Giáo án Ngữ văn khối 10

TÍNH CHUẨN XÁC HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: + Ôn tập, củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS.

 + Hiểu thế nào là tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn.

- Giáo dục tư tưởng: Học sinh ý thức tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, rèn luyện kĩ năng viết cho thật hấp dẫn.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đọc kĩ SGK, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án cho phù hợp đối tượng học sinh từng lớp, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, qui nạp.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, chuẩn bị bài trước ở nhà

- C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc194 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn khối 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẹp yên giặc Minh.
4. Bố cục (SGK tr.16)
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Luận đề chính nghĩa
 a). Cơ sở đạo lí:
- Giọng văn đĩnh đạc, trang trọng, lập luận chặt chẽ ý rõ ràng + câu văn biến ngẫu (vế đôi). Nguyễn Trãi nói với nhân dân ta về chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
 “Việc nhân nghĩa ..trừ bạo”
- Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn : Trừ bạo để yên dân.
b). Cơ sở pháp lí:
 “Như nước Đại Việt  cũng có”
Nguyễn Trãi nêu lên chân lí khái quát về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt qua những yếu tố: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hóa lâu đời, có lịch sử riêng, chế độ riêng, có người tàià Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền hợp pháp, hợp thức của dân tộc ta.
à Niềm tự hào về truyền thống văn hóa Đại Việt, về tư thế của một quốc gia có chủ quyền
2. Tố cáo tội ác của giặc Minh:
“Vừa rồi  chịu được?”
- Tố cáo âm mưu thâm độc của giặc Minh.
 “Nhân họ Hồ  gây họa”
Mượn danh nghĩa “phò Trần diệt Hồ” sang xâm lược nước ta.
- Những hành động của giặc Minh đối với nhân dân ta:
 + Tàn sát dân lành “Nướng dân đen vùi con đỏ
 +Bóc lột súc dân,vơ vét tiền bạc tài nguyên khoáng sản “Nặng thuế khóa”
 “Nặng nề những nỗi phụ phen”, “nay xây nhà, mai đắp đập”,:
 +Hủy hoại môi trường sống,phá hoại nền kinh tế cổ truyền“Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”, “ tan tác cả nghề canh cửi “ 
Hình ảnh mang tính tượng trưng, lời văn rất thống thiết (khi uất hận, khi cảm thương tha thiết, lúc ngọt ngào,) à Tố cáo tội ác của giặc Minh đồng thời cho thấy những khổ nhục mà dân ta phải gánh chịu (). Qua đó thể hiện lòng câm thù giặc sâu sắc.
3. Quá trình kháng chiến chống giặc Minh và thắng lợi:
a) Hình tượng Lê Lợi và những khó khăn ở buổi đầu khởi nghĩa:
* Hình tượng Lê Lợi:
Với bút pháp tự sự trữ tình Nguyễn Trãi đã khắc họa hình tượng Lê Lợi. Lê Lợi có nguồn gốc xuất thân bình thường (chốn hoang dã nương mình) nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc (“há đội trời chung”, “thề không cùng sống”), có lí tưởng, hoài bảo lớn (“Tấm lòng), có quan tâm thực hiện lí tưởng (“đau lòng nhức óc”, “quên ăn vì giận”, “Những trằn trọc trong cơn mộng mị”)
* Những khó khăn trong buổi đầu khởi nghĩa:
 “Tuấn kiệt  lấy ít địch nhiều”.
Buổi đầu khởi nghĩa Lê Lợi cùng nghĩa quân phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ: thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương thực nhưng nhờ “tấm lòng cứu nước”, nhờ “gắn chí khắc phục gian nan”, nhờ “nhân dân bốn cõi một nhà”, nhờ “tướng sĩ một lòng phụ tử” quân ta đã vượt qua những khó khăn buổi đầu.
b) Quá trình phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Giai đoạn mở màn:
 “Trận Bồ Đằngtra bay”.
Bằng hình ảnh so sánh tượng trưng miêu tả khí thế chiến đấu như vũ bão – nhanh chóng và gặp nhiếu thuận lợi à Hai trận mở màn chiến thắng nhanh chóng, địch thua không kịp trở tay.
- Giai đoạn áp đảo: 
Nghĩa quân Lam Sơn đánh ra Bắc với 2 trận “Tây kinh quân ta chiếm lại”, “Đông Đô đất cũ thu về”, giai đoạn này Lê Lợi phát huy chiến thuật “tâm công” phá tan mưu kế và ý chí chiến đấu của giặc.
- Trận diệt viện cuối cùng:
Những chiến thắng liên tiếp, giòn giã được kể với giọng hả hê đầy tự hào:
 “Ngày mười támcùng kế tự vẫn”
Nhịp thơ dồn dập + liệt kê yếu tố ngày thắng song song tổn thất của giặc à chiến thắng ngày càng dồn dập (đến chóng mặt) của nghĩa quân Lam Sơn.
“Gươm mài đá  toang đê vỡ”
Nhịp thơ mạnh + điệp ngữ tăng về số lượng + biện pháp ẩn dụ vật hóa (sức mạnh của giặc à xem thường) + Hình ảnh tượng trưng (“nổi gió to”). Nhịp điệu chiến đấu của quân ta ngày càng tăng, sức mạnh của ta trưởng thành, sánh ngang sức mạnh vũ trụ.
* Tính chất của cuộc chiến:
 “Ninh Kiều máu chảyngàn năm”
“Long giangđỏ nước”
“Suối Lãnh câymáu đen”
Bằng những hình ảnh tượng trưng khái quát mang tính phóng đại: “máu chảy thành sông”, “thây chất đầy nôi”, “thây chất đầy đường”, “máu trôi đỏ nước”, “máu chảy trôi chày”, “thây chất đầy núi”.
à Tính chất ác liệt, tàn khốc của cuộc chiến.
à Tự hào vì chiến thắng vĩ đại của nghĩa quân Lam Sơn (chính nghĩa).
* Hình ảnh kẻ thù:
 “Trần Trí, Sơn Thọthoát thân”
“Đô đốc Thôi Tụ  tự xin hàng”
Miêu tả các tướng giặc rất cụ thể (tên họ, chức tước), hằng giọng mĩa mai + hình ảnh cụ thề “nghe hơi mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”, “lê gối dâng tờ tạ tội”, “trói tay để tự xin hàng” à Nỗi khiếp sợ hèn nhát của kẻ thù (tham sống sợ chết).
à Sự thất bại thảm hại nhục nhã của kẻ thù càng tôn thêm khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
4. Tuyên cáo hòa bình:
Nhịp chậm – mạnh, tập trung sử dụng các hình ảnh thiên nhiên có tính chất vĩnh cửu so sánh, tuyên bố khẳng định nền độc lập trường tồn của dân tộc.
àLòng tự hào vô biên, niềm hân hoan vô hạn trước sự thắng lợi vô hạn của dân tộc.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK tr.23
Hoạt động 7: Dặn dò	
Luyện tập (Học sinh ghi câu hỏi vào tập về nhà làm)
- Vì sao đoạn mở đầu “BNĐC” được xem là lời tuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn nhân nghĩa? So sánh với lời tuyên ngôn trong bài “Nam quốc sơn hà” (Lý Thường Kiệt), chỉ ra điểm tiến bộ trong “BNĐC”?
- Lập sơ đồ kết cấu chính luận của bài cáo?
- Lập bảng liệt kê những từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc dùng để miêu tả thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại của giặc?
- Về học thuộc lòng những đoạn văn tiêu biểu. Tìm đọc “Tuyên ngôn độc lập”, “Hịch tướng sĩ”.
- Giải thích từ: văn hiến, văn minh, văn học, văn hóa, văn nghệ.
- Chuận bị bài giờ sau học Tập làm văn: Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
Tuần:22 
Tiết: 60
Ngày soạn : 
TÍNH CHUẨN XÁC HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: + Ôn tập, củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS.
 + Hiểu thế nào là tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn.
Giáo dục tư tưởng: Học sinh ý thức tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, rèn luyện kĩ năng viết cho thật hấp dẫn.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Đọc kĩ SGK, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án cho phù hợp đối tượng học sinh từng lớp, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, qui nạp.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, chuẩn bị bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Văn bản thuyết minh là gì? Hãy cho biết cách lập dàn ý bài văn thuyết minh?
-Đọc cho HS nghe một văn bản (“Tác hại của thuốc lá”, “HIV/AIDS là bệnh thế kỉ”).
 + Đối tượng thuyết minh, mục đích thuyết minh?
 + Các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh?
 + Hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản?
Hoạt động 2: 
Giới thiệu vào bài.
- Nhắc lại khái niệm về văn bản thuyết minh?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chuẩn xác.
- Để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh, chúng ta cần lưu ý những điểm gì?
- GV nhận xét, giảng bổ sung.
- GV chia lớp làm ba nhóm:
 +Nhóm 1: Tìm hiểu, thảo luận trả lời mục I.2a
 + Nhóm 2: Tìm hiểu, thảo luận trả lời mục I.2b.
 + Nhóm 3: Tìm hiểu thảo luận trả lời mục I.2c
- GV nhận xét.
- GV nhận xét
- GV nhận xét
- Kết luận (Tính chuẩn xác )
Hoạt động 4:GV hướng dẫn HS tìm hiểu tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
- GV nói lời chuyển
- GV yêu cầu HS đọc mục II.2 (Bài tập 1).
 + Xác định luận điểm quan trọng trong văn bản trên.
 + Phân tích biện pháp làm cho luận điểm “Nếu bị tước đikìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫ.n.
- GV nhận xét, bổ sung thêm.
 GV yêu cầu HS đọc to bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét, bổ sung.
- Vì sao văn bản cần phải có tính hấp dẫn?
- Những yếu tố tạo nên tính hấp trong văn bản thuyết minh?
- GV dán ĐDDH.
- GV ví dụ cho HS hiểu sâu.
Hoạt động 5:GV hướng dẫn HS củng cố 
- Vì sao văn bản thuyết minh đòi hỏi phải chuẩn xác?
- Để đảm bảo tính hấp dẫn chúng ta cần lưu ý gì?
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Về học bài, làm bài tập 1 trang 27 SGK.
- Đọc bài, soạn bài trước ở nhà giờ sau học tiết đọc văn (Tựa “Trích diễm thi tập”).
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS nhắc lại kiến thức cũ.
- HS tìm hiểu mục I.1.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS tìm hiểu mục I.2
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV trong 3’
- 1 HS nhóm 1 trình bày.
- HS lắng nghe, tự ghi.
- HS nhóm 2 trình bày.
- HS nhóm 3 trình bày.
- HS làm việc nhóm
 + Nhóm 1: tìm hiểu VB 2(1) thảo luận trả lời theo yêu cầu SGK.
 + Nhóm 2: tìm hiểu VB 2(2) thảo luận trả lời theo yêu cầu SGK.
- HS nhóm 1 trình bày
- HS khác nhận xét.
- HS tự ghi vào tập.
- HS nhóm 2 trình bày
- HS tự ghi vào tập.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- 1 HS trả lời.
- HS tự ghi.
- HS đóng tập sách.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Chú ý.
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:
Tính chuẩn xác là yêu cầu quan trọng của mọi văn bản thuyết minh:
- Văn bản thuyết minh đòi hỏi những tri thức được giới thiệu, trình bày phải có tính khoa học, khách quan, đáng tin cậy có thể mới thực sự có ích cho người đọc, người nghe.
Câu a:
Những điểm chưa chuẩn xác trong các câu văn đã nêu đó là:
- Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có VHDG.
- Chương trình ngữ văn 10 về VHDG không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.
- Chương trình ngữ văn 10 không có câu đố.
Câu b:
Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ “thiên cổ hùng văn”. “Thiên cổ hùng văn” là “áng văn của nghìn đời” chứ không phải là áng văn viết cách đây một nghìn năm.
Câu c:
Văn bản dẫn trong bài tập không thể sử dụng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung của nó không nói đến NBK với tư cách nhà thơ.
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
Bài tập 1:
Biện pháp làm cho luận điểm thuyết minh trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn là đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác kết hợp sa sánh để làm nổi bậc sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe.
Bài tập 2:
Sử dụng truyền thuyết về hòn đảo Anmạ để thuyết minh cho hồ Ba Bể khiến cho bài văn thêm sinh động, kì thú có ý nghĩa tạo hứng thú cho người đọc, người nghe.
àVăn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý, theo dõi của người đọc, người nghe.
Để tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh ta cần:
- Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
- Dùng các thủ pháp so sánh, đối chiếu để gây ấn tượng cho người đọc.
- Có thể dùng những kiến thức liên môn, liên ngành để tô đậm hình ảnh đối tượng thuyết minh..
- Lời văn trong sáng, có hình ảnh, có cảm xúc.
Tuần:23 
Tiết: 61
Ngày soạn: 
TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP”
 - Hoàng Đức Lương-
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Giúp HS hiểu được tấm lòng trân trọng, niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với việc bảo tồn di sản thơ ca dân tộc.
+ Thấy được đặc điểm thể tựa và cách lập luận chặc chẽ kết hợp với tính biểu cảm trong bài tựa.
Về kĩ năng: 
Giáo dục tư tưởng: Học sinh có thái độ trân trọng, yêu quí, giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc (thơ, văn). Hiểu và tôn trọng công việc sưu tầm thơ văn.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Đọc kĩ SGK, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án cho phù hợp đối tượng học sinh từng lớp, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn, diễn giảng.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu đôi nét về cuộc đời Nguyễn Trãi. Nếu đánh giá về Nguyễn Trãi trong một câu em sẽ đánh giá như thế nào?
- câu thơ “Bụi mộtchẳng đen” thể hiện nỗi lòng gì của Nguyễn Trãi? Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài “Bình Ngô đại cáo”?
- Đọc thuộc lòng đoạn mở đầu trong “Bình Ngô đại cáo”. Hãy cho biết luận đề chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn?
- Đọc thuộc lòng những câu văn miêu tả khí thế chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn?
Hoạt động 2: 
Giới thiệu vào bài.
- Em hiểu như thế nào về văn hóa. Cho ví dụ?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- Nêu những nét chính về tác giả?
- Tác phẩm “Trích diễm thi tập” được giới thiệu là tác phẩm gì?
- GV nhận xét, giảng thông tin bổ sung (TK XV)
- Nêu cách hiểu của em về “tựa”?
- GV bổ sung một số kiến thức về thể tựa (so sánh với lời nói đầu, lời giới thiệu, lời cuối sách,ngày nay)
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Bài tựa có thể chia mấy phần? Nội dung từng phần?
- GV dán ĐDDH.
- Theo tác giả có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau?
- Những nguyên nhân đó dẫn đến thực trạng thơ ca thởi Lí – Trần như thế nào?
- Trước tình trạng ấy Hoàng Đức Lương như thế nào?
- Nhận xét của em về nghệ thuật lập luận của tác giả trong phần này?
- Hoàng Đức Lương đã sưu tầm, biên soạn thơ văn của người xưa như thế nào?
- Em nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông?
- Hãy cho biết kết cấu “Trích diễm thi tập”?
- Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của tác giả khi sưu tầm, biên soạn sách?
- Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt qua khó khăn để biên soạn thơ văn? Qua đó giúp ta hiểu gì về ông?
Hoạt động 5:GV hướng dẫn HS củng cố
 - Hãy nêu nhận xét chung sau khi học xong tác phẩm (Nội dung, nghệ thuật)?
Hoạt động 5:GV dặn dò HS 
- Về học bài, soạn bài trước ở nhà giờ sau học bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 1 HS trả lời
- HS đọc tiểu dẫn SGK.
- HS trả lời dựa vào SGK
- Dựa vào tiểu dẫn HS trả lời.
- HS sinh dựa vào chú thích SGK nêu định nghĩa.
- HS đọc văn bản
- HS đọc chú thích
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm (Nêu ra phân tích nguyên nhân). Sau đó 1 HS đại diện nhóm lần lượt chỉ ra những nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền ở đời.
-HS dựa vào SGK tìm dẫn chứng.
- HS dựa vào kiến thức trả lời.
- HS suy nghĩ độc lập, đưa ra nhận xét cá nhân.
- HS làm việc nhóm sau đó trả lời.
- HS nêu cảm nghĩ riêng.
- HS trả lời
- HS dựa vào VB tìm hiểu.
- HS làm việc nhóm. Mỗi nhóm đưa ra ý kiến riêng
- HS hoạt động độc lập.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Hoàng Đức Lương (? - ?): nhà thơ, nhà biểu khảo TK XV; quê Hưng Yên; đậu tiến sĩ năm 1478, làm quan dưới triều Lê
2. Tác phẩm:
- Tuyển chọn những bài thơ hay từ thời Trần đến thời Lê.
- Tựa (tự): Bài viết đặt ở đầu sách, do tác giả hoặc người khác viết, thường nêu quan điểm của người viết về cuốn sách.
- Bài tựa viết năm 1497
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục bài tựa:
- Phần 1: Động cơ sưu tầm, biên soạn sách.
- Phần 2: Quá trình sưu tầm, biên soạn.
- Phần 3: Lạc khoản (niên hiệu, thông tin về tác giả)
2. Nội dung bài tựa:
 a). Động cơ sưu tầm, biên soạn sách:
- Nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền ở đời
 + Cái hay, cái đẹp của thơ ca không dễ cảm thụ.
 + Những người hiểu giá trị thì ít để ý đến việc gìn giữ.
 + Người quan tâm thì không đủ năng lực, lòng kiên trì để sưu tầm.
 + Chính sách in ấn của nhà nước còn hạn chế
 + Thời gian và chiến tranh hủy hoại.
- Thực trạng: Thơ văn Lí – Trần bị thất lạc nhiều, một nước văn hiến mà không có một cuốn sách nào làm căn bản cho đời sau nghiên cứu Š học thơ văn Đường.
à Tâm trạng đau xót về những giá trị tinh thần bị tổ thất, vì lòng tự hào dân tộc bị tổn thương.
à Động cơ sưu tầm thơ.
- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, logic (Nêu nguyên nhân, thực trạng từ đó khẳng định việc ra đời của “Trích diễm thi tập” là yêu cầu khách quan, bức thiết của thời đại)
b). Quá trình sưu tầm, biên soạn sách:
- Quá trình sưu tầm: Tìm hỏi, nhặt nhạnh, bổ sung. 
à Khó khăm, kì công, vất vả (Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức).
- Biên soạn sách: Hoàng Đức Lương chọn bài hay, sắp xếp theo thể loại, kết cấu sách gồm 6 quyển, 2 phần.
- Thái độ của tác giả khi biên soạn: Tôn trọng, đề cao những di sản thơ văn của cha ông, khiêm nhường khi nói về công việc của mình.
à Hoàng Đức Lương là một người có tấm lòng yêu nước, tự hào dân tộc, có ý thức trách nhiệm giữ gìn những giá trị văn hóa cho đời sau.
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK tr.30)
Tuần:23 
Tiết: 62
Ngày soạn: 
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Giúp HS hiểu được nội dung, giá trị của một tấm văn bia trong văn miếu Quốc tử giám. Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia. Khắc bia tiến sĩ là việc làm khích lệ nhân tài không những có ý nghĩa lớn với đương thời mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với hậu thế. Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông.
Về kĩ năng: HS rèn luyện kĩ năng đoc- hiểu văn bản
Giáo dục tư tưởng: Ý thức tôn trọng nhân tài.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Đọc kĩ SGK, nghiên cứu thêm tài liệu, soạn giáo án cho phù hợp đối tượng học sinh từng lớp.
 + Phương pháp: Thuyết trình kết hợp vấn đáp
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không lưu truyền? Đọc một dẫn chứng tiêu biểu?
- Tâm trạng của Hoàng Đức Lương trước tình trạng không lưu truyền hết? Qua bài tựa em thấy Hoàng Đức Lương là một người như thế nào?
Hoạt động 2: 
Giới thiệu vào bài.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn.
- Nêu những nét chính về tác giả?
- Những hiểu biết của em về tác phẩm?
- GV thông tin bổ sung (Cho HS xem hình, cugn cấp thêm thông tin về thời Hồng Đức, vua Hồng Đức)
Hoạt động:
GV hướng dẫn HS tìm hiều văn bản.
- GV đọc văn bản.
- Xác định hệ thống luận điểm trong văn bản?
- Theo em luận điểm nào quan trọng?
- GV nói lời chuyển.
- Em hiểu câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” như thế nào?
- Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào?
- Liên hệ những hiểu biết trong thực tế, em hãy cho 1 ví dụ chứng minh luận điểm này?
- Theo Thân Nhân Trung nhà nước đã làm những việc gì để trọng đãi hiền tài từ xưa đến nay?
- Nhận xét ,giảng.
- GV khẳng định lại Š chuyển ý.
- Hãy cho biết ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ?
- Theo em, Bài học lịch sử từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì?
- GV kết luận.
Hoạt động 5:GV hướng dẫn HS củng cố 
- Hãy lập sơ đồ kết cấu của bài văn bia nói trên.
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Về học bài, giờ sau làm bài viết số 5.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS đọc tiểu dẫn SGK.
- HS dựa vào SGK trả lời
- HS dựa vào SGK trả lời
- HS tự ghi
- HS đọc văn bản (giọng bình tĩnh, đĩnh đạc, trang trọng)
- HS thảo luận nhóm trả lời.
- HS trả lời theo suy nghĩ
- HS thảo luận nhóm (giải thích từng bộ phận cả câu, khảo sát trên văn bản) trả lời.
- HS huy động kiến thức thực tế cho ví dụ.
- HS dựa vào văn bản trả lời.
- HS khảo sát trên văn bản trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS làm việc nhóm sau đó lên bảng trình bày.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Thân Nhân Trung (1418 – 1499), quê huyện Yên Dũng (Bắc Giang), đỗ tiến sĩ năm 1469, là phó nguyên soái trong “Tao đàn văn họa” do Lê Thánh Tông sáng lập.
2. Tác phẩm:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trích trong bài “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bào thứ ba”
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước:
- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.
à Đề cao tột độ đối với hiền tài, coi hiền tài là quốc bảo. 
2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ:
- Khuyến khích nhân tài “Khiến kẻ sĩ trông vàogiúp vua”
- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác: “Kẻ ác lấy đó làm rănmà gắng”.
- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài “Dẫn việc dĩ vãngnhà nước”.
Tuần 23
Tiết 63 
Ngày soạn: 
BÀI LÀM VĂN SỐ 5
(VĂN THUYẾT MINH)
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	Giúp học sinh 
- Nắm vững chắc hơn về văn thuyết minh : Lập dàn ý, các hình thức kết cấu, tính chuẩn xác, tính hấp dẫn trong văn thuyết minh.
- Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản thuyết minh để viết được một bài văn nhằm trình bày một cách chuẩn xác một sự vật, sự việc, hiện tượng quen thuộc trong thực tế đời sống.
- Thấy rõ hơn nữa trình

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_20150725_035303.doc