Giáo án Ngữ văn 9 tuần 10 chuẩn kiến thức kỹ năng

I.GIỚI THIỆU CHUNG:

1.Tác giả: Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc (1926-2007) ,quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh

- Sáng tác chủ yếu về những người chiến sĩ quân đội - những người đồng đội trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

2.Tác phẩm:

a. Xuất xứ: Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo "

b. Thể thơ: tự do (các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo mạch cảm xúc)

 

doc19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 10 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lãng mạn bay bổng tạo thành một hình tượng thơ để đời ...
Hoặc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
+ HĐ1: GIỚI THIỆU CHUNG
GV: Hãy giới thiệu về tác giả Chính Hữu? Những sáng tác chính của ông? Hoàn cảnh ra đời, thể thơ? 
HS dựa vào chú thích suy nghĩ và thảo luận theo cặp 3 phút
GV bổ sung thêm :Ông 20 tuổi tòng quân, là lính chiến sĩ trung đoàn thủ đô. Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông giàu hình ảnh, ngôn ngữ và cảm xúc. Là một trong những nhà thơ ít nói nhất, viết ít nhất, hiền lành, nho nhã, điềm đạm nhất của thi ca Việt Nam đương đại, một số bài thơ đã được phổ nhạc nhạc: “Ngọn đèn đứng gác”, “Đồng chí”. Ngày 27/11/2007 “Đã tắt một ngọn đèn đứng gác”ông đã mất tại nhà riêng ở Hà Nội 
GV: Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào? Thể thơ? So sánh với thể của văn học thời kì trước 
HS suy nghĩ và trả lời (Thơ tự do - không gò bó niêm luật)
GV: Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948 (sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc-1947), rút trong tập "Đầu súng trăng treo" 
 GV: Đây là thời kì mà cách mạng của ta gặp rất nhiều khó khăn .Ông đã kể : “Vào cuối 1947 tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu đông. Pháp nhảy dù ở Việt Bắc, hành quân từ Bắc Cạn đến Thái Nguyên.Chúng tôi phục kích giặc từng chặng để đánh, khi đó tôi là chính trị viên đại đội, chiến dịch vô cùng gian khổ, bản thân người lính chỉ có phong phanh trên mình áo cánh nâu, đầu không mũ, chân không giày, đêm ngủ lấy lá khô trải, không chăn màn, ăn uống hết sức kham khổ, vì trên đường truy kích địch tôi nhận nhiệm vụ chăm sóc thương binh và chôn cất tử sĩ. Sau đó tôi bị ốm nằm lại trong một nhà sàn heo hút gió, tôi đã sáng tác bài thơ “Đồng chí”
à bài thơ ra đời là kết quả của những trải nghiệm thực và cảm xúc sâu xa của tác giả về tình đồng đội.
+ HĐ2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn HS cách đọc (đọc nhịp thơ chậm., diễn tả tình cảm, cảm xúc lắng lại, dồn nén ) và tìm hiểu từ khó. 2 HS đọc -> Nhận xét
GV:Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính từng phần ?
* HS đọc lại 7 câu thơ đầu là cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp
GV: Trong cảm nhận của nhà thơ, những người đồng chí có xuất thân từ đâu ?
GV giải nghĩa thành ngữ “ Nước mặn đồng chua”
HS: Suy nghĩ. Họ đều là những người nông dân trên các miền quê nghèo khó. Tình đồng chí có cội nguồn cùng chung giai cấp xuất thân)
GV: Vì sao những người xa lạ ở khắp mọi miền tổ quốc, họ lại quen nhau và trở nên thân thiết? 
HS: Vì họ cùng chung mục đích, chung lí tưởng cao đẹp.
 GV: Hãy khái quát lại cơ sở hình thành tình đồng chí? Nhận xét cách dung từ ngữ của tác giả khi nói về tình đồng chí ?
GV: Câu thơ “Đồng chí” ở giữa bài thơ có gì đặc biệt?
(Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than -> nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn sau).
GV bình: “Đồng chí !” được lấy làm nhan đề cho bài, là tiếng gọi thiêng liêng, là biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài, tạo sự độc đáo, đồng chí ở đây bật lên từ đáy lòng, từ tình cảm của những con người gắn bó với nhau. Hai tiếng đồng chí đứng riêng làm một câu thơ tạo sự liền mạch cho cả bài thơ
* HS đọc tiếp nhớ người trai làng ra lính
GV:Những người lính cách mạng khi ra đi chiến đấu họ nhớ về điều gì ? 
HS: Họ nhớ về ruộng nương, nhà cửa, giếng nước, gốc đa hình ảnh quen thuộc của quê hương
GV: Từ "mặc kệ" giúp em hiểu thái độ của người ra đi như thế nào? 
HS: Thái độ ra đi dứt khoát, không vướng bận, là sự biểu hiện của sự hy sinh lớn, trách nhiệm lớn với non sông đất nước.
Gv liên hệ thái độ dứt khoát ra đi của những người lính trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
GV: Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng khi nói đến hình ảnh giếng nước, gốc đa?
HS:Là hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương.
GV: Qua hình ảnh ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa những người lính có chung điều gì về quê hương?
* HS đọc những câu thơ tiếp 
GV: Em cảm nhận được gì qua những câu thơ trên? (Những người lính có được đầy đủ về vật chất khi ra chiến trường không?) Nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng?
GV nói thêm về căn bệnh sốt rét thường gặp ở những người đã sống ở rừng. 
HS: Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện ở sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính.
GV: Phân tích hình ảnh " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy
GV liên hệ: Trong bài thơ “Gía từng thước đất” nhà thơ đã viết: “Đồng đội ta 
 Là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa
 Là chia nhau một mảnh tin nhà,
 Chia nhau cuộc đời
 Chia nhau cái chết...”
* HS Đọc 3 câu thơ cuối 
 GV treo tranh vẽ – các em quan sát tranh
GV: Những người lính chiến đấu trong hoàn cảnh như thế nào?(thời gian, không gian, thời tiết..). Họ đang làm gì?
 HS: trả lời
đêm đông gió rét các anh đang phục kích chờ giặc vào đêm trăng sáng, vầng trăng lên cao xuống thấp - đến thời điểm nào đó nhìn từ 1 góc độ vầng trăng như treo trên đầu mũi súng)
GV: Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh có thực không ? 
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Ngoài chất tả thực, hình ảnh Đầu súng trăng treo còn mang ý nghĩa gì? 
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Đây là bức tranh đẹp. Trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết : người lính, khẩu súng và vầng trăng. Họ đứng cạnh nhau, truyền hơi ấm cho nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn. Hình ảnh " Đầu súng trăng treo" là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Súng (chiến đấu) và trăng (sự hòa bình) gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ
GV bình: Chiến tranh rồi sẽ qua đi năm tháng đầy gian khổ hi sinh, mất mát rồi sẽ lùi dần vào dĩ vãng nhưng còn đọng lại mãi một hồn thơ Chính Hữu, một tình đồng chí gắn bó keo sơn, đẹp mãi những năm tháng không thể nào quên của dân tộc ta.
GV: Khái quát lại nghệ thuật chính của bài thơ và rút ra ý nghĩa văn bản ? 
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Nhà thơ Huy Cận đã có lời tặng Chính Hữu : “Một đời đầu súng trăng treo/Hồn thơ đeo đẳng bay theo chiến trường/Tiếng lòng trong đọng hạt sương/Cành hoa chiến địa mà gương tâm tình/Cho hay thơ ở lòng mình/Trăng hay súng vẫn bóng hình người thơ”
GV: Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ? Liên hệ thực tế bản thân HS( học tập, phấn đấu xây dựng tổ quốc)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS viết bài cảm nhận khoảng một trang giấy về chi tiết nghệ thuật tâm đắc trong bài ví dụ như hình ảnh Đầu súng trăng treo - vừa là hình ảnh có thực, vừa mang tính lãng mạn, là hình ảnh đẹp về người lính
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Tác giả: Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc (1926-2007) ,quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh
- Sáng tác chủ yếu về những người chiến sĩ quân đội - những người đồng đội trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
2.Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo " 
b. Thể thơ: tự do (các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo mạch cảm xúc)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 2 phần:
- Phần 1 : 7 dòng thơ đầu -> Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp.
- Phần 2 : Còn lại -> Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ
b. Phân tích:
b1. Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:
 Anh Tôi
Nước mặn Đất cày sỏi đá
đồng chua 
 Ra trận quen nhau
 Chung cảnh ngộ, chung lí tưởng, 
 cùng chiến đấu
 Đồng chí.
ð Thành ngữ, ngôn ngữ bình dị: những người lính có chung cảnh ngộ,chung lí tưởng và mục đích chiến đấu.
b2.Những biểu hiện của tình đồng chí:
- Ruộng nương: gửi bạn 
- Gian nhà : mặc kệ
- Giếng nước, gốc đa: nhớ (ẩn dụ, nhân hoá)
-> Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương 
- Áo anh rách >< quần tôi vá 
- Miệng cười >< chân không giầy
-> Bút pháp tả thực, hình ảnh đối xứng: họ chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính.
3 câu thơ cuối:
- Hoàn cảnh khắc nghiệt
- Đứng cạnh nhau chờ giặc: cùng làm nhiệm vụ
- Đầu súng trăng treo (hiện thực và lãng mạn)
-> Sát cánh bên nhau bất chấp gian khổ, thiếu thốn.
ðTình cảm gắn bó sâu nặng, tình đồng chí - đồng đội thiêng liêng, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
3.Tổng kết:
* Nghệ thuật: 
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạng một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng 
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng cí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất.
- Chuẩn bị: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hoặc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề
GV: Hãy giới thiệu về tác giả Chính Hữu? Những sáng tác chính của ông? 
HS dựa vào chú thích suy nghĩ và thảo luận theo cặp 3 phút.
GV bổ sung thêm :Ông 20 tuổi tòng quân, là lính chiến sĩ trung đoàn thủ đô. Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông giàu hình ảnh, ngôn ngữ và cảm xúc. Là một trong những nhà thơ ít nói nhất, viết ít nhất, hiền lành, nho nhã, điềm đạm nhất của thi ca Việt Nam đương đại, một số bài thơ đã được phổ nhạc nhạc: “Ngọn đèn đứng gác”, “Đồng chí”. Ngày 27/11/2007 “Đã tắt một ngọn đèn đứng gác”ông đã mất tại nhà riêng ở Hà Nội 
GV: Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào? Thể thơ? So sánh với thể của văn học thời kì trước ?
HS suy nghĩ và trả lời (Thơ tự do - không gò bó niêm luật)
GV: Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948 (sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc-1947), rút trong tập "Đầu súng trăng treo" 
 GV: Đây là thời kì mà cách mạng của ta gặp rất nhiều khó khăn .Ông đã kể : “Vào cuối 1947 tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu đông. Pháp nhảy dù ở Việt Bắc, hành quân từ Bắc Cạn đến Thái Nguyên.Chúng tôi phục kích giặc từng chặng để đánh, khi đó tôi là chính trị viên đại đội, chiến dịch vô cùng gian khổ, bản thân người lính chỉ có phong phanh trên mình áo cánh nâu, đầu không mũ, chân không giày, đêm ngủ lấy lá khô trải, không chăn màn, ăn uống hết sức kham khổ, vì trên đường truy kích địch tôi nhận nhiệm vụ chăm sóc thương binh và chôn cất tử sĩ. Sau đó tôi bị ốm nằm lại trong một nhà sàn heo hút gió, tôi đã sáng tác bài thơ “Đồng chí”
->bài thơ ra đời là kết quả của những trải nghiệm thực và cảm xúc sâu xa của tác giả về tình đồng đội . Bài thơ được đồng chí Minh Quốc phổ nhạc
-GV hướng dẫn HS cách đọc (đọc nhịp thơ chậm., diễn tả tình cảm, cảm xúc lắng lại, dồn nén ) và tìm hiểu từ khó. (SGK -chú ý khi tìm hiểu bài thơ)
GV:Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính từng phần ?PTBĐ?
HOẠT ĐỘNG 2:ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích gợi tìm, thảo luận, bình giảng.
* HS đọc lại 7 câu thơ đầu là cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp.
GV: Trong cảm nhận của nhà thơ, những người đồng chí có xuất thân từ đâu ?
GV cho hs dựa vào chú thích 2 sgk giải nghĩa thành ngữ “ Nước mặn đồng chua” (Vïng ®ång chiªm tròng, n­íc ngËp mÆn ven biÓn)
- “®Êt cµy lªn sái ®¸” gîi em liªn t­ëng ®Õn vïng quª nµo?...
(Vïng ®ång b»ng trung du ®Êt b¹c mµu, kh« c»n) 
- Em cã nhËn xÐt g× vÒ NT ë hai c©u th¬ ®Çu? (Hay c¸c tæ hîp tõ trªn cã g× ®Æc biÖt? ) 
HS: NT ®èi, cÊu tróc th¬ sãng ®«i ; Thµnh ng÷
- Qua ®ã cho ta hiÓu thªm g× vÒ nguån gèc xuÊt th©n cña c¸c anh?
GV: C¸c anh ra ®i tõ nhiÒu miÒn quª kh¸c nhau: Tõ ®ång b»ng ®Õn trung du; Tõ vïng nói cao ®Õn miÒn biÓn. Mçi 1 n¬i ®Êt ®ai canh t¸c kh¸c nhau song c¸c anh ®Òu lµ nh÷ng ng­êi n«ng d©n nghÌo, b×nh dÞ, ch©n thËt, chÊt ph¸c, cÇn cï. Lêi th¬ b×nh dÞ, méc m¹c nh­ t©m hån ng­êi trai cµy ra trËn .. ra ®i tõ nh÷ng m¸i tranh nghÌo. Hä tõ nh÷ng miÒn quª kh¸c nhau, tô héi vÒ ®©y trong ®oµn qu©n CM, trë thµnh ng­êi lÝnh:
“Lò chóng t«i bän ng­êi tø xø
Quen nhau tõ buæi một hai
Sóng b¾n ch­a quen, qu©n sù m­¬i bµi”.
GV: Vì sao những người xa lạ ở khắp mọi miền tổ quốc, họ lại quen nhau và trở nên thân thiết? 
-HS:Vì họ cùng chung mục đích, chung lí tưởng cao đẹp.
GV: Hãy khái quát lại cơ sở hình thành tình đồng chí? Nhận xét cách dung từ ngữ của tác giả khi nói về tình đồng chí ?
GV: Câu thơ “Đồng chí” ở giữa bài thơ có gì đặc biệt?
(Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than -> nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn sau).
GV bình: “Đồng chí !” được lấy làm nhan đề cho bài, là tiếng gọi thiêng liêng, là biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài, tạo sự độc đáo, đồng chí ở đây bật lên từ đáy lòng, từ tình cảm của những con người gắn bó với nhau. Hai tiếng đồng chí đứng riêng làm một câu thơ tạo sự liền mạch cho cả bài thơ
* HS đọc tiếp: “Ruộng nương...”
GV:Những người lính cách mạng khi ra đi chiến đấu họ nhớ về điều gì ? 
HS: Họ nhớ về ruộng nương, nhà cửa, giếng nước, gốc đa hình ảnh quen thuộc của quê hương
GV: Từ "mặc kệ" giúp em hiểu thái độ của người ra đi như thế nào? 
HS: Thái độ ra đi dứt khoát, không vướng bận, là sự biểu hiện của sự hy sinh lớn, trách nhiệm lớn với non sông đất nước.
Gv liên hệ thái độ dứt khoát ra đi của những người lính trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
GV: Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng khi nói đến hình ảnh giếng nước, gốc đa?
HS:Là hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương.
GV: Qua hình ảnh ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa những người lính có chung điều gì về quê hương?
* HS đọc những câu thơ tiếp 
GV: Em cảm nhận được gì qua những câu thơ trên? (Những người lính có được đầy đủ về vật chất khi ra chiến trường không?) Nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng?
GV nói thêm về căn bệnh sốt rét thường gặp ở những người đã sống ở rừng. 
HS: Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện ở sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính.
GV: Phân tích hình ảnh " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy
* HS Đọc 3 câu thơ cuối 
 GVcác em quan sát tranh sgk tr 128 và cho biết :những người lính chiến đấu trong hoàn cảnh như thế nào?(thời gian, không gian, thời tiết..). Họ đang làm gì?
 HS: trả lời: đêm đông gió rét các anh đang phục kích chờ giặc vào đêm trăng sáng, vầng trăng lên cao xuống thấp - đến thời điểm nào đó nhìn từ 1 góc độ vầng trăng như treo trên đầu mũi súng)
GV: Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh có thực không ? 
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Ngoài chất tả thực, hình ảnh Đầu súng trăng treo còn mang ý nghĩa gì? 
HS suy nghĩ và trả lời: - Ba h×nh ¶nh: 
+ Ng­êi lÝnh. 
+ KhÈu sóng Hoµ quyÖn
+ VÇng tr¨ng. vµo nhau. 
- “ §Çu sóng tr¨ng treo”: Sóng vµ tr¨ng lµ gÇn vµ xa, thùc t¹i vµ m¬ méng, chÊt chiÕn ®Êu vµ chÊt tr÷ t×nh, chiÕn sÜ vµ thi sÜ Tr¨ng nh­ b¹n.
GV: Đây là bức tranh đẹp. Trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết : người lính, khẩu súng và vầng trăng. Họ đứng cạnh nhau, truyền hơi ấm cho nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn. Hình ảnh " Đầu súng trăng treo" là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Súng (chiến đấu) và trăng (sự hòa bình) gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ
GV bình: Chiến tranh rồi sẽ qua đi năm tháng đầy gian khổ hi sinh, mất mát rồi sẽ lùi dần vào dĩ vãng nhưng còn đọng lại mãi một hồn thơ Chính Hữu, một tình đồng chí gắn bó keo sơn, đẹp mãi những năm tháng không thể nào quên của dân tộc ta.
HOẠT ĐÔNG 3 :Tổng kết 
* Phương pháp :Đọc hiểu nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại
Hướng dẫn HS tổng kết văn bản
GV : Khái quát lại nghệ thuật chính của bài thơ và rút ra ý nghĩa văn bản ? 
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Nhà thơ Huy Cận đã có lời tặng Chính Hữu : “Một đời đầu súng trăng treo/Hồn thơ đeo đẳng bay theo chiến trường/Tiếng lòng trong đọng hạt sương/Cành hoa chiến địa mà gương tâm tình/Cho hay thơ ở lòng mình/Trăng hay súng vẫn bóng hình người thơ”
GV: Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ? Liên hệ thực tế bản thân HS( học tập, phấn đấu xây dựng tổ quốc)
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc (1926-2007) ,quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh
-> Sáng tác chủ yếu về những 
người chiến sĩ quân đội - những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
2.Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo " 
b. Thể thơ: tự do (các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo mạch cảm xúc)
c.Bố cục: 2 phần:
- Phần 1 : 7 dòng thơ đầu -> Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp.
- Phần 2 : Còn lại -> Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ
-PTBĐ: TS+MT+BC
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1/.Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:
 Anh Tôi
Nước mặn Đất cày sỏi đá
đồng chua 
 Chung cảnh ngộ, chung lí tưởng, 
 cùng chiến đấu
 Đồng chí!
ð NT ®èi, cÊu tróc th¬ sãng ®«i ,Thành ngữ, ngôn ngữ bình dị =>những người lính có chung cảnh ngộ,chung lí tưởng và mục đích chiến đấu.
2/.Những biểu hiện của tình đồng chí:
- Ruộng nương: gửi bạn 
- Gian nhà : mặc kệ
- Giếng nước, gốc đa: nhớ 
à ẩn dụ, nhân hoá
à Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương 
- Áo anh rách - quần tôi vá 
- Miệng cười buốc giá- chân không giầy
à Bút pháp tả thực, hình ảnh đối xứng: chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính.
 3/. câu thơ cuối:
- Hoàn cảnh khắc nghiệt
- Đứng cạnh nhau chờ giặc: cùng làm nhiệm vụ
- Đầu súng trăng treo (hiện thực và lãng mạn)
à Sát cánh bên nhau bất chấp gian khổ, thiếu thốn.
ðTình cảm gắn bó sâu nặng, tình đồng chí - đồng đội thiêng liêng, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
4/.Tổng kết:
 a.Nghệ thuật: 
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạng một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng 
 b.Nội dung-Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng cí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
 IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc lòng bài thơ. 
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí.
- Sưu tầm những bài thơ viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
 TUẦN 10 Ngày soạn: 
 TIẾT 48 Ngày dạy:. 
Văn bản 	BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 ---Phạm Tiến Duật---
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình

File đính kèm:

  • docThạnh Nguyễn (Ngữ văn 9 - Tuần 10 cktkn).doc
Giáo án liên quan