĐMĐ: 
 Q/S: Cây bưởi
- TCVĐ:Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do.
- HĐMĐ: 
Q/S: Cây Bưởi
- TCVĐ: Máy bay.
- Chơi tự do.
- HĐMĐ: 
Q/S: Cây xương rồng.
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do.
HĐMĐ: 
- Q/S: Cây vàng anh
- TCVĐ: Nắng và mưa.
- Chơi tự do. 
HĐMĐ:
- Q/S: Cây hoa hồng
- TCVĐ: Bóng tròn to
- Chơi tự do
Hoạt động góc.
+ Góc sách: Xem sách, tranh, ảnh về một số ptgt đường thuỷ.
+ Chuẩn bị đồ dùng: Sách tranh ảnh về các loại ptgt đường thuỷ.
+ Kỹ năng chơi: Trẻ biết cầm sách đúng chiều, biết mở sách và nhận biết nói được tên các phương tiện giao thông đường thuỷ mà trẻ biết.
+ Góc nghệ thuật: Tô mầu tranh xe đạp, xe máy.
+ Góc bế em: Chơi bế em, nấu cơm, bón cho em ăn, cho em uống nước, lau mồm , khám bệnh cho em.
+ Góc vận động: Chơi với bóng, vòng, xe kéo đẩy.
Hoạt động chiều.
- Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: Vận động theo nhạc bài: Tầu thuỷ.
- Hướng dẫn trẻ cách lau mồm.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Máy bay.
- Cho đọc thơ: Mẹ và bé.
- Lau dọn giá cốc, giá ti vi.
- Nêu gương cuối tuần.
- Lau dọn lớp học và hành lang.
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY.
Nội dung.
Yêu cầu.
Chuẩn bị.
Tổ chức hoạt động.
Lưu ý.
 THỨ HAI.
Ngày..
HĐHPT VẬN ĐỘNG:
- VĐCB: Bò bằng 2 bàn tay, bàn chân.
- T/C: Bong bóng xà phòng.
1. Kiến thức : Trẻ biết tên bài tập: Bò bằng 2 bàn tay, bàn chân.
- Trẻ biết cách bò bằng 2 bàn tay, bàn chân.
- Tên trò chơi: Bong bóng xà phòng.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết bò bằng 2 bàn tay, bàn chân liên tục trong khoảng cách 2 – 3m.
- Trẻ chơi đúng cách chơi, luật chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý tham gia tập vận động theo hướng dẫn của cô. hứng thú trong khi chơi.
1. Đồ dùng: 
+ Đồ dùng của cô:
- Nhạc khởi động.
- 1 con đường dài 2 – 3 m.
- 1 lọ nước xà phòng, 1 ống thổi.
+ Đồ dùng của trẻ; Trang phục quần áo gọn gàng dễ tập.
2. Địa điểm: Phòng học sạch sẽ gọn gàng.
1. Khởi động: Cho trẻ đi thành đội hình vòng tròn kết hợp đi các động tác khởi động.
2.Trọng động:
+ Tập BTPTC: Cô tập cho trẻ tập cùng cô từng động tác theo bài “Máy bay”
+ Vận động cơ bản: - Cô giới thiệu tên vận động ” Bò bằng 2 bàn tay, bàn chân”
- Cô thực hiện lần 1: Hỏi trẻ tên vận động.
- Cô tập lần 2: Giải thích: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh bò, cô chống 2 bàn tay sát vạch, và bắt đầu bò. Bò kết hợp tay chân nhịp nhàng cho tới khi hết con đường thì đứng dậy đi về chỗ của mình.
- Cho một trẻ khá lên tập thử 1 lần.
- Cô tổ chức cho trẻ tập: 
 Lần 1: Cho lần lượt từng trẻ tập.
 Lần 2: Cho 2 trẻ cùng tập.
 - Cô tập lại một lần, Cho trẻ nhắc lại tên vận động.
+ TCVĐ: - Cô giới thiệu trò chơi: Bong bóng xà phòng.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: Khi có bong bóng, phải nhẩy thật cao để bắt lấy bóng.
- Tổ chức cho trẻ chơi , nhận xét trẻ sau khi chơi.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập 2 – 3 phút.
THỨ BA.
Ngày..
HĐH NHẬN BIẾT TẬP NÓI:
- Tầu thuỷ.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên tầu thuỷ.
Trẻ biết gọi tên một số đặc điểm của tầu thuỷ.cửa sổ, cánh buồm, ống khói...
2. Kỹ năng:
- Trẻ phát âm đúng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm công dụng của tầu thuỷ.
- Phát âm chính xác: Tầu thuỷ.
3 Thái độ:
- Hứng thú trong giờ học.
- Trẻ biết ngồi ngoan, không đùa nghịch khi được đi trên tầu.
1. Đồ dùng.
* Đồ dùng của cô:
- Tranh Tầu thuỷ.
* Đồ dùng cho trẻ. 
- Mỗi trẻ 1 bộ lô tô tầu thuỷ.
2. Địa điểm:
- Trong lớp học.
1. Ổn định, giới thiệu bài: 
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Tầu thuỷ”.
- Hỏi trẻ vừa hát bài hát nói về gì?
2. Dạy nội dung chính:
- Cô giới thiệu tranh Tầu thuỷ và hỏi trẻ:
+ Đây là gì? Tầu gì đây?
+ Tầu thuỷ có gì đây? Có nhiều cửa sổ không? 
+ Tầu thuỷ còn có gì đây nữa? 
+ Tầu thuỷ đi ở đâu? Dùng để làm gì?
- Cô chốt lại: Tầu thuỷ là ptgt dùng để chở người và chở hàng hoá đi khắp nơi. Nhưng nó là ptgt rễ gây nguy hiểm nên khi đi trên tầu các con nhớ ngồi ngay ngắn không đùa nghịch.
3. Ôn luyện kết thúc: 
* Ôn luyện:- Cho trẻ chơi: Ai chọn đúng.
+ Cô nói tên - trẻ chọn lô tô và nói tên.
- Chơi “ Về đúng bến”. Mỗi trẻ có 1 tranh lô tô mà trẻ thích. Vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “về bến, về bến” thì ai có lô tô tầu thuỷ thì về bến có tầu thuỷ.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô bao quát nhận xét trẻ chơi.
* Kết thúc: Cho trẻ chơi: Nu na nu nống.
THỨ TƯ.
Ngày..
.
HĐH ÂM NHẠC:
- Nghe hát: Em đi chơi thuyền
- TC : Tai ai tinh
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát: Em đi chơi thuyền.
- Trẻ biết tên trò chơi: Tai ai tinh
2. Kỹ năng:
- Trẻ nghe và hướng ứng theo nhạc bài “Em đi chơi thuyền
- Trẻ chơi đúng cách chơi của trò chơi âm nhạc.
3. Thái độ:
- Hứng thú trong giờ học, mạnh dạn tham gia trò chơi.
1. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát em đi chơi thuyền
* Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi hình chữ U.
2. Địa điểm:
- Phòng học sạch, thoáng.
1. Ổn định, giới thiệu bài. 
- Cho trẻ chơi “Nắng và mưa”
- Cô giới thiệu bài
2. Dạy nội dung chính: 
* Nghe hát :
- Cô giới thiệu tên bài hát Em đi chơi thuyền.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 và hỏi tên bài hát.
- Cô hát lần 2 : Kết hợp vận động minh họa.Cô giới thiệu nội dung bài hát
- Cô hát lần 3: Cô hát động viên trẻ hát và làm động tác minh họa cùng với cô.
- Cho trẻ nghe băng ca sỹ hát.
* Trò chơi: Tai ai tinh
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tai ai tinh
- Cách chơi luật chơi: Cô mời 1 bạn lên và đội mũ chóp xong gọi 1 bạn khác “không nói tên”lên hát xong bạn đội mũ chóp sẽ đoán xem bạn nào hát. Nếu bạn nào không đoán được sẽ phải hát cho cả lớp nghe 1 bài hát.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, động viên khuyến khích trẻ hát tốt hơn nữa ở giờ học sau.
THỨ NĂM.
Ngày..
HĐH TẠO HÌNH.
- Dán dây hình tròn.
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên hoạt động: Dán dây hình tròn.
- Trẻ nhận biết mầu xanh, đỏ, vàng.
- Nhận biết to, nhỏ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết cách chấm hồ và dán hình.
- Trẻ dán được hình tròn to mầu đỏ vào hình tròn to mầu đỏ. Hình tròn nhỏ mầu xanh, mầu vàng vào hình tròn nhỏ mầu xanh, vàng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
1. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô:
- Sản phẩm mẫu.
- Giá trưng bầy sản phẩm .
* Đồ dùng cho trẻ: 
- Vở tập dán hình cho mỗi trẻ.
- Mỗi trẻ 3 hình tròn mầu đỏ to, 3 hình tròn nhỏ mầu xanh, 2 hình tròn nhỏ mầu vàng.
- Hồ dán, khăn lau tay.
- Bàn ghế.
2. Địa điểm.
- Trong lớp học.
1. Ổn định giới thiệu bài.
- Cho trẻ hát: Em tập lái ô tô.
- Hỏi trẻ vừa hát bìa hát về xe gì?
- Ô tô có bnáh xe hình gì?
- Cô giới thiệu bài: Dán dây hình tròn.
2. Dạy nội dung c

File đính kèm:

  • docgiao_an_nha_tre.doc
Giáo án liên quan