Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 3: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

2. Bài tập 2.

a. Nhân vật giao tiếp.

- Người viết: tác giả viết SGK, ở lứa tuổi cao hơn người đọc, có trình độ hiểu biết, nghề nghiệp, nghiên cứu và giảng dạy văn học.

- Người đọc: GV, HS lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn

b. Hoàn cảnh giao tiếp.

- Trong nền giáo dục quốc dân

- Trong nhà trường, lớp học

c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam

- Vấn đề cơ bản: 3 vấn đề

+ Các bộ phận hợp thành của VHVN

+ Quá trình phát triển của VH viết VN + Con người Việt Nam qua văn học)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 3: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 03. Tiếng Việt
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
	Ngày soạn: 19.08.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	10B6
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Bài giảng của giáo viên nhằm giúp học sinh:
 1. Nắm được kiến thức cơ bản về HĐGT bằng ngôn ngữ: về các nhân tố giao tiếp như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, cách thức giao tiếp; về 2 quá trình trong hoạt động giao tiếp.
 2. Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một HĐGT; nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích lĩnh hội khi giao tiếp.
 3. Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Thiết kế bài học
	- Các tài liệu tham khảo: 
C. Cách thức tiến hành
	GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
	1. ổn định trật tự
	2. KTBC
	3. Giới thiệu bài mới
	Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng đó là ngôn ngữ, không có ngôn ngữ thi không thể cókết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp. Để thấy được điều đó chúng ta cung tìm hiểu Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thày và trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Gọi HS đọc văn bản, cả lớp theo dõi GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK
? HĐGT được văn bản trên ghi lại diễn ra trong các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
GV: Trong HĐGT trên các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (người nói, người nghe) cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hoạt động như thế nào? người nghe thực hiện những gì tương ứng?
GV: HĐGT đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
GV: HĐGT hướng vào nội dung gì?
GV: Mục đích của giao tiếp là gì? cuộc GT có đạt được mục đích đó không?
GV Các nhân vật giao tiếp qua bài này?
GV: HĐGT được diễn ra trong môi trường nào?
GV: nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học? về đề tài gì? bao gồm những vẫn đề cơ bản nào?
GV: HĐGT thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì?
GV: Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn bản có điểm gì đặc biệt?
GV: thông qua viêc tìm hiểu các ngữ liệu về HĐGT, em hãy cho biết cần chú ý gì trong một HĐGT
HS: khái niệm HĐGT, quá trình của HĐGT, các nhân tố của HĐGT
GV: Ra bài tập thêm cho HS
Phân tích các nhân tố GT trong HĐGT mua bán giữa người mua và người bán ở chợ:
Hs thao luận nhanh
GV lấy kết quả:
- Nhân vật giao tiếp: người mua và người bán
- Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ, lúc chơ đang họp
- Nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả thuận về mặt hàng, chủng loại, giá cả, số lượng.
- Mục đích giao tiếp: Người mua mua được hàng, người bán bán được hàng.
I. Tìm hiểu chung
1. Bài tập 1. 
a. Nhân vật giao tiếp
- Vua nhà Trần: người lãnh đạo tối cao của đất nước
- Các bô lão nhà Trần: đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
b. Sự luân phiên lượt lời giữa các NVGT
- Người nói (viết) nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình
- Người nghe (đọc) tiến hành hoạt động nghe đọc để giải mã, lĩnh hội nội dung đó. 
- Người nói: Vua "người nghe: các bô lão, sau đó lại đổi lại
c. Hoàn cảnh giao tiếp:
- Diễn ra ở điện Diên Hồng, lúc quan Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta.
d. Nội dung của HĐGT:
- Hoà hay đánh, nó đề cập đến vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống của con người.
e. Mục đích giao tiếp.
- Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc, cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động (đã đạt được mục đích của GT)
2. Bài tập 2.
a. Nhân vật giao tiếp.
- Người viết: tác giả viết SGK, ở lứa tuổi cao hơn người đọc, có trình độ hiểu biết, nghề nghiệp, nghiên cứu và giảng dạy văn học.
- Người đọc: GV, HS lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn
b. Hoàn cảnh giao tiếp.
- Trong nền giáo dục quốc dân
- Trong nhà trường, lớp học
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học
- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam
- Vấn đề cơ bản: 3 vấn đề
+ Các bộ phận hợp thành của VHVN 
+ Quá trình phát triển của VH viết VN + Con người Việt Nam qua văn học)
d. Mục đích giao tiếp
- Về phía người viết: trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về VHVN cho HS lớp 10.
- Về phía người đọc: thông qua viêc đọc và học văn bản mà tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN trong tiến trình lịch sử, đồng thời rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản.
e. Phương tiện và cách thức giao tiếp
- Dùng một số lượng lớn các từ thuật ngữ văn học.
- Các câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học, cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc chặt chẽ.
- Kết cấu của văn bản mạch lạc rõ ràng, có hệ thống đề mục lớn nhỏ, có hệ thống luận điểm, dùng các chữ số hoặc chữ cái để đánh dấu các đề mục.
II. Các kiến thức cơ bản cần nắm.
1. Khái niệm của HĐGT: gọi HS đọc SGK
2. Quá trình của HĐGT:
- Tạo lập văn bản
- Lính hội văn bản
3. Các nhân tố của HĐGT
- Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp
	5. Cúng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn bài: Khái quát văn học dân gian

File đính kèm:

  • docTuan_1_Hoat_dong_giao_tiep_bang_ngon_ngu_20150725_035308.doc