Giáo án Ngữ văn 9 - Kiều ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

GV: Khoá xuân? (sự giả dối; thực chất giam lỏng)

GV: Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của ai? Được gợi ra bằng những hình ảnh nào?

GV: (hình ảnh “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là hình ảnh ước lệ, gợi sự mênh mông rợn ngợp trước không gian -> diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều).

GV: Hình ảnh “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của tác giả? Hình ảnh đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?

HS: 6 câu đầu diễn tả hoàn cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích hoang sơ lạnh lẽo cao rộng thiếu vắng sự sống con người trong tâm trạng cô đơn,lẻ loi

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 19965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kiều ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du
 2. Kỹ năng: 
 - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu về văn bản truyện thơ trung đại
 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều
 - Cảm nhận được sự thông cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện
 3. Thái độ: 
 - Biết yêu thương và thông cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. 
C.PHƯƠNG PHÁP: 
- Phát vấn, đàm thoại, đặt câu hỏi phát hiện, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: Đọc Kiều,Chế Lan Viên viết: “Bỗng quí cô Kiều như đời dân tộc
 Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường
 Chàng Kim đã đến tìm lau giọt khóc
 Và lò trầm đêm ấy toả hương bay” 
Những vần thơ gợi thương gợi nhớ trong lòng người đọc về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc, hiếu hạnh - Thuý Kiều .Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”chính là một trong những khúc bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc. 
GIỚI THIỆU CHUNG
GV: Nêu vị trí của đoạn trích và phương thức biểu đạt?
HS trả lời, GV nhận xét
Gv giải thích khái niệm ngôn ngữ độc thoại, tả cảnh ngụ tình
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV: đọc mẫu - Gọi HS đọc và tìm hiểu chú thích
(Đọc rõ ràng, diễn cảm. Giọng chậm buồn
GV: Trong văn bản,Thuý Kiều được miêu tả ở phương diện nào? (ngoại hình, nội tâm hay hành động? )
GV: Bố cục đoạn trích? Nội dung từng phần?
GV: Đại ý của đoạn trích? 
 HS tìm hiểu trả lời
* HS đọc từ câu : “Tưởng người…cho phai”
GV: Lời đoạn thơ của ai? Nghệ thuật độc thoại có ý nghĩa gì?
GV: Kiều nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? Có hợp lý không? Vì sao? 
HS :suy nghĩ và trả lời.
 (Rất hợp lí sau gia biến, nàng coi như mình đã làm tròn bổn phận với cha mẹ và phụ tình với chàng Kim )
GV: Nhớ Kim Trọng là nhớ những gì?
GV: “Chén đồng “được hiểu theo nghĩa nào? Cụm từ “tấm son”sử dụng cách nói nào?
GV: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của nhân vật sử dụng?
HS: Ngôn ngữ độc thoại là lời nói thầm bên trong ,tự nói với chính mình –sẽ được học kĩ hơn ở tiết sau
GV: Qua đó em thấy được tâm trạng của Kiều như thế nào? 
HS Thảo luận theo cặp – 3 phút và trả lời
- Nhớ buổi hẹn ước thề nguyền
- Chén đồng: nghĩa chuyển (cùng nhau)
- Tấm son: ẩn dụ (tấm lòng thương nhớ người yêu không quên; tấm lòng bị dập vùi hoen ố bao giờ gột rửa được)
Tiết 34
* HS đọc từ câu “Bên trời góc bể…người ôm”
GV: Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
HS trả lời: Tưởng – xót
GV: Những thành ngữ? Điển cố? Thể hiện điều gì?
GV: Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu. Kiều là người như thế nào?
HS suy nghĩ và trả lời
GV:Bổ sung thêm-Hoàng Hương sinh ở đời Đông Hán năm 9 tuổi mẹ chết, ông khóc lóc thảm thiết trong làng ai cũng khen có hiếu. Ở với cha sớm hôm hầu hạ mùa đông ông nằm vào chăn trước ủ ấm, mùa hè quạt mát cho cha ngủ. Quan Thái thú quận ấy làm sớ tấu lên vua ban cho biển vàng “Người con hiếu hạnh” và có thơ đề tặng:
 “Đông thì nằm ấm ủ chăn
 Hè thì quạt mát mọi phần nồng oi
 Trẻ thơ đã biết hiếu rồi
 Nghìn thu chỉ có một người không hai” 
Gv chốt ý: Trong hoàn cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Kiều đi liền với tình thương – một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy, sắt son rất đáng quý ở nhân vật
* HS đọc 6 câu đầu. 
GV: Khoá xuân? (sự giả dối; thực chất giam lỏng)
GV: Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của ai? Được gợi ra bằng những hình ảnh nào?
GV: (hình ảnh “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là hình ảnh ước lệ, gợi sự mênh mông rợn ngợp trước không gian -> diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều).
GV: Hình ảnh “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của tác giả? Hình ảnh đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
HS: 6 câu đầu diễn tả hoàn cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích hoang sơ lạnh lẽo cao rộng thiếu vắng sự sống con người trong tâm trạng cô đơn,lẻ loi
GV bình giảng: Bốn câu thơ đầu phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nàng Kiều: cảnh vật ở lầu Ngưng Bích hiện ra bao la, hoang vắng. Kiều rơi vào cảnh cô đơn, cô độc hoàn toàn giữa không gian mênh mông ,xa lạ và cách biệt. Thời gian: “Mây sớm đèn khuya” diến tả sự tuần hoàn khép kín: Kiều bị giam hãm, cô đơn ngày đêm thui thủi quê người một thân. Không gian rộng lớn, hoang vắng, cảnh vật trơ trọi, lầu Ngưng Bích chơ vơ, con người càng lẻ loi.
* HS đọc đoạn cuối: Cảnh là thực hay hư?
GV: Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
- HS :Phân tích
GV: Ở tám câu thơ trên biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng? 
GV: Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật?
HS trả lời:
GV: chốt ý, phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật : 
GV: Nêu những nét nghệ thuật chính và từ đó rút ra ý nghĩa văn bản?
HS suy nghĩ và trả lời
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 GV gợi ý: Nhưng câu thơ tả cảnh trong Truyện Kiều: “ Long lanh đáy nước in trời .Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
“ Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”…
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
2.Tác phẩm:
a. Vị trí: Nằm ở phần II từ câu (1033-1054)
b.Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm.
- Khái niệm ngôn ngữ độc thoại: dùng ngôn ngữ để diễn tả tâm trạng , suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
- Vịnh cảnh ngụ tình: mượn cảnh vật để diễn tả tâm trạng của con người (nhân vật trữ tình)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
* Đọc và hiểu các chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6.
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 3 phần
- 6 câu đầu: Bức tranh thứ nhất 
- 8 câu tiếp : Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ 
- 6 câu cuối :Bức tranh tâm cảnh của Thúy Kiều
b.Đại ý: Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
c. Phân tích:
c1. Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: 
* Kiều nhớ về Kim Trọng (Tưởng người..cho phai)
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng
- “Tấm son... phai” -> Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được
=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của Kiều
* Nỗi lòng thương nhớ cha mẹ:
- Thương và xót cha mẹ
+ Sớm chiều tựa cửa trông con
+ Tuổi già sức yếu không người chăm sóc
- Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử”
=> Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều
] Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh, và lòng vị tha
c2. Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thúy Kiều: 
 *Bức tranh thứ nhất:( Bốn câu thơ đầu)
- Cảnh vật : + non xa, trăng gần
 + bốn bề bát ngát
 + cát vàng bụi hồng 
-> Không gian rộng lớn, rợn ngợp, cảnh vật trơ trọi, con người càng lẻ loi.
=> Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nàng Kiều: cảnh vật ở lầu Ngưng Bích hiện ra bao la, hoang vắng rơi vào cảnh cô đơn, xa lạ và cách biệt.
*Bức tranh thứ hai :( tám câu thơ cuối)
- Mỗi cặp câu là một nỗi nhớ, nỗi buồn
 “ Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” 
-> Thân phận bơ vơ nơi đất khách, quê người
 “Buồn trông ngọn nước mới sa
 Hoa trôi man mác biết là về đâu?” 
->Số phận chìm nổi long đong, vô định
 “Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh ” 
-> Nỗi đau tê tái ,héo úa cõi lòng.
 “Buồn trong gió cuốn mặt duềnh
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
 -> Nỗi lo âu sợ hãi, bế tắc, tuyệt vọng
] Nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, từ láy, ngôn ngữ độc thoại nội tâm : Bức tranh thứ hai phản chiếu tâm trạng Kiều với thực tại phũ phàng, nỗi buồn không vơi gợi thân phận nhỏ bé của con người trong cuộc đời vô định 
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
* Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng đoạn trích. Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản
- Sưu tầm những câu thơ trong đoạn thơ khác có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình
- Chuẩn bị: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docKIEU O LAU NGUNG BICH(1).doc
Giáo án liên quan