Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Bản 4 cột)

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả

 2. Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại

 - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ

 3. Năng lực cần phát triển

- Giao tiếp.

- Hợp tác

- Tự học.

- Giải quyết tình huống có vấn đề.

- Xử lí thông tin.

- Cảm thụ thẩm mĩ.

- Phát triển ngôn ngữ nói.

 II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP

- Vấn đáp

- Bình giảng

- Đăt vấn đề và giải quyết vấn đề,

 III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

 Giáo viên : SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học.

 Học sinh : SGK, bài học, bài soạn.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Khởi động (5-7 phút)

- GV đưa lên màn hình tên một số nhà thơ và một số câu thơ tiêu biểu viết về mùa thu

 

docx86 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Bản 4 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (Trích – Truyện Kiều ) Nguyễn Du
I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức : - Bút pháp NT tượng trưng ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
 -Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du : ngợi ca vẻ đẹp tài năng của con người qua 1 đoạn trích cụ thể.
 - khắc họa những đường nét riêng về nhan sắc, tài hoa tính cách số phận với Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển 
 2.Kĩ năng : -Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
 - Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật. 
 3. Năng lực cần phát triển 
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, thẩm mỹ.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP :
 - Phương pháp giải quyết vấn đề, thuyết trình, bình giảng, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ.
 + Giáo viên : Soạn giáo án, tài liệu phục vụ bài dạy, tranh, ảnh. 
 + Học sinh : Xem đọc bài trước và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn sgk.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. :
 1. Khởi động ( 5’)
- HS chọn và trả lời câu đúng trong các câu hỏi sau:
 a) Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều được thể hiện ở những điểm nào?
 A. Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
 B. Sự lên án tố cáo những thế lực tàn bạo.
 C. Sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính.
 D. Tất cả đều đúng. ( câu D là câu đúng )
 b) Cho học sinh quan sát 2 tranh. Đây là bức chân dung vẽ về người phụ nữ như thế nào?
 -> Chân dung về người phụ nữ đẹp ngày xưa thật duyên dáng thanh cao. 
 GV định hướng: 
 Người phụ nữ xưa và nay luôn là đề tài sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Vẻ đẹp của họ in đậm dấu ấn trong thơ ca nhạc họa và mãi bất tử với thời gian. Họ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của văn hóa dân tộc. Để miêu tả, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đã có nhiều nhà văn, nhà thơ thành công xuất sắc, trong số đó phải kể tới đại thi hào Nguyễn Du. Chỉ bằng vài nét chấm phá kết hợp với nghệ thuật ước lệ, tượng trưng Nguyễn Du đã làm nổi bật lên bức chân dung tuyệt sắc giai nhân của hai chị em Thúy Kiều. Thúy Kiều và Thúy Vân mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng nhưng cả hai đều hoàn hảo đều “Mười phân vẹn mười”.
TG
Nội dung bài học 
HĐ của giáo viên 
HĐ của học sinh 
15’
10’
15’
25’
10’
5’
I . Giới thiệu chung 
 1.Vị trí đoạn trích :
- Nằm ở phần đầu của tác phẩm Truyện Kiều.
2.Cấu tạo đoạn trích :
- 4 câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều 
- 4 câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân .
- 12 câu thơ tiếp: Vẻ đẹp Thúy Kiều .
- 4 câu thơ cuối : Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em. 
II.Tìm hiểu văn bản.
 1. Giới thiệu hai chị em Thúy Kiều 
- Hình ảnh ước lệ: “Mai cốt cách tuyết tinh thần” 
-> Vẻ đẹp duyên dáng thanh cao trong trắng
=> Khái quát vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của từng người . 
2. Vẻ đẹp của Thúy Vân :
- Tả khái quát “Trang trọng khác vời” -> Vẻ đẹp cao sang quý phái.
- Tả cụ thể bằng biện pháp ẩn dụ, liệt kê: khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt.
Ž Vẻ đẹp trung thực phúc hậu .
Ž Vẻ đẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh “mây thua” “tuyết nhường” nàng sẽ có cuộc đời bình lặng suôn sẻ.
3 .Vẻ đẹp của Thúy Kiều :
¯ Sắc : 
- Khái quát:“sắc sảo” về trí tuệ “ mặn mà ” về tâm hồn
- Đặc tả: đôi mắt tinh anh, mài ngài, hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước, nghiêng thành .
ŽChỉ có một là một trang tuyệt sắc giai nhân. 
¯ Tài :
 - Cầm ( đàn )
- Kì ( cờ )
- Thi ( thơ ) Tài hoa hơn 
- Họa ( vẽ) người
¯Tình :( tâm)
 Cung đàn bạc mệnh.
 Ž Tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu, đa cảm .
=> Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc, tài và tình thật hoàn hảo, làm cho tạo hóa phải ghét ghen đố kị liền dự báo số phận của nàng sẽ éo le đau khổ. 
4.Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du :
- Đề cao giá trị con người: nhân phẩm, tài năng, khát vọng ý thức về thân phận cá nhân.
- Trân trọng vẻ đẹp của con người
III. Tổng kết :
 ( Ghi nhớ sgk )
HÑ1 :Kĩ thuật đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi ,đọc hợp tác 
- Gọi HS đọc vị trí của đoạn trích. .
DG: Đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Kiều giới thiệu nhà vương viên ngoại có hai chị em TK và TV em trai út là Vương Quan. Tác giả dành 24 câu thơ để nói về TK và TV .
- Hướng dẫn HS đọc đoạn trích.
- GV đọc đoạn 1 -> HS đọc tt 
- Tìm cấu trúc của đoạn trích và nêu nội dung của từng đoạn.
- GV thống nhất chung cho cấu trúc đoạn trích.
HÑ2:kĩ thuật đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi ,động não, chia nhóm. 
 - Giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều 
- Chú ý 4 câu thơ đầu. Tìm từ ngữ mang bút pháp ước lệ?
- Nêu nội dung ý nghĩa của câu thơ đó.
- Đọc 4 câu thơ tiếp theo.Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Vẻ đẹp của TV được miêu tả ntn?
- Em hiểu cụm từ “Trang trọng khác vời” chỉ vẻ đẹp ntn? 
- Vẻ đẹp của TV được miêu tả tỉ mỉ cụ thể qua từ ngữ nào?
DG :
- Các đường nét : khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười: “đầy đặn” “nở nang” “đoan trang” bằng biện pháp ẩn dụ, so sánh với ( trăng, mây, hoa, tuyết, ngọc ).để thể hiện vẻ đẹp trung thực phúc hậu quý phái của người thiếu nữ..
-Vẻ đẹp của TV mang tính cách số phận gì của nàng? 
GV: Chân dung T.Vân mang tính cách số phận, vẻ đẹp của T Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh “mây thua” “tuyết nhường” nàng sẽ có cuộc đời bình lặng suôn sẻ.
 Tiết 2
- Chú ý 12 câu thơ tt.
Câu thơ đầu khái quát tả nhân vật TK :“sắc sảo” về trí tuệ “ mặn mà ” về tâm hồn.
 -NT ước lệ “ Làn thu thủy nét xuân sơn” . Chỉ vẻ đẹp của đôi mắt TK ntn? 
- Vẻ đẹp của Kiều hoa phải ghen, liễu phải hờn, đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.
 - Những vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là người ntn? 
- NDu tả TV chỉ tả sắc còn TK đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ PK xưa
- TK có tài gì? 
- Nhận xét về tài năng của TK ? 
- Tình – tâm cung đàn bạc mệnh. Kiều tự sáng tác chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.
 - Cho HS chia 3 nhóm cảm nhận về. 
 N1: sắc 
 N 2: tài 
 N 3 : Tình 
- Vẻ đẹp của TK dự báo số phận gì của nàng? Chú ý cụm từ “ hoa ghen” “liễu hờn”
Chốt: Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc, tài và tình thật hoàn hảo, làm cho tạo hóa phải ghét ghen đố kị liền dự báo số phận của nàng sẽ éo le đau khổ. 
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua việc đề cao giá trị của con người, đó là giá trị nào?
HÑ3: Kĩ thuật trình bày 1 phút.
- HS trả lời qua mục ghi nhớ sgk .
- HS đọc vị trí của đoạn trích. Đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Kiều 
- Học sinh nghe
- HS đọc đoạn trích.
- 4 câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều 
- 4 câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân .
- 12 câu thơ tiếp: Vẻ đẹp Thúy Kiều .
- 4 câu thơ cuối : Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em. 
- HS đọc 4 câu thơ đầu - Mai cốt cách tuyết tinh thần .
- Chỉ sự duyên dáng thanh cao trong trắng của chị em TK 
- Đọc 4 câu thơ tiếp theo về vẻ đẹp của Thúy Vân
“ Vân xem trang trọng khác vời” 
- Vẻ đẹp cao sang quý phái.
- Vẻ đẹp của TV được miêu tả tỉ mỉ cụ thể qua từ ngữ: khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt(đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. ) 
- Vẻđẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh “mây thua” “tuyết nhường” nàng sẽ có cuộc đời bình lặng suôn sẻ 
- HS đọc 12 câu thơ tiếp.
- Hsinh đọc chú thích nghĩa của từ : thu thủy 
xuân sơn.
- Đôi mắt trong sáng long lanh như nước mùa thu và đôi mài ngài như núi mùa xuân 
- Kiều là một trang tuyệt sắc giai nhân.
- Cầm, kì, thi, họa.
- Tài hoa hơn người . 
- HS đại diện nhóm nêu cảm nhận riêng. 
- Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghét ghen đố kị liền dự báo số phận của nàng sẽ éo le đau khổ. 
- Đề cao giá trị con người: nhân phẩm, tài năng, khát vọng ý thức về thân phận cá nhân.
- Trân trọng vẻ đẹp của con người
HS trả lời qua mục ghi nhớ sgk .
 2. Hình thành kiến thức
3. Luyện tập: (3’)
 a) Người ta thường nói sắc đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều là dự báo số phận của hai người. Điều đó có đúng không? Vì sao?
 Điều đó hoàn toàn đúng vì:
Vẻ đẹp của Thúy Vân Nguyễn Du miêu tả “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” thua nhường ấy là dấu hiệu của hiền hòa, êm đềm dự báo số phận TV sẽ yên ổn hạnh phúc. Vẻ đẹp của TK khiến cho “Hoa phải ghen, liễu phải hờn” sự hờn ghen ấy là dấu hiệu của số phận đầy sóng gió của người con gái tài hoa bạc mệnh.
Đây là NT đầy dụng ý của N.Du chỉ vẻ đẹp của mỗi người đã thể hiện số phận.
 b) Trong hai bức chân dung TK và TV em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao? 
 TK được miêu tả nổi bật hơn vì:
- Số câu thơ miêu tả TV là 4 câu, trong khi đó miêu tả TK 16 câu.
 - TV miêu tả chỉ ở nhan sắc, còn TK miêu tả ở cả ba phương diện: nhan sắc, tài năng và tâm hồn. 
 - Miêu tả TV trước làm đòn bẩy để miêu tả TK.
 - TK là nhân vật chính của câu chuyện nên được khắc họa nổi bật hơn.
4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng. (2’) ( Câu hỏi về nhà ) 
 Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tài năng của Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” - Nguyễn Du. 
 Gợi ý:
 -Vẻ đẹp của Kiều là sự "sắc sảo" về trí tuệ; "mặn mà" về tầm hồn.
    -Tác giả sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người qua một loạt các hình ảnh: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu -> Một trang giai nhân tuyệt mĩ. 
    - Dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng sẽ truân chuyên, trắc trở: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần".
    -Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Nếu như về sắc thì Kiều là số một thì về tài không ai dám đứng hàng thứ hai trước nàng. 
 Tài: cầm – kì – thi – họa. Tất cả đều đạt đến mức lí tưởng hóa theo quan niệm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi nàng lần đánh đàn, nàng lại cất lên bài hát “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải đau khổ, sầu não. Bài hát chính là tâm hồn một trái tim đa sầu đa cảm và cuộc đời éo le, bất hạnh.
   => Chân dung của Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người nên làm cho thiên nhiên phải ghen tị. Tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một qui luật thông thường của định mệnh “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã.
Tiết 16, 17– Văn bản:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích “Truyền kỳmạn lục ”) - Nguyễn Dữ
Ngày soạn: ..........................................
Ngày dạy: từ ngày ..... đến ngày .......
Lớp dạy: .............................................
Tiết: từ tiết 16 đến tiết 17
Số tiết: 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Cốt truyện,nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
 - Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
 - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kỹ năng
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm theo thể loại truyền kì.
 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
 - Kể lại được truyện.
3. Năng lực cần phát triển
 - Đọc, cảm nhận, thảo luận. 
 - Phân tích, bình luận.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP
Phương pháp: đọc diễn cảm, hỏi- đáp, tóm tắt, thuyết giảng, bình luận
Kĩ thuật: hỏi- trả lời, thảo luận, động não, trình bảy 
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 Soạn giáo án, tham khảo sách giáo khoa+ sgv+ chuẩn kiến thức, ĐDTQ.
 2. Chuẩn bị của học sinh
 Đọc kĩ văn bản và soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Khởi động (5 phút)
- Kể tên những văn bản nhật dụng đã học? 
(Phong cách HCM, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về quyền sống còn của trẻ em).
- Nêu nội dung chính của các văn bản trên? (Vẻ đẹp phong cách HCM, chiến tranh hạt nhân, quyền trẻ em). 
Giới thiệu quyển sách “Vợ chàng Trương”, Nguyễn Dữ đã sáng tạo cốt truyện và sáng tác nên “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là truyện thứ 16 trong 20 truyện truyện kỳ, thuộc truyện trung đại VN.
 2. Hình thành kiến thức 
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 25’
HĐ1:HD tìm hiểu tác giả, tác phẩm, bố cục.
Gọi HS đọc chú thích SGK ® nêu những nét đáng lưu ý về tg Nguyễn Dữ.
GV đọc diễn giảng và nhấn mạnh một số nét cơ bản về tg.
Yêu cầu HS dựa vào SGK, nêu xuất xứ của văn bản.
GV diễn giảng thêm về tập “TKML” và thể truuyền kì.
HD HS đọc diễm cảm: chú ý phân biệt các đoạn TS và những lời đối thoại thể hiện được tâm trạng nhân vật.
Yêu cầu HS nêu đại ý của truyện?
[?] Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần?
(Nhóm đôi trao đổi)
 - Yêu cầu HS đọc chú thích từ khó
Đọc chú thích SGK
Nêu vài nét đáng lưu ý về tác giả.
Ghi vào vở
Nêu xuất xứ
 (dựa vào SGK)
Cảm nhận
Đọc diễn cảm
Là câu chuyện oan khuất của Vũ Nương
Thảo luận nhóm đôi
® Đọc, giải thích từ khó (SGK)
Giới thiệu chung
 1.Tác giả:
Nguyễn Dữ - quê ở Hải Dương.
Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống ở TK XVI là giai đoạn mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng.
Học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi từ quan sống ẩn dật.
2.Văn bản:
Xuất xứ: Đây là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “TKML”
Thể loại: truyện (truyền kì)
Đại ý: Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh. Câu chuyện vừa ngợi ca vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh vừa thể hiện số phận bi kịch của người PN trong XH cũ, phản ánh ước mơ ngàn đời của nhân dân (Thiện > ác)
d. Bố cục: 3 đoạn
Đ1: Từ đầu  cha mẹ đẻ mình” ® cuộc hôn nhân của TS và VN, sự xa cách vì CT – phẩm hạnh của VN trong thời gian xa cách.
Đ2: “Qua năm sau  đã qua rồi” ® nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của VN.
Đ3: Còn lại ® cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và VN được giải oan.
 50’
HĐ2: HD đọc – hiểu văn bản
+Bước1: Nhân vật VN được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, VN đã bộc lộ những đức tính gì?
Gợi dẫn:
[?] Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của T.Sinh?
nghe, nhận xét, chốt lại ý.
[?] Khi tiễn chồng đi lính, VN đã thể hiện những tình nghĩa như thế nào?
[?] Khi xa chồng, Vũ Nương là một người mẹ, người dâu như thế nào?
Lưu ý: Về lời trăng trối của mẹ chồng: đã ghi nhận nhân cách của VN một cách chính xác, kq
Bình thêm: Những hình ảnh ước lệ mượn hình ảnh thiên nhiên để diễn tả sự trôi qua của thời gian và câu văn biền ngẫu.
[?] Khi bị chồng nghi oan, các lời phân trần của VN đã thể hiện nhân cách của nàng như thế nào?
Nhấn mạnh
L1: VN đã kể về thân phận sự cố gắng cầu xin chồng ® hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình sắp tan vỡ.
L2: Em hiểu như thế nào?
 Bình: Đau đớn thất vọng vì chồng, vì bị đối xử bất công, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Đó là khát khao cuộc đời nàng, tình yêu không còn, ước mơ chờ chồng hóa đá cũng không thực hiện được.
Ở L3: Tâm trạng của VN như thế nào?
Bình: Thất vọng tột cùng, nàng mượn cái chết lời than như một lời nguyền (chứng giám sự oan khuất và tiết giá). Tình tiết đẩy đến kịch tính
® Đây là hành động quyết liệt cuối cùng để đảm bảo danh dự tuyệt vọng nhưng tỉnh táo (tắm gội) không phải là hành động bộc phát như trong cổ tích (chạy một mạch đâm đầu)
[?] Qua 4 hoàn cảnh ấy, cách cư xử ở 4 tình huống ấy, em thấy VN là người như thế nào?
+ Bước2: Tìm hiểu nỗi oan của Vũ Nương.
[?] Nỗi oan khuất của VN bắt đầu từ đâu? Vì sao VN phải chịu nỗi oan đó?
Gợi ý: Có nhiều nguyên nhân và như một màn kịch ® phát phiếu cho 4 nhóm, tìm nguyên nhân.
 + Nhận xét về cuộc hôn nhân của VN và T.Sinh? (bình đẳng không? Dẫn chứng?)
[?]Tính cách của TSinh thể hiện như thế nào?
[?] Nỗi oan của VN bắt nguồn từ tình huống nào? Kịch tính của câu chuyện thể hiện như thế nào?
GV: Thông tin ngày một gây cấn như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi của TS dến cao độ. Lời nói thì chân thật, chín xác nhưng người nghe, trong hoàn cảnh nhất định lại hiểu theo nghĩa khác (tình huống giao tiếp)
[?] Cách xử sự của TS thể hiện những hành động nào? Nhận xét.
[?] Bi kịch của Vũ Nương có ý nghĩa như thế nào? (XHPK, tình cảm của tg)
+ Bước3: Tìm hiểu giá trị NT
[?] Nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết chuyện, lời trần thuật và lời đối thoại?
Gợi ý: so sánh với truyện cổ VCT (cuộc hôn nhân, lời trăn trối của mẹ, lời tự bộc bạch của VN)
® Yêu cầu HS chỉ ra: LDTT, LDGT
[?] Tìm hiểu yếu tố kì ảo trong truyện.
 + Đưa những yếu tố kì ảo ấy, tg nhằm thể hiện điều gì?
Gợi ý: Chú ý những yếu tố gắn với địa danh, ý nghĩa của yếu tố ấy.
Yếu tố kì ảo gắn với địa danh thật.
[?] Theo em, những tình tiết kì ảo ấy có ý nghĩa gì? ® Dành cho HS khá giỏi.
DG và bình thêm:
Ýù nghĩa thật sâu sắc:
Tăng tính cách VN thêm trọn vẹn ( mộ tổ tiên, chồng con, trả lại danh dự vẫn là điều nàng khao khát.
Cảm giác kết thúc có hậu (VN được cứu sống)
Tính bi kịch vẫn còn (ảo ảnh thôi, TS vẫn phải trả giá)
® Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh trong cuộc sống bình thường/khi tiễn chồng đi lính/khi xa chồng/khi bị chồng nghi oan.
- Độc lập suy nghĩ tìm chỉ ra:
Cuộc sống vợ chồng: giữ gìn khuôn phép không lúc náo để vợ chồng thất hòa.
Nêu những ý trong lời dặn dò của VN: “không mong vinh hiển cảm thông sự vất vả nói lên sự khắc khoải, nhớ nhung
(Đọc lên những dòng đó trang 44)
® Xa chồng, nàng là một người vợ chung thủy (nên dẫn chứng), người mẹ hiền dâu thảo(nuôi dưỡng mẹ, chôn cất cẩn thận)
 - Nghe, suy ngẫm
Đọc lại lời thoại của Vũ Nương và phân tích từng lời thoại.
Phân trần, nói lên thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định lòng chung thủy.
Đau đớn , thất vọng không hiểu sao bị đối xử bất công (mắng nhiếc, đánh đuổi đi, không có quyền được tự bảo vệ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, tình yêu không còn)
Thất vọng vô cùng, không hàn gắn được, tìm đến cái chết.
Nghe suy nghĩ để đồng cảm
Đẹp nết đẹp người chết oan uổng
Bắt đầu từ Trương Sinh và rất nhiều nguyên nhân
Theo 4 nhóm
Cuộc hôn nhân không bình đẳng: đem 100 lượng cưới và VN con kẻ khó.
Đa nghi, luôn phòng ngừa vợ, đau buồn vì mẹ mất.
Từ tình huống bất ngờ: lời nói ngây thơ của trẻ “đàn ông – đêm nào cũng đến – mẹ đi cũng đi – mẹ ngồi cũng ngồi”
Nghe, liên hệ đến tình huống giao tiếp trong PCHT
Chỉ ra hành động của TS: không đủ bình tĩnh để phán đoán bỏ ngoài tai lời vợ, vũ phu, thô bạo
Độc lập suy nghĩ
 (lời tố cáo của XHPK)
Tự bộc lộ nhận xét.
Chỉ ra: LDTT, LDGT
Chỉ ra
Gặp P.Lang ở động, VN hiện về lung linh lập dàn giải oan.
Yếu tố ấy gắn với địa danh thực.
® Cảm giác như thật
Riêng HS khá giỏi
Tìm hiểu văn bản
Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương: 
Trong cuộc sống bình thường: thùy mị, giữ gìn khuôn phép, không để bất hòa.
 - Khi tiễn chồng đi lính:không mong vinh hiển, cầu chồng bình anànỗi khắc khoải nhớ nhung.
Khi xa chồng:
 + Người vợ thủy chung, buồn nhớ .
Người mẹ hiền.
Con dâu hiếu thảo, ân tình.
Khi bị chồng nghi oan
Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng .
Nỗi đau đớn, thất vọng vì sự đối xử bất công, ước mơ chờ chồng hóa đá không còn.
Thất vọng tột cùng tìm cái chết để giải tỏa lòng trong trắng của mình.
® Một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
Nhân vật Trương Sinh – nỗi oan khuất của Vũ Nương:
Cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng.
Tính cách T. Sinh: đa nghi,luôn phòng ngừa vợ, tâm trạng nặng nề khi mẹ mất.
Tình huống bất ngờ: lời nói của đứa trẻ ngây thơ chứa đầy dữ kiện đáng ngờàkích động ghen tuôn.
Cách cư xử của TS: hồ đồ, độc đoán, dẫn đến cái chết của vợ.
® Bi kịch của VN là lời tố cáo chế độ phụ quyền của xã hội phong kiến, đồng thời bày tỏ nỗi cảm thương của tg đối với số phận oan nghiệt của một phụ nữ.
Nghệ thuật truyện:
Cách dẫn dắt tình tiết truyện: có sắp xếp, tô đậm, tăng tính bi kịch .
Đoạn đối thoại và lời tự bạch ® góp phần khắc họa tâm lí và tính cách nhân vật.
Yếu tố kì ảo – sự sáng tạo NT của Nguyễn Dữ:
Nhiều yếu tố kì ảo được đan xen với những yếu tố thực.
Ý nghĩa của những tình tiết kì ảo:
Hoàn chỉnh thêm nét đẹp tính cách của Vũ Nương (nặng tình với quê, với chồng con, khát khao được phục hồi danh dự..)
Tạo nên kết thúc có hậu.
Vũ Nương trở về thoáng chốc ® tất cả chỉ còn là ảo ảnh, hạnh phúc mất. Trương Sinh vẫn cô độc ® tăng bi kịch
 4’
HĐ3: HD HS tổng kết
Ý nghĩa nỗi oan khuất của VN.
Nét sáng tạo nghệ thuật, độc đáo của Nguyễn Dữ?
® Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ
 Trả lời

File đính kèm:

  • docxNgu van 9 PHAT TRIEN NANG LUC_12710580.docx
Giáo án liên quan