Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Trương Thị Giang - Tuần 20

Hs: Nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do

Gv: Con người muốn đạp tan phòng giam hãm khi nghe hè dậy bên lòng còn vì lí do gì khác ?

Hs: Cảm giác bực bội, u uất trong nhà giam chật chội

Gv: Nhận xét về cách diễn đạt và nghĩa của cách diễn đạt này ?

Hs: Bộc lộ thẳng thắn, trực tiếp cảm xúc của lòng mình. Dùng câu cảm thán liên tiếp, dùng một loạt động từ, cách ngắt nhịp đổi khác thường cho thấy trạng thái căng thẳng cao độ đang diễn ra trong tâm hồn người tù mất tự do

Gv: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khác nhau như thế nào? Vì sao?

HS thảo luận:

+ Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ gợi ra bức tranh mùa hè trong tưởng tượng với tâm trạng náo nức bồn chồn của nhà thơ.Tiếng chim tu hú ở câu kết gợi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải

+ Tâm trạng của kẻ bị cưỡng đoạt tự do, bị tách rời cuộc sống. Vì hai tâm trạng được khơi dậy từ hai không gian hoàn toàn khác nhau : tự do và mất tự do

Gv: Em cảm nhận điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn con người từ những lời cuối cùng của bài thơ khi con tu hú ?

Hs: Thèm khát cao độ cuộc sống tự do. Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu sống, yêu tự do

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Trương Thị Giang - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tưởng con thuyền như mang linh hồn, sự sống của làng chài 
Gv: Phong cảnh thiên nhiên và con người ở đây như thế nào? 
Hs: Phong cảnh thien nhiên tươi sáng, bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống
Gv bình khổ thơ đầu. 
 Đọc đoạn thơ tả cảnh thuyền về bến 
Gv: Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về được thể hiện qua những câu thơ nào? Qua đó, ta thấy khung cảnh lao động ở đây như thế nào ?
Hs: Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, trong đó có cả lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên biển lặng.
Gv: Câu thơ nào gợi tả hình ảnh người dân chài Hs: Người…rám nắngCả thân… xa xăm 
Gv: Cảm nhân của em về người dân chài từ những chi tiết điển hình đó ? 
Hs: Người đi biển lâu ngày tắm nắng gió ở những vùng đại dương xa xôi khiến cơ thể khoẻ mạnh, rắn rỏi. Người dân chài nơi đây mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả 
Gv: Có gì đặc sắc về về nghệ thuật trong lời thơ : Chiếc thuyền … nằm Nghe…thớ vỏ ? 
Hs: trả lời
Gv: Từ đó, em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn người viết những lời thơ trên ? 
Hs: Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lắng nghe được sự sống âm thầm trong những sự vật của quê hương 
 Gọi hs đọc đoạn cuối 
Gv: Trong xa cách, lòng tác giả nhớ tới những điều gì nơi quê hương? Biển, cá, cánh buồm, mùi biển 
Gv: Một cuộc sống như thế nào được gợi lên từ các chi tiết đó ? (Đẹp và thanh bình )
Gv: Có thể cảm nhận cái mùi nồng mặn trong nỗi nhớ quê của tác giả như thế nào ? 
Hs: Đó là mùi riêng của làng biển được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê 
Gv: Từ đó ta thấy một nỗi nhớ quê như thế nào? (Cụ thể, thắm thiết, bền bỉ )
Gv: Học qua bài thơ Quê hương, em cảm nhận đựoc những điều tốt đẹp nào của sự sống và lòng người ? 
Hs:Bức tranh tươi đẹp, khoẻ khoắn trong sự sống làng chài. Tấm lòng yêu quê trong sáng đằm thắm của con người 
Gv: HS thảo luận nhóm 3 phút: Em hiểu gì về nhà thơ Tế Hanh – tác giả bài thơ này ? 
Tinh tế trong cảm thụ cuộc sống làng quê. Nồng hậu, thuỷ chung với quê hương 
Gv: Em học tập được gì từ nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương từ bài thơ này ?
Hs: chân thành, thắm thiết trong cảm xúc. Tạo dựng những hình ảnh chân thực, vứa mới lạ, khoẻ khoắn để thể hiện nội tâm.
Gv: Em hãy khái quát nội dung nghệ thuật của bài thơ?
Hs: Trả lời ghi nhớ sgk.
Gv liên hệ giáo dục HS
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Chuẩn bị bài “Quê hương”
 + Đọc kĩ bài thơ, tìm bố cục của văn bản. 
 + Phân tích vẻ đẹp của làng chài.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Tế Hanh (1921 - 2009), quê Quảng Ngãi. Tình yêu quê hương là điểm nổi bật nhất trong thơ Tế Hanh.
2.Tác phẩm: 
a/ Xuất xứ: in trong tập “Nghẹn ngào” (1939), khi nhà thơ xa quê, sau đó in trong tập “Hoa niên” năm 1945
b/ Thể loại: Thơ tám chữ hiện đại
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc- tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 : 3 khổ đầu – Lời kể về quê hương 
+ Phần 2 : Khổ còn lại – Nỗi nhớ quê hương 
b. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm 
c. Phân tích:
c1.Lời kể về quê hương làng biển: 
* Lời giới thiệu: 
“Làng tôi nghèo vốn làm nghề chài lưới 
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông” 
-> Vị trí và nghề nghiệp: làng chài nghèo ven biển.
* Cảnh cuộc sống lao động của ngư dân:
“ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
->So sánh, động từ mạnh: đoàn thuyền ra khơi trong một buổi bình minh đẹp với một khí thế dũng mãnh.
“Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
->Dùng phép so sánh, ẩn dụ gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn, sự sống của làng chài
 => Âm điệu mạnh mẽ, sôi nổi: bức tranh thiên nhiên tươi sáng, bức tranh lao động khỏe khoắn, hùng tráng của người dân nơi biển cả.
* Cảnh thuyến cá về bến.
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”
-> Miêu tả: bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
-> Người con của biển cả khỏe khoắn, rắn rỏi
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
-> Nhân hoá: Cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với sự sống con người.
=> Cảm nhận tinh tế: Vùng quê tươi sáng đầy sự sống với những người dân chài khỏe khoắn, yêu lao động, với những cảnh sinh hoạt náo nhiệt vui tươi. 
c2.Nỗi nhớ quê hương 
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thấy con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.”
-> Nhớ quê hương với vẻ đẹp thanh bình của: biển, cá, cánh buồm, mùi biển. Mùi riêng của sông nước quê hương được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê.
=> Nỗi nhớ quê hương cụ thể, thắm thiết, giản dị bền bỉ. 
3.Tổng kết:
a, Nghệ thuật:
- Sáng tạo những hình ảnh cuộc sống lao động thơ mộng.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
- Thơ tám chữ hiện đại, sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
b, Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Viết đoạn phân tích một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
* Bài mới: Soạn bài “Khi con tu hú”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần : 20 Ngày soạn: 06/01/2014
Tiết PPCT: 78 Ngày dạy: 08/01/2014
 Văn bản: KHI CON TU HÚ
 Tố Hữu
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một tphẩm thơ để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của thơ Việt Nam hiện đại.
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cm được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa 2 phần của bài thơ; thấy được sự vân dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
3. Thái độ: Đồng cảm với tâm trạng của người từ cách mạng từ đó thấy được sự quan trọng của lý tưởng cách mạng đối với thế hệ trẻ.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích, bình luận, phân tích, thảo luận…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: ...................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ Quê hương của Tế Hanh? Hình ảnh nào trong bài thơ gây cho em ấn tượng nhất? Vì sao? 
 3. Bài mới: 19 tuổi đời, đang hoạt động cách mạng sôi nổi, say sưa ở thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở xà lim số 1, nhà lao Thừa Phủ. Trong những bài thơ tù được in trong tập Từ ấy – phần 2: Xiềng xích, có bài thơ lục bát ngắn Khi con tu hú.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG:
Yêu cầu HS dựa vào phần chú thích để giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Bài thơ được làm theo thể thơ nào? 
 HS đọc và giới thiệu.
Bổ sung: Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng…
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Gv cùng hs đọc (yêu cầu chú ý thay đổi giọng đọc. Đoạn đầu với giọng vui, náo nức, phấn chấn, đoạn sau với giọng bực bội.
Gv: Giải thích từ khó 
Gv: Nên hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào? 
Hs: Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cuộc sống tự do.
Gv: Bài thơ này được viết theo thể thơ gì ? Hình thức thơ ấy có diễn tả cảm xúc như thế nào? 
Hs: Thể thơ lục bát. Diễn tả cảm xúc tha thiết, nồng hậu.
Gv: Bài thơ này chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung ? 
Gv: Phương thức biểu đạt chính của mỗi đoạn và của toàn bài ? 
Hs: Đoạn 1 : Chủ yếu là miêu tả, Đoạn 2: Biểu cảm 
Hs đọc đoạn 1 
Gv:Mùa hè được gợi tả bằng những âm thanh nào ? Hs:Tiếng tu hú / tiếng ve sầu/ Tiếng sáo diều
Gv:Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú: Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà - Kêu chi hoài trên những cảnh đồng xa. Theo em, có gì giống nhau và khác nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú ở hai nha thơ.
Hs: Giống nhau: Tiếng tu hú đều gợi không gian đồng quê gần gũi, thân thuộc. Khác nhau: Trong thơ Bằng Việt, tiếng tu hú gợi nhớ về những kỉ niệm cua tình bà cháu nơi quê nhà. Trong thơ Tố Hữu, tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè sôi động. 
Gv: Mùa hè còn được gợi tả qua dấu hiệu điển hình nào của không gian. Không gian ấy nhuốm những màu sắc nào ?
Gv: Những sản vật điển hình nào của mùa hè được gợi nhắc? 
Hs: Lúa chiêm đang chín ,trái cây ngọt dần, bắp rây 
Gv: Một sự sống như thế nào được gợi lên từ những âm thanh, màu sắc, sản vật đó? 
Hs: Một sự sống tưng bừng rộn rã, thanh bình, tràn trề nhựa sống 
Gv bình: Bầu trời mùa hạ cao xanh với tiếng sáo diều dìu dặt trong lời thơ: Trời xanh… Đôi… không. Câu thơ gợi lên một không gian phóng khoáng, tự do ở bên ngoài. Tác giả đã cảm nhận rõ nét cảnh tượng đó của mùa hè từ trong nhà tù. Hs đọc đoạn cuối 
Gv: Khi nhà thơ viết : Ta nghe hè dậy bên lòng, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn ?
Hs: Bằng sức mạnh tâm hồn, bằng tấm lòng 
Gv: Từ đó có thể hình dung trạng thái tâm hồn tác giả ntn? 
Hs: Nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do
Gv: Con người muốn đạp tan phòng giam hãm khi nghe hè dậy bên lòng còn vì lí do gì khác ? 
Hs: Cảm giác bực bội, u uất trong nhà giam chật chội
Gv: Nhận xét về cách diễn đạt và nghĩa của cách diễn đạt này ? 
Hs: Bộc lộ thẳng thắn, trực tiếp cảm xúc của lòng mình. Dùng câu cảm thán liên tiếp, dùng một loạt động từ, cách ngắt nhịp đổi khác thường cho thấy trạng thái căng thẳng cao độ đang diễn ra trong tâm hồn người tù mất tự do 
Gv: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khác nhau như thế nào? Vì sao?
HS thảo luận: 
+ Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ gợi ra bức tranh mùa hè trong tưởng tượng với tâm trạng náo nức bồn chồn của nhà thơ.Tiếng chim tu hú ở câu kết gợi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải
+ Tâm trạng của kẻ bị cưỡng đoạt tự do, bị tách rời cuộc sống. Vì hai tâm trạng được khơi dậy từ hai không gian hoàn toàn khác nhau : tự do và mất tự do 
Gv: Em cảm nhận điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn con người từ những lời cuối cùng của bài thơ khi con tu hú ?
Hs: Thèm khát cao độ cuộc sống tự do. Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu sống, yêu tự do 
Gv: Em cảm nhận được những điều cao đẹp nào từ tâm hồn ấy qua hai đoạn thơ thiên tả cảnh (1) và đoạn thơ thiên tả tình (2) Hs: Lòng yêu sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày 
Gv:Tác dụng của thơ lục bát trong bài thơ là gì?
Hs: Có ưu thế diễn tả cảm xúc tha thiết, nồng cháy của tâm hồn; Giàu nhạc điệu;dễ thuộc, dễ nhớ 
Gv: Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do là cảm xúc thường gặp trong thơ từ của nhiều chiến sĩ cách mạng. Trong vốn thơ của mình, em còn biết những vần thơ nào như thế ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Một số bài thơ viết về các chiến sĩ cách mạng: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Tâm tư trong tù của Tố Hữu, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh với 134 bài, Đập đá ở Côn Lôn
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: - Tố Hữu (1920-2002), quê ở Huế.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. 
- Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng, mỗi chặng đường cách mạng ông đều có thơ.
- Tác phẩm chính: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961)
2.Tác phẩm: 
a/ Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, Huế.
b/ Thể loại: Thơ lục bát
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc- tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 2 đoạn
Đoạn 1 : Cảnh mùa hè.
Đoạn 2 : Tâm trạng người tù 
b. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm 
c. Phân tích:
c1. Cảnh mùa hè: 
+ Âm thanh : Tiếng tu hú /tiếng ve sầu/ tiếng sáo diều 
+ Màu sắc :
- Vàng (Bắp rây vàng hạt )
- Hồng ( Đầy sân nắng đào)
 - Xanh (Trời Xanh càng rộng càng sao )
+ Sản vật : 
- Lúa chiêm đang chín 
- Trái cây ngọt dần 
- Bắp dây vàng hạt
=> Một sự sống tưng bừng rộn rã, thanh bình, tràn trề nhựa sống. Qua đó ta thấy được một thế giới tự do, phóng khoáng. 
c2. Tâm trạng của nguời tù: 
- Cảm giác bực bội, u uất trong nhà giam chật chội thiếu sinh khí
- Bộc lộ thẳng thắn, trực tiếp cảm xúc của lòng mình 
- Dùng câu cảm thán liên tiếp, dùng một loạt động từ, cách ngắt nhịp đổi khác thường cho thấy trạng thái căng thẳng cao độ đang diễn ra trong tâm hồn người tù mất tự do.
- Tiếng chim tu hú như tiếng gọi của tự do bên ngoài đang thúc giục nhà thơ.
=> Thèm khát cao độ cuộc sống tự do. Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu sống, yêu tự do
3.Tổng kết:
a, Nghệ thuật:
- Thơ lục bát giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển. Cảm xúc thiết tha, sôi nổi
- Biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê tạo tính thống nhất vừa thể hiện sự đối lập khát khao sự sống đích thực đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán vì bị giam hãm trong nhà tù.
b, Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Liên hệ một số bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học
* Bài mới: Soạn bài “Tức cảnh Pắc Bó”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần : 20 Ngày soạn: 07/01/2014
Tiết PPCT: 79 Ngày dạy: 10/01/2014
 Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc…
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Thấy được vai trò của câu nghi vấn trong giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, giải thích, phân tích, phương thảo luận nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: ………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS
 3. Bài mới: Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thay đổi thì câu văn cũng luôn luôn đổi thay để thực hiện chức năng diễn đạt chính xác tới mức tinh tế những cảm xúc, những tâm trạng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Vì thế, các em có thể gặp nhiều câu văn có hình thức giống như một câu nghi vấn, nhưng trên thực tế, nó lại không phải là một câu nghi vấn địch thực. Vậy câu nghi vấn còn chức năng nào khác. Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIÊUCHUNG:
 Hs đọc vd sgk 
Gv: Hãy tìm những câu có từ nghi vấn trong những ví dụ trên? 
a, Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bao giờ ? 
b, Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? 
c, Có biết không ?; Lính đâu?; Sao bay giám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? ;Không cần phép tắc gì nữa à?
d, Cả đoạn trích là câu nghi vấn 
e, Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy? 
HSTLN : 4 phút Hãy xác định chức năng của câu nghi vấn trong đoạn trích ? 
:a, Bộc lộ cảm xúc b, Đe doạ c, Cả 4 câu đều dùng để đe doạ d, Khẳng định e, Bộc lộ cảm xúc 
Gv: Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên ? 
Hs: Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ 2 ở (e) kết thúc bằng dấu chấm than, chức không phải là dấu chấm hỏi
Hs: Qua phân tích các vd trên, hãy khái quát chức năng của câu nghi vấn và dùng dấu cuối câu ? (ghi nhớ sgk)
LUYỆN TẬP 
- Gv:Bài tập 1 yêu cầu điều gì?
- Hs: Tìm câu nghi vấn cho biết công dụng.
- Hs làm việc nhóm.
Gv:Hãy nêu yêu cầu của bài tập 2
- Hs đọc bài tập 2
- Hs: Làm việc độc lập
 Gv: Gọi hs đọc bài tập3
- Hs: Làm việc độc lập
 Gv: Gọi hs đọc bài tập 4
Hs: Làm việc độc lập
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm...
I. TÌM HIÊUCHUNG:
3. Những chức năng khác:
a.Ví dụ:
a, Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ cảm xúc
b, Câu nghi vấn có chức năng đe doạ
c, Câu nghi vấn có chức năng đe doạ
d, Cả đoạn trích là câu nghi vấn 
=> Câu nghi vấn có chức năng khẳng định
e, Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy!
=> Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ cảm xúc
* Nhận xét về dấu kết thúc: có trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng
2.Ghi nhớ : sgk /22
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 : Tìm câu nghi vấn và công dụng của những câu nghi vấn đó 
a, Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? => Bộc lộ cảm xúc 
b, Trong khổ thơ chỉ riêng “ Than ôi!” không phải là câu nghi vấn => Phủ định; bộc lộ cảm xúc 
c, Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? 
=> Cầu khiến; bộc lộ cảm xúc 
d, Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? 
=> phủ định , bộc lộ cảm xúc 
Bài tập 2: Tìm câu nghi vấn, chức năng: 
a, Sao cụ lo xa quá thế ? ; Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? ; Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu 
=> Câu 1 phủ định; câu 2: khẳng định; câu 3: phủ định 
b, Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? 
=> Bộc lộ sự băn khoăn ngần ngại 
c, Ai bảo thảo một tự nhiên không có tình mẫu tử? => Khẳng định 
d, Thằng bé kia, mày có việc gì?; Sao lại đến đây mà khóc ? => Dùng để hỏi
* Trong những câu nghi vấn đó, câu có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn có ý nghĩa tương tự
a, Sao cụ phải lo xa quá thế; không nên nhịn đói mà tiền để lại; Ăn hết thì lúc chết lấy gì mà lo liệu . 
b, Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không. 
c, Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử . 
Bài tập 3: Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi 
a, Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “cánh đồng hoang” được không ? 
b, (Lão Hạc ơi!) Sao đời lão khốn cùng đến thế 
Bài tập 4: Trong nhiều trường hợp giao tiếp, những câu như vậy dùng để chào. Người nghe không nhất thiết phải trả lời, có thể đáp lại bằng một lời chào khác
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn. Hoàn chỉnh các bài tập, học bài
* Bài mới: Chuẩn bị: Câu cầu khiến
E. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tuần : 20 Ngày soạn: 07/01/2014
Tiết PPCT: 80 Ngày dạy: 10/01/2014
 Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Luyện cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
- Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Kiến thức về viết đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: 
- Xác định chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác,viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3. Thái độ: Vận dụng cách viết đoạn văn thuyết minh vào cuộc sống. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết giảng,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: …………………………………
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: Những tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu phương pháp sử dụng trong văn thuyết minh. Vậy để vận dụng, tiết học này các em tìm hiểu và viết đoạn văn thuyết minh hoàn chỉnh. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
Yêu cầu HS đọc đoạn văn a và b : Tìm câu chủ đề, từ ngữ thể hiện chủ đề, các câu giải thích bổ sung, cách sắp xế)
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu 
Gv yêu cầu HS đọc các đoạn văn chưa chuẩn
Gợi ý: Đoạn văn thuyết minh về cái gì? Cần đạt những yêu cầu gì? Cách sắp xếp như thế nào? 
Đố

File đính kèm:

  • docNgu van 8 tuan 20.doc