Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28

-Đọc kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.

-Liên hệ với thực tế bản thân

-Có ý kiến quan niệm riêng có thể đề xuất giải pháp.

-Vận dụng các kiến thức của các môn khác để đọc- hiểu văn bản.

-Căn cứ vào đặc điểm thể loại phân tích các chi tiết cụ thể và hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.

-Kết hợp xem tranh ảnh nghe và xem các chương trình thời sự khoa học, truyền thống trên truyền hình, đài.

 

doc13 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 9; Tuần 28:
Ngày soạn: 09 - 03 - 2013
TIẾT 131: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Giúp hs trên cơ sơ nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hóa được các chủ đề văn bản nhật dụng đã học bằng toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS.
II. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự học, tự ôn tập hệ thống kiến thức ở hs.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, sgk Ngữ văn 6,7,8,9.
- Trò: vở soạn, vở ghi, sgk cả 4 khối.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
 ?Đọc thuộc lòng “Mây và sóng”? Nêu nội dung và nghệ thuật?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm về thể loại không?
-Không phải là khái niệm thể loại.
?Đặc điểm của văn bản nhật dụng.
-Đề cập chức năng, đề tài.
?Vậy em có nhận xét gì về phạm vi của đề tài văn bản nhật dụng?
-Phong phú.
?Em lấy ví dụ về thiên nhiên môi trường có tác phẩm nào?
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
?Đề tài trên có tác dụng gì đối với chúng ta?
-Giúp hs có cái nhìn rộng lớn hơn mọi khía cạnh trên mọi phương diện để từ đó có ý thức xây dựng xây dựng cuộc sống ngày càng đẹp đẽ hơn.
?Bên cạnh đề tài phong phú trên thì văn bản nhật dụng có chức năng gì?
-Bàn luận, thuyết minh.
?Từ đề tài phong phú, chức năng đa dạng trên thì em hiểu tính cập nhật của văn bản nhật dụng là gì ?
-Tính thời sự kịp thời.
?Văn bản nhật dụng có mang đậm giá trị văn chương không ?
-Không. Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc một kiểu văn bản nhất định : miêu tả, thuyết minh, nghị luận, điều hành…nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
?Vởy, học văn bản nhật dụng để làm gì ?
-Mở rộng kiến thức hiểu biết toàn diện.
?Em lấy một VD cụ thể về văn bản nhật dụng đã học đối với bản thân ?
-Học bài “Ôn dịch thuốc lá”,ta thấy khói thuốc có chất hắc ín gây ra ung thư. 80 % ung thư vòm họng và phổi do thuốc lá.
?Hoặc bài “Phong cách Hồ Chí Minh” ?
-Học tập được lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. 
?Thảo luận nhóm: chia 4 nhóm.
-Nhóm 1: liệt kê những văn bản nhật dụng lớp 6.
-Nhóm 2: lớp 7.
-Nhóm 3: lớp 8.
-Nhóm 4: lớp 9.
I-Khái niệm về văn bản nhật dụng.
1-Khái niệm.
-Không phải là khái niệm thể loại.
-Không chỉ kiểu văn bản.
*Đặc điểm: đề cập đến chức năng đề tài và tính cập nhật nhất.
2-Đề tài phong phú đề cập đế:
-Môi trường
-Thiên nhiên
-Văn hóa
-Giáo dục
-Chính trị, xã hội
-Thể thao, đạo đức, nếp sống.
VD:
-Thiên nhiên, môi trường:Bức thư, thông tin, Ôn dịch..
-Văn hóa, giáo dục: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay …
-Đạo đực, nếp sống: Phong cách Hồ Chí Minh
-Chính trị, xã hội: Tuyên bố….,Đấu tranh…
3-Chức năng:
-Bàn luận
-Thuyết minh
-Tường thuật
-Miêu tả.
-Đánh giá..
=> Những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.
4-Tính cập nhật.
-Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
VD : vấn đề môi trường, dân số bảo vệ di sản văn hóa chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục, trẻ em, chống hút thuốc lá, đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai.
5-Giá trị văn chương.
-Không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó là một yêu cầu quan trọng.
-Mỗi văn bản nhật dụng lại thuộc kiểu văn bản nhất định.
VD: Cầu Long biên chứng nhân lịch sử, Động phong nha (miêu tả)
VD: Cổng trường mở ra( Biểu cảm)
6-Tác dụng văn bản nhật dụng.
-Giúp hs mở rộng kiến thức hiểu biết toàn diện.
-Tích cực hòa nhập vào cuộc sống xã hội.
-Rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
II-Hệ thống hóa nội dung văn bản nhật dụng.
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
6
-Cầu Long biên…
-Động Phong nha
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
-Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
-Giới thiệu và giữ gìn danh lam thắng cảnh.
-Bảo vệ môi trường và con người.
7
-Cổng trường …
-Mẹ tôi
-Cuộc chia tay…
-Ca Huế
-Giáo dục, nhà trường, gia đình, trẻ em
-……
-……
-Văn hóa dân gian
8
-Thông tin…
-Ôn dịch…
-Bài toán dân số
-Môi trường
-Chống tệ nạn xã hội
-Dân số và tương lai của nhân loại
9
-Tuyên bố về…
-Đấu tranh…
-Phong cách Hồ Chí Minh
-Quyền sống của con người(trẻ em,)
-Chống chiến tranh, bảo vệ thế giới hòa bình.
-Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
?Những vấn đề trên có đạt yêu cầu của một văn bản nhật dụng không?
-Có.
?Có mang tính cập nhật không? Có ý nghĩa lâu dài không?
-Có.
?Những văn bản trên có giá trị văn học không?
-Phần lớn có giá trị văn học.
Riêng văn bản “Tuyên bố thế giới….” ít giá trị văn học.
-Những vấn đề trên đạt yêu cầu của văn bản nhật dụng.
-Vừa có tính cập nhật vừa mang ý nghĩa lâu dài.
IV-Củng cố:
 ?Nêu tác dụng của văn bản nhật dụng đã học?
 ?Làm bài tập trắc nghiệm: nối cột A với cột B để có nhận xét đúng về kiểu văn bản –thể loại của văn bản nhật dụng sau?
 A B
1-Cổng trường mở ra a-Thuyết minh
2-Động phong nha b-Biểu cảm
3-Cuộc chia tay… c-Bút kí
4-Cầu Long Biên.. d-Truyện ngắn
5-Đấu tranh.. đ-Thông báo
6-Thông tin… e-Xã luận
7-Bức tranh. g-Thuyết minh
8-Ca Huế… h-Thư từ.
V. Hướng dẫn học về nhà:
- Học bài: đọc bài những văn bản nhật dụng
- Tìm phương pháp học văn bản nhật dụng.
- Hình thức của văn bản nhật dụng
- Bài tập về nhà: Nêu cảm xúc suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Đấu tranh cho thế giới hòa bình” và liên hệ thực tế trên thế giới hiện nay (Triều tiên).
Ngày soạn: 09 - 03 - 2013
TIẾT 132: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (TIẾP)
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Giúp hs trên cơ sơ nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hóa được các chủ đề văn bản nhật dụng đã học bằng toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS.
II. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự học, tự ôn tập hệ thống kiến thức ở hs.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, sgk Ngữ văn 6,7,8,9.
- Trò: vở soạn, vở ghi, sgk cả 4 khối.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
 ? Nêu cảm xúc sau khi học xong văn bản “Đấu tranh cho thế giới hòa bình” ?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS đọc mục III sgk/ 95.
?Em rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
III-Hình thức văn bản nhật dụng.
-Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại văn bản.
Lớp
Kiểu văn bản- Thể loại
Tên văn bản
7,8,9
7
6
7
6,7
7
6
6
7
8
9
9
6
-Hành chính(điều hành, nghị luận)
-Tự sự
-Miêu tả
-Biểu cảm
-Thuyết minh
-Truyện ngắn.
-Bút kí
-Thư từ
-Hồi kí
-Thông báo
-Xã luận
-Kết hợp các phương thức biểu đạt(miêu tả, tự sự, hành chính)
-Nghị luận, miêu tả, thuyết minh
-Thông tin, Tuyên bố, Ôn dịch.., Đấu tranh…
-Cuộc chia tay..
-Cầu Long biên..,Động phong nha
-Cổng trường mở ra
-Động phong nha, Ca Huế
-Cuộc chia tay…
-Cầu Long biên.
-Bức thư…
-Cổng trường mở ra
-Thông tin
-Đấu tranh cho..
-Phong cách..,Ôn dịch
-Bức thư…, Cầu Long biên.., Động phong nha
-HS đọc mục V, sgk/95.
?Học văn bản nhật dụng như thế nào để đạt hiệu quả ?
?Sau khi ôn tập những điều gì cần lưu ý về văn bản nhật dụng?
-HS đọc ghi nhớ.
?Nội dung nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của văn bản nhật dụng?
A-Đề cập đến những vấn đề gần gũi bức thiết đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại.
B-Có thể được viết bằng các phương thức biểu đạt khác nhau.
C-Chỉ được sáng tác trong thời điểm hiện tại.
D-Có giá trị nhất định về mặt văn chương.
?Văn bản nhật dụng nào sau đây nói về bản sắc văn hóa của con người Việt Nam.
A-Bài toán dân số
B-Đấu tranh cho..
C-Phong cách Hồ Chí Minh
D-Thông tin về ngày..
?Văn bản nhật dụng nào sau đây được viết bằng phương thức tự sự?
A-Mẹ tôi
B-Cuộc chia tay..
C-Ca Huế
D-Cầu Long biên
IV-Phương pháp học văn bản nhật dụng
-Đọc kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
-Liên hệ với thực tế bản thân
-Có ý kiến quan niệm riêng có thể đề xuất giải pháp.
-Vận dụng các kiến thức của các môn khác để đọc- hiểu văn bản.
-Căn cứ vào đặc điểm thể loại phân tích các chi tiết cụ thể và hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
-Kết hợp xem tranh ảnh nghe và xem các chương trình thời sự khoa học, truyền thống trên truyền hình, đài..
*Ghi nhớ sgk/96.
V-Luyện tập.
1-Bài 1 (bảng phụ)
-Đáp án đúng: C
2-Bài 2.
-Đáp án đúng:C
3-Bài 3.
-Đáp án đúng: B
IV-Củng cố:
 ? Thế nào là văn bản nhật dụng?
 ? Đặc trưng của văn bản nhật dụng?
 ? Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Đọc lại các văn bản nhật dụng
 - Ôn lại nội dung.
 - Làm bài tập trắc nghiệm.
 - Soạn bài: Bến quê.
Ngày soạn: 10 - 03 - 2013
TIẾT 133: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 	- Ôn tập, củng cố các kiến thức về từ ngữ địa phương.
II. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương trong các văn bản đã học.
III. Thái độ:
- Giáo dục thái độ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng giao tiếp
C. CHUẨN BỊ:
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ,
- Trò: vở ghi, vở bài tập, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
- (kết hợp trong giờ)
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS ôn lại kiến thức: thế nào là từ địa phương?
-Từ dùng trong một địa phương nhất định.
?Phân biệt với biệt ngữ xã hội?
-Biệt ngữ xã hội là những từ chuyên dùng trong một tầng lớp nào đó.
VD: con phe, sập tiệm, vào cầu...
-HS làm bài tập sgk.
-HS đọc đoạn trích trong bài tập 1: chuyển từ ngữ địa phương đó sang từ toàn dân tương ứng?
-HS đọc hai câu đố sgk/98.
?Từ nào là từ địa phương? Tìm từ tương ứng với từ toàn dân?
-HS đọc bài tập 5 sgk.
?Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” dùng từ toàn dân không?
-Không nên dùng.
?Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có những từ địa phương ?
-Tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện.
I-Thế nào là từ địa phương?
-Là từ ngữ dùng trong một địa phương nhất định.
II-Bài tập.
1-Bài 1,4.
Từ điạ phương
Từ toàn dân
thẹo
lặp bặp
ba
má
kêu
đâm
đũa bếp
nói trổng
vô
lui cui
nắp
nhắm 
giùm
sẹo
lắp bắp
bố
mẹ
gọi
trở thành
đũa cả
nói trống không
vào
lúi húi
vung
cho là
giúp....
2-Bài 3.
-Trái (quả)
-Kêu (gọi)
-Trống lảng (nói trống không)
-Chi(gì).
3-Bài tập 5.
a-Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì bé sinh ra và lớn lên tại địa phương đó chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ xã hội rộng rãi. Do đó chưa thể có đủ một vốn từ ngữ toàn dân cần thiết để thay thế cho từ địa phương.
b-Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên mức độ của tác giả dùng là vừa phải.
IV-Củng cố:
 ? Từ địa phương có tác dụng gì?
- Tạo sắc thái địa phương.
- Diễn đạt tâm tư tình cảm của người nói và người viết.
V. Hướng dẫn học về nhà:
- Sưu tầm các từ địa phương và từ toàn dân tương ứng.
- Làm bài tập / 98. Từ “kêu” ở câu nào là từ địa phương?
- Gợi ý:
 a-Từ toàn dân:gọi
 b-Từ địa phương:kêu
Ngày soạn: 10 - 03 - 2013
TIẾT 134 - 135: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
	- Đánh giá năng lực cảm thụ văn thơ của học sinh qua bài phân tích.
	- Đánh giá nhận thức của học sinh qua kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
II. Kĩ năng:
	- Viết bài nghị luận hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc.
III. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức tự giác làm bài kiểm tra cho học sinh.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
	- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: giáo án, đề bài
	- Trò: giấy bút
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
*)-Đề bài: 
- Phân tích mạch cảm xúc trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
*) – Đáp án – Thang điểm
1 - Mở bài (2đ)
* Giới thiệu tác giả:
-Viễn Phương tên khai sinh Phan Thanh Viễn (1928) An giang.
-Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ miện Nam thời chống Mĩ.
*Tác phẩm.
- Sáng tác tháng 4/1976 in tron tập “Như mấy mùa xuân”.
- Nội dung: Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. 
2-Thân bài: Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
*Khổ thơ đầu: Câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn như một thong báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi giờ mới được ra viếng Bác. Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được là ấn tượng đậm nét về cảnh quản bên lăng Bác là hàng tre. Thì ra, đến đây, nhà thơ lại một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, đã thành một biểu tượng của dân tộc: Cây tre. Cây tre đã thành cây tre Việt Nam, vì là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hang”. Hình ảnh hang tre bên lăng Bác sẽ được lặp lại ở câu thơ cuối bài, với một nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu. Sự lặp lại như thế tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cách lặp lại hình ảnh, chi tiết ở đầu và cuối cũng thấy ở không ít tác phẩm, cả thơ và truyện (Bài Đoàn thuyền đánh cá có câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi)
*Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ hai cặp với những hình ảnh thực và ẩn dụ song đôi:
Ngày ngày………….
……………………..rất đỏ.
 Câu thơ trên là một hình ảnh thực, câu dưới là một hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ.
-“Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực, còn câu sau “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đẹp và rất sang tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác.
*Khổ thơ thứ ba: diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sang dịu hiền.
-Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sang dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Đồng thời, hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sang trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
-Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
 Bác vẫn còn mãi với non song đất nước, như trời xanh còn mãi (Tố Hữu viết: “Bác sống như trời đất của ta”. Người đã hóa thành thiên nhiên song núi, đất nước, dân tộc. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.
-Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp:
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
*Khổ thơ thứ tư: diễn ta tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
Nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở vể miền Nam, và chỉ có thể gửi tâm lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác: muốn làm con chim cất tiếng hót, muốn làm bong hoa tỏa hương, và hơn hết, muốn làm cây tre trung hiếu nhập vào cùng hang tre bát ngát bên lăng Bác.
*Nghệ thuật:
-Bài thơ có giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ và hình ảnh.
-Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ 8 chữ nhưng có dòng 7 chữ hoặc 9 chữ. Cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp của các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm diễn tả sự trang nghiêm, thành kính lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. Riêng khỏ cuối nhanh hơn, với điệp từ muốn làm được lặp ba lần, thể hiện mong ước tha thiết, và nỗi lưu luyến của tác giả.
-Hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ- biểu tượng (mặt trời trong lăng, tràng hoa, trời xanh, vầng trăng) vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thức, lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và có giá trị biểu cảm.
3-Kết luận.
- Tóm lại, qua bốn khổ thơ khá cô đọng, nhà thơ đã thể hiện được những niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.
*Vể hình thức: Trình bày sạch sẽ, các đoạn văn, dẫn chứng được rõ ràng, bố cục 3 phần.
- Nội dung: đầy đủ các ý, diễn đạt giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả.
IV-Củng cố:
	- Thu bài
	- Rút kinh nghiệm giờ làm bài
V. Hướng dẫn học về nhà:
- Ôn lại thật kỹ kiểu bài nghị luận
- Chuẩn bị bài luyện nói nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Đề bài: Cảm nhận của em về bài “Viếng lăng Bác”của Viễn Phương.
+ Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết để giờ sau trình bày miệng từng phần trước lớp. 
Kí duyệt của tổ trưởng CM
Nhận xét của BGH
Ngày ..... tháng 03 năm 2013

File đính kèm:

  • docVAN 9 - TUAN 28.doc
Giáo án liên quan