Giáo án Ngữ văn 9 tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh)

GV hỏi: Việc mở đầu bài thơ bằng từ “Bỗng” và khép lại khổ thơ bằng từ “Hình như”, điều ấy có ý nghĩa gì?

GV bình: “Bỗng” không chỉ là sự ngỡ ngàng mà còn là cái khẽ thoáng giật mình Hình như vừa như để hỏi vừa như một sự xác nhận dẫu rằng sự xác nhận ấy vẫn chưa tin hẳn và cái phút giây từ “bỗng” sang “hình như” ấy nếu chúng ta vô tình sẽ dễ dàng bỏ qua.

GV hỏi: Hãy tìm xem nhà thơ đã nhận ra mùa thu về qua những hình ảnh nào, hương vị nào?

GV chốt: hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây, cơn mưa, tiếng sấm, .được cảm nhận từ rất nhiều giác quan: Khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác Tất cả đều gợi sự bắt đầu, khởi điểm-Sang thu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 27510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
NGỮ VĂN 9
THÔNG TIN TIẾT HỌC
Ngày	: 14.3.2015
Thời lượng	: 1 tiết
Lớp	: 9D
Giáo viên	: Lê Thị Hương
Tiết	: 121
SANG THU
(Hữu Thỉnh)
I. MỤC TIÊU
v
Kiến thức:
Giúp HS: Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu, cùng những suy tư về tuổi đời của con người từng trải.
 - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả với biểu cảm, các hình ảnh thơ giàu cảm xúc và liên tưởng.
v
Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ thơ ca.
v
Thái độ:
- Tình yêu thiên nhiên, bản lĩnh vững vàng trước thử thách
II. TỔ CHỨC LỚP
v
1. sĩ số:Vắng.tên:.
v
2. Kiểm tra vở soạn: Tổng.thiếu:tên:..
v
3. Kiểm tra bài cũ: 
III. CHUẨN BỊ
v
Giáo viên: SGK, SGV,bài soạn
v
HS: học bài cũ, soạn bài mới
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
10’
Hoạt động 1: ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
Gv: Hỏi dẫn
Mùa thu vốn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân mọi thời đại. Hãy kể tên những bài thơ về mùa thu mà em biết?
GV dẫn: Như vậy, mùa thu đã in đậm dấu ấn của mình trong những trang thơ trong trẻo. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh đã làm mùa thu có thêm một sắc thái mới. 
GV hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của mình về con người và phong cách sáng tác của tác giả- nhà thơ Hữu Thỉnh? 
GV bổ sung:
-Trước khi là nhà thơ, Hữu Thỉnh là một người lính.
-Hình tượng người lính và hiện thực lớn lao, sôi đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong thơ ông.
-Thơ Hữu Thỉnh trong sáng, sâu lắng và giàu suy tưởng
(GV chiếu đoạn tư liệu tham khảo)
GV hỏi: Hãy cho biết vị trí của bài thơ “Sang thu” trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ?
GV bổ sung: “Sang thu” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác nhà thơ. Cuối bài thơ tác giả có đề “Thu 1977”. Theo tác giả đây là chìa khóa của bài thơ, rằng đây là một trong những mùa thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Những giây phút bình yên ấy đáng quý vô cùng.
Gv hỏi: Đọc bài thơ hãy trình bày hiểu biết và những cảm nhận ban đầu của các con về bài thơ? (gợi ý: Bài thơ được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Thể thơ nào? Mạch cảm xúc của nhà thơ ra sao?)
HS kể tên một số bài thơ về mùa thu 
HS lắng nghe
Hs dựa vào SK trả lời
-BT sáng tác 1977 người lính từ chiến trường trở về thành phố.
HS trả lời
TIẾT 121. SANG THU
(Hữu Thỉnh)
I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
-Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-Thơ Hữu Thỉnh trong sáng, sâu lắng và giàu suy tưởng
-Ba tập thơ tiêu biểu: Từ chiến hào tới thành phố/ Trường ca biển/Thư gửi mùa đông
CHIẾU 
“Tôi có gần 30 năm mặc áo lính và nhiều năm sống ở chiến trường Những phút ngồi trong hầm xe tăng, nghe tiếng bom B.52 rải thảm rầm rầm trên đầu...Những lúc thoát chết như vậy, mới thực sự biết giá trị của cuộc sống, quý trọng từng giờ, từng phút.”
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác:
-BT sáng tác năm 1977 đất nước vừa được hòa bình.
b) Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả xen yếu tố biểu cảm
c) Thể thơ: 5 chữ
d) Mạch cảm xúc của BT: bài thơ là những cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên sang thu, từ cảm xúc ấy ta bắt gặp những suy nghĩ của nhà thơ trước cuộc đời.
15’
Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu chung về bài thơ 
GV mời 1 hs đọc, nhận xét giọng đọc
GV hỏi: Từ mạch cảm xúc của bài thơ, hãy phân chia bố cục bài thơ?
GV bổ sung: 
Mùa thu vốn là nguồn thi liệu của thi sĩ mọi thời nhưng ở mỗi người, mỗi thời đại sự cảm nhận ấy lại khác nhau. Với bài thơ này, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản theo hai phần.
-Phần 1. Cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa
-Phần 2. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ
GV: Theo các con nhà thơ đã nhận ra mùa thu về bằng những giác quan gì?
GV bổ sung: Thu đã đến nhưng chưa hẳn đến, điều đó chỉ có thể cảm nhận được bằng sự nhạy cảm của các giác quan: có khứu giác, có thị giác, có xúc giác, thính giác.
GV hỏi: Việc mở đầu bài thơ bằng từ “Bỗng” và khép lại khổ thơ bằng từ “Hình như”, điều ấy có ý nghĩa gì?
GV bình: “Bỗng” không chỉ là sự ngỡ ngàng mà còn là cái khẽ thoáng giật mình Hình như vừa như để hỏi vừa như một sự xác nhận dẫu rằng sự xác nhận ấy vẫn chưa tin hẳn và cái phút giây từ “bỗng” sang “hình như” ấy nếu chúng ta vô tình sẽ dễ dàng bỏ qua.
GV hỏi: Hãy tìm xem nhà thơ đã nhận ra mùa thu về qua những hình ảnh nào, hương vị nào? 
GV chốt: hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây, cơn mưa, tiếng sấm,.được cảm nhận từ rất nhiều giác quan: Khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác Tất cả đều gợi sự bắt đầu, khởi điểm-Sang thu.
Gv: Trong những hình ảnh ấy có những hình ảnh nào quen thuộc, gắn liền với mùa thu? Hình ảnh nào mang dấu ấn riêng của nhà thơ? 
GV trích dẫn:
-“Tất cả những hình ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi... giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra, đó chính là hương ổi”. Nhân vật trữ tình nhận ra thu đã về nhờ vào một tin hương- rất mộc mạc, rất giản dị của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-Với Hữu Thỉnh: “Mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàngnhững đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông”.
GV dẫn: Nếu như Xuân Diệu phát hiện trong thơ thu của Nguyễn Khuyến sự đa dạng của những sắc xanh:”xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, ” hay trong chính thơ Xuân Diệu “Áo mơ phai dệt lá vàng” thì ở Sang thu, em nhận thấy màu sắc nào của bức tranh thu ấy? 
GV bình: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ không có màu vàng chủ đạo như trong thơ thu truyền thốngBức tranh sang thu là sự chuyển động nhẹ nhàng tinh tế, thu đến còn bởi cách nhả hương. 
GV hỏi: Trong một tâm trạng đầy cảm xúc, nhà thơ đã phát hiện ra thu về nhờ vào những chuyển động nào của cảnh vật?
GV hỏi: Trong chuỗi vận động đầy tinh tế ấy, em ấn tượng nhất với sự chuyển động nào của tạo vật ? Vì sao?
GV hỏi: Câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã” có bình thường không? Vì sao? (hay nói cách khác tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?)
GV chốt: Sông..dềnh dàng, chimvội vã tưởng chừng đối lập nhưng lại hoàn toàn hợp lý ở thời khắc giao mùa: Những cơn mưa xối xả của mà hạ không còn nữa, dòng sông chảy chậm hơn; những cánh chim bắt đầu cảm thấy cái se lạnh rủ nhau bay về phương nam để tránh rét. 
GV hỏi: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Câu thơ giúp con tưởng tượng ra điều gì?
GV bình: Mây là đường ranh giới giữa cõi hạ và cõi thu. Thu chưa hẳn đến mà hạ chưa hẳn qua. Bằng bút pháp chấm phá cùng với nghệ thuật nhân hóa: đám mây như nhịp cầu thời gian nối liền giữa hạ và thu. 
GV hỏi: Mùa thu là đề tài quen thuộc của thơ ca từ cổ chí kim, vậy điều gì làm nên nét riêng đẹp của Sang thu?
GV: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đã từng có những bức tranh thu mang hồn Việt. Nguyễn Khuyến mùa thu Việt trở thành “cổ điển – mẫu mực”. Các nhà thơ hiện đại tiếp nối truyền thống đã có sự sáng tạo không ngừng... Hữu Thỉnh đã tác vào thi ca hiện đại một nét sang thu mang đậm dấu ấn xúc cảm của mình.
Tiểu kết: Sang thu mang hơi thở của hiện thực cuộc sống, mang đậm dấu ấn cảm xúc vừa tươi mới vừa khác biệt của nhân vật trữ tình khi đứng trước mùa thu.
HS: đọc bài thơ và phân chia bố cục
HS: khứu giác,xúc giác, thị giác,
HS: Hương ổi/gió/sương/ sông/ chim/..
HS: gió, sương, sông,.
HS trả lời 
HS trả lời
HS lắng nghe
HS phát hiện 
HS trình bày 
HS phát hiện các biện pháp nghệ thuật
HS: đám mây vắt từ hạ sang thu
HS suy nghĩ trả lời
HS ghi vở
II. Đọc – Tìm hiểu chung về bài thơ
1.Đọc, chú thích
2.Bố cục: 2 phần
-Phần 1. Cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa
-Phần2. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ
3. Phân tích
a) Cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa
- Các giác quan: khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác
- Hương vị: Hương ổi
- Hình ảnh: gió, sương, sông, chim, đám mây, nắng,..
-Chuyển động: phả, chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt,
Sông dềnh dàng >< Chimvội vã
=>Sang thu: 
-hơi thở của hiện thực cuộc sống
- dấu ấn cảm xúc của nhà thơ.
15’
Hoạt động 3: Suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ
GV dẫn: Yêu cuộc sống, cảm nhận cuộc sống đầy tinh tế nhưng cùng với tình yêu còn là những suy nghĩ, những chiêm nghiệm rất cụ thể của nhà thơ về cuộc đời.
GV hỏi: “Hình như” ở đầu bài thơ còn gửi gắm suy nghĩ gì của tác giả? 
GV bình: Tín hiệu thu đã rất rõ rệt: hương ổi, sương, sông, chim,còn là những tín hiệu thu trong lòng người. “Hình như” là một cách hỏi bởi nhân vật trữ tình như muốn chưa tin hẳn dẫu rằng lý trí vẫn biết đời người đã sang thu.
GV dẫn. Cho nên Hữu Thỉnh chia sẻ “Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở về trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thơ” 
Cho nên:
- “Sông được lúc” là dòng sông ở phần trung lưu và hạ lưu rồi Dòng sông của đời người đang ở lúc sang thu không còn sôi nổi, ào ạt những khát khao mơ ước của tuổi trẻ.
- “Đám mây vắt nửa mình sang thu” như Hữu Thỉnh nói: “Mây mùa hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy dông bão, tựa hồ những ước mơ khát khao của tuổi trẻ. đám mây ấy chỉ “vắt nửa mình sang thu thôi”, nửa còn lại đã trở thành kí ức.”
GV: Theo em, trong suốt bài thơ, suy nghĩ của nhân vật trữ tình về cuộc đời thể hiện rõ nhất ở hai câu thơ nào?
GV: Gắn với HCST của bài thơ: Thu 1977, người chiến sỹ vừa bước ra cuộc chiến, em có suy nghĩ gì về hai câu thơ này?
GV bình: 1977, đất nước thống nhất hai năm, lần đầu tiên con người được làm chủ cuộc sống mới. Bước qua cuộc chiến, mọi gian khổ lúc này không là gì cả, con người vững tin làm tất cả.
GV: Phát đoạn clip Hữu Thỉnh nói về hình ảnh Sấm-Hàng cây
GV liên hệ so sánh: Tâm trạng con người trong thơ thu truyền thống là sự cô đơn trước cảnh ngộ biệt ly hay trước sự lụi tàn của cảnh vậtnhưng ở Hữu Thỉnh là niềm tin yêu vào cuộc sống. Niềm tin của con người bước ra từ cuộc chiến. Chính niềm tin ấy, ý chí ấy khiến ta thêm cảm phục.
HS trả lời
HS: “Sấm..tuổi”
HS: trình bày suy nghĩ
b. Suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
-Tả thực: hiện tượng thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu
-Ẩn dụ: 
+ sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời
+ hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải
=>Sang thu: niềm tin yêu của tác giả vào cuộc sống mới.
5’
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết 
GV hỏi: Đặt tên cho bài thơ của mình là “Sang thu”, nhà thơ muốn gửi gắm tới bạn đọc thông điệp gì?
GV bình: Hữu Thỉnh khi sáng tác “Sang thu” đã ở tuổi ngoài 40, ứng với chu kỳ đời người thì đó là tiêt sang thu, không còn những hăm hở, hoài bão sục sôi mà con người tự soi vào lòng mình, nhìn về quá khứ để chiêm nghiệm và để sống vững vàng cho hôm nay và tin yêu vào cuộc sống ngày mai. 
(GV liên hệ) Cho nên với các con đang ở tuổi xuân cần trân trọng nâng niu cuộc sống
GV hỏi: Bài thơ có một dấu hiệu đặc biệt về hình thức, hãy phát hiện và lý giải?
GV lý giải: Bài thơ như một thước phim quay chậm theo góc độ thời gian, không gian và theo dòng cảm xúc
GV hỏi: Nhắc lại một số biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng; biện pháp nghệ thuật ấy đã giúp thể hiện nội dung gì trong bài?
HS: Toàn bộ bài thơ chỉ có một dấu chấm câu ở cuối cùng.
HS lý giải
III.TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật:
-Hình ảnh giàu sức biểu cảm, gợi sự suy tưởng
-Sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, phép đối, từ láy gợi hình,
2.Nội dung:
-Cảm xúc tinh tế của nhà thơ trước thời khắc giao mùa.
-Tấm lòng thiết tha, trân trọng trước vẻ đẹp quê hương đất nước, niềm tin vào cuộc sống mới.
5’
Hoạt động 6: Củng cố
Bài tập: Học sinh lựa chọn từ ngữ và điền vào ô trống 
HS làm bài
5’
Hoạt động 7: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc bài thơ, nắm chắc nội dung bài
- Làm bài Luyện tập trang 72
Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.
HS ghi vở

File đính kèm:

  • docBai_24_Sang_thu_20150725_033624.doc
Giáo án liên quan