Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 86-87

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

 - Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

 - Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

3. Thái độ:

 - Hiểu rõ phương pháp lập luận và áp dụng trong đời sống

 C.CHUẨN BỊ.

 GV: Soạn bài +Tài liệu liên quan đến bài .

 HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 86-87, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2014
Ngày dạy: 23/01/2014
Tiết 86: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ; Nhận biết trạng ngữ trong câu.
 - Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.
 * Lưu ý: Học sinh đã được học tương đối kĩ về trạng ngữ ở tiểu học. 
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
 - Một số trạng ngữ thường gặp.
 - Vị trí trạng ngữ trong câu.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
 - Phân biệt các loại trạng ngữ.
3. Thái độ: 
 - Sử dụng trạng ngữ đúng hoàn cảnh nói, viết tăng thêm ý nghĩa cho sự diễn đạt.
 C.CHUẨN BỊ.
 GV: Soạn bài + Bảng phụ.
 HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ.
 Câu 1. Thế nào là câu đặc biệt ? Cho vd 
 Câu 2. Nêu tác dụng của câu đặc biệt ?
Câu
Đáp án
Câu 1
- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình C-V.
VD : Đêm qua, Mưa. gió. Thật kinh hoàng
Câu 2
- Nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn 
- Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng 
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp 
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong khi nói và viết chúng ta sử dụng trạng ngữ rất nhiều. Trạng ngữ có những đặc điểm gì ? Tiết học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ
- GV treo bảng phụ ghi sẵn VD- Gọi hs đọc vd .
? Đoạn văn a có mấy câu ? 
? Xác định CN, VN của các câu 1,2, 6 trong đoạn văn ?
? Các từ ngữ còn lại là thành phần gì của câu ? (TP Phụ => Gọi là trạng ngữ ).
? Các TN này bổ sung cho câu những nội dung gì ? Trả lời cho câu hỏi nào ?
 ? Về ý nghĩa, trạng ngữ có vai trò gì ?
- HS: Bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, giúp cho ý nghĩa của câu cụ thể hơn .
? Có thể chuyển các TN trên sang những vị trí khác trong câu dược k? Đó là vị trí nào ? ( Đứng trước- sau- giữa NCC ).
 Cho HS đảo vị trí .
? Chúng ta nhận biết TN nhờ dấu hiệu nào? 
( Ngăn cách NCC bằng dấu phẩy)
? Qua tìm hiểu VD,em cho biết TN có đặc điểm gì ?
-TN được thêm vào câu để làm gì ?
-Về h/t, TN có thể đứng ở n vị trí nào trong câu ?
- GV: Hướng dẫn.
- HS: Suy nghĩ,trả lời.
-Trạng ngữ có thể đứng đầu, cuối câu, giữa câu và thường được nhận biết bằng một quãng ngắt hơi khi nói, dấu phẩy khi viết 
- GV chốt : về bản chất thêm trạng ngữ cho câu tức là ta đã thực hiện một trong những cách mở rộng câu. 
- HS : Đọc ghi nhớ sgk – Đặt câu có TN
+ Bài tập nhanh: Trong 2 cặp câu sau , câu nào có trạng ngữ, câu nào không có trạng ngữ ? Tại sao ?
- Cặp 1: a, Tôi đọc báo hôm nay 
 b, Hôm nay , tôi đọc báo 
- Cặp 2: a, Thầy giáo giảng bài hai giờ 
 b, Hai giờ ,thầy giáo giảng bài 
 + Câu b của 2 cặp câu có trạng ngữ được thêm vào để cụ thể hoá ý nghĩa của câu.
+ Câu a không có trạng ngữ vì hôm nay là định ngữ cho danh từ báo ; Hai giờ là bổ ngữ cho động từ giảng
* Chú ý : khi viết để phân biệt vị trí cuối câu với các thành phần phụ khác , ta cần đặt dấu phẩy giữa nòng cốt câu với trạng ngữ 
 vd : Tôi đọc báo hôm nay /Tôi đọc báo, hôm nay (định ngữ ) ( trạng ngữ) 
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
3. Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt 
I. Đặc điểm của trạng ngữ:
1. Ví dụ: (SGK)
 * Các trạng ngữ :
a. - Dưới bóng tre =>Xđ Về địa điểm – ở đâu ?
 - đã từ lâu đời 	 
 - đời đời, kiếp kiếp => Thời gian - 
 - từ nghìn đời… bao giờ ?	 
b.Lễ phép:=> TN chỉ cách thức – ntn?
c.Vì lười học: =>TN chỉ nguyên nhân
 vì sao? do đâu ?
d. Để không bị điểm kém: =>TN chỉ mục đích - Để làm gì ?
e.Bằng xe đạp: => TN chỉ phương tiện – Bằng cái gì ?
2. Ghi nhớ: sgk /39 
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ 
- Câu b là câu có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ 
- Câu a cụm từ mùa xuân làm vị ngữ 
- Câu c cụm từ mùa xuân làm phụ ngữ trong cụm động từ 
- Câu d câu đặc biệt 
Bài tập2, 3: Tìm trạng ngữ và phân loại trạng ngữ 
 – a, ……, như báo trước mùa xuân về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết 
 Trạng ngữ cách thức 
….., Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi 
 Trạng ngữ thời gian 
Trong cái vỏ kia 
 Trạng ngữ chỉ địa điểm 
Dưới ánh nắng ,
 Trạng ngữ chỉ nơi chốn 
b, ……, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
 Trạng ngữ chỉ cách thức
4.Củng cố.
 - Trạng ngữ có những đặc điểm nào ? Cho vd 
 - Học thuộc ghi nhớ, Làm bài tập 3b 
5. Dặn dò: 
 - Học thuộc ghi nhớ và làm BT còn lại.
 - Soạn bài tiếp theo “Thêm trạng ngữ cho câu'' TT.
 ******************************************************
Ngày soạn:20/01/2014 
 Ngày dạy: 23/01/2014
Tiết 87: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN
 CHỨNG MINH
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
 - Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận..
 - Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: 
 - Hiểu rõ phương pháp lập luận và áp dụng trong đời sống
 C.CHUẨN BỊ.
 GV: Soạn bài +Tài liệu liên quan đến bài .
 HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ. KIỂM TRA 15 PHÚT
 Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn khoảng ( từ 5à7 câu ) nói rõ cảm xúc của mình khi mùa xuân về.Trong đoạn văn có một câu sử dụng thành phần phụ trạng ngữ.(Chỉ rõ thành phần trạng ngữ đó ).
 YÊU CẦU- BIỂU ĐIỂM.
*Hình thức: (5đ)
 - Đúng hình thức của đoạn văn và đủ số câu : 1 đ
 - Đúng chủ đề : 1đ
 - Có câu sử dụng thành phần trạng ngữ. 1đ
 - Chỉ rõ câu có TP trạng ngữ và phân tích đúng. 1đ
 - Chữ viết sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, k sai c/tả. 1 đ
* Nội dung : (5đ)
 - Nêu được cảm xúc của mình khi mùa xuân về 
 ( vui, náo nức bởi cảnh sắc thiên nhiên, bởi không 
 khí nhộn nhịp của những ngày tết…)
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Từ đầu học kì II đến nay, chúng ta đã tìm hiểu về thể loại văn nghị luận, đã tìm hiểu phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận rồi. Vậy phương pháp lập luận chứng minh nó như thế nào thì tiết học này cô cùng các em đi tìm hiểu .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu Mục đích và phương pháp chứng minh
? Trong đời sống, Khi nào người ta cần chứng minh ? 
- HS: Khi bị nghi ngờ, hoài nghị hoặc để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó ,…
? Khi cần chứng minh cho ai đó tinn rằng lời nói của em là thất, em phải làm như thế nào ?
- HS: Phải đưa ra các bằng chứng xác thực. 
? Từ đó em hãy rút ra nhận xét thế nào là văn chứng minh ?
 - GV: Hướng dẫn
 - HS : Suy nghĩ, trả lời.
? Trong văn nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được sử dụng nhân chứng, vật chứng ) thì muốn chứng minh vấn đề đó đúng sự hật chúg ta phải làm như thế nào ? 
- HS: Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng.
* Tình huống: Nam có một việc gấp, mượn xe máy của bạn về thăm mẹ ốm ở quê. Vì quá lo, quá vội, bạn đã phóng xe quá nhanh và bị chú công an giữ xe lại, kiểm tra giấy tờ. Nam lại quên tất cả ở trường. Vậy bạn phải trình bày với nhà chức trách như* 
+ Nam phải chứng tỏ được đây là xe của bạn, có đủ giấy tờ đăng kí, chứng nhận mua bảo hiểm, có bằng lái xe, chứng minh thư bản thân. Tiếp theo bạn phải trình bày để chú công an hiểu, thông cảm; Lo không kịp về thăm mẹ. Như vậy là nam đã chứng minh một vấn đề, làm rõ sự thật; bạn đã đi xe máy quá nhanh trên đường. 
- HS: Đọc bài văn nghị luận“Đừng sợ vấp ngã “
? Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì ? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó ? 
- HS: Luận điểm : Đừng sợ vấp ngã 
? Để khuyên người ta”đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào 
? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không ? Qua đó em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ? thế nào ? 
I. Mục đích và phương pháp chứng minh
* Trong đời sống.
-Mục đích CM: Muốn người khác tin vào những điều mình nói hoặc muốn khẳng định điều mình nói là đúng.
- Phương pháp CM : Đưa ra bằng chứng thuyết phục (người - nhân chứng hoặc vật- vật chứng, việc…)
=> Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ sự đúng đắn của 1 vấn đề .
* Trong văn bản nghị luận.
- Muốn CM ta dùng lí lẽ, dẫn chứng( lời văn trình bày lập luận) để làm sáng tỏ vấn đề.
* Ghi nhớ: Sgk/42 
2. Văn bản: Đừng sợ vấp ngã 
* Luận điểm chính : Đừng sợ vấp ngã 
* Những câu văn mang luận điểm đó: 
- Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
- Vậy xin bạn chớ lo thất bại.
- điều đáng sợ…hết mình .
*Phương pháp lập luận:
- Từ xaàgần, từ bản than àngười khác:
+Vấp ngã là thường( Lần đầu tiên …)
+Ng nổi tiếng cũng từng vấp ngã.
 \ Oan Đi-xnây ; Luxtơ D/c tiêu biểu
 \ Lép Tôn-xtôi. Hen-ri-Pho…
* Kết luận : Vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng sợ hơn cả. 
- Các sự thật dẫn ra đều đáng tin cậy vì chúng được rút ra rừ tiểu sử những người đã thành công , đã nổi tiếng .
4. Củng cố:
 - Mục đích của phương pháp chứng minh là gì ?
 - Thế nào là phép lập luận chứng minh ?
5.Dặn dò:
 - Học thuộc ghi nhớ sgk. 
 - Soạn bài tiếp theo “ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ”
 + Đọc kĩ VB. Tìm bố cục, luận điểm , luận cứ.
 + Tìm hiểu thể loại.

File đính kèm:

  • docGA Van 7 Tiet 8687.doc