Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ 2 - Nguyễn Quốc Hùng

- Tình gia đình

+ Cách hình dung của ng¬ười dân miền núi trong những hình ảnh cụ thể: con đ¬ược nuôi d¬ỡng và lớn lên trong tình yêu thương, che chở, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

+ Một mái ấm gia đình hạnh phúc: Từng b¬ước đi, từng tiếng nói, tiếng cư¬ời của con đều đ-ược cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.

- Tình làng xóm:

+Hình ảnh mộc mạc, đẹp: Đan lờ cài nan hoa- vách nhà ken câu hát => Cuộc sống lao động cần cù và t¬ươi vui của "ng¬ười đồng mình" đ¬ược gợi lên "các động từ "cài, ken" vừa miêu tả cụ thể vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt".

+rừng cho hoa-con đ¬ường cho những tấm lòng => rừng núi quê hư¬ơng thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dư¬ỡng con ngư¬ời cả về tâm hồn, lối sống.

=>Ngư¬ời con đư¬ợc trư¬ởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê h¬ơng.

 

doc206 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ 2 - Nguyễn Quốc Hùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu cuối đoạn văn?Thái độ ấy giúp em nghĩ tới điều gì liên quan đến chiếc mùi soa?
G.diễn giải thêm: cô gái ngượng vì anh thanh niên thì ít, vì anh thật thà tới mức vụng về, mà cô ngượng vơi ông hoạ sĩ dày dạn kinh nghiệm kia nhiều hơn đến mức gọi là "ngượng đỏ chín mặt". Đây cũng là đặc trưng của ngôn ngữ hình tượng.
HS suy nghĩ trả lời
trong câu cuối của đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi soa là;
+Mặt đỏ ửng: ngượng ngùng, khó nói.
+Nhận lại chiếc khăn: một hành động thay cho lời "cảm ơn"
+Quay vội đi: lúng túng, bối rối, không thể thốt nên lời và cũng không đủ can đảm kéo dài khoảng thời gian đứng rất gần nhau để nhìn ... anh thanh niên.
?Câo nào của bé Thu có chứa hàm ý? hàm ý đó là gì?
Bài tập 2: hàm ý của câu: Tuổi già cần nước chè; ở Lào Cai đi sớm quá: Nhà hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
Bài tập 3: Câu chứa hàm ý:cơm chín rồi
- Hàm ý: bé Thu muốn bảo ông Sáu vô ăn cơm
4. Củng cố - dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ
- Viết đoạn văn trong đó có câu chứa hàm ý chỉ rõ nội dung hàm ý
- Soạn bài: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Ngày soạn: ......../......../.200
Ngày dạy: ......../......../.200
Tiết 124: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
B. tổ chức các hoạt động dạy và học;
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra :
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 1: tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
-Gọi học sinh đọc lại văn bản.
G. Đây là một bài văn nghị luận về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" mà các em đã học.
?Văn bản này nghị luận về vấn đề gì?
?Vấn đề này được tác giả triển khai trong một bài nghị luận có bố cục mấy phần? Hãy xác định bố cục của văn bản trên?
?Văn bản đã nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
HS suy nghĩ trả lời
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
1.Ví dụ:Văn bản "khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời" (sgk trang 77)
2. Nhận xét:
a. vấn đề nghị luận:hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
b.hệ thống luận điểm:
Luận điểm1:Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa
Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến của nhà thơ.
?Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
(học sinh trình bày ra giấy, G. gọi lên sửa chữa)
HS suy nghĩ trả lời
*Luận cứ;
-Giọng giảng bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc.
-Phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
?Nhận xét về bố cục của bài nghị luận?
-Cách lập luận như thế nào?
- Cách nêu và giải quyết từng luận điểm có hợp lý không?
-Người ta đã hiểu sâu và đúng về bài thơ chưa?
HS suy nghĩ trả lời
c: bố cục gồm đủ ba phần:
-Mạch lạc, rõ ràng
-Cách lập luận chặt chẽ, súc tính
-Cách nêu và giải quyết từng luận điểm trong bài văn rất lôgíc....
- Giữa các phần của bài văn có sự liên kết về ý và về diễn đạt.
?Bài văn nghị luận này dù viết rất ngắn gọn nhưng vừa đúng lại vừa hay. Hãy chỉ ra cái hay của bài viết?
-Lời văn điễn đạt như thế nào?
-Người viết đã chọn được những cái hay, cái đẹp của bài thơ để biểu cảm chưa?
d. nhận xét về cách diễn đạt:
- Cách dẫn dắt vấn đề hợp lý; bắt đầu từ mùa xuân của thiên nhiên... đến mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Cách phân tích hợp lý: bắt đầu từ mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa đến việc phân tích các hình ảnh "dòng sông, bông hoa tím, lộc" và cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
- Cách tổng kết, khái quát hoá có sức thuyết phục: "như vậy, giữa các khổ, các phần của MXNN có sự gắn kết tự nhiên, chặt chẽ, vừa luyến láy vừa được nâng cao"
=>Với sự đồng cảm sâu sắc, tác giả đã chỉ ra được cái hay, cái đẹp của bài thơ
II.Luyện tập:
- Luận điểm về nhạc điệu của bài thơ.
- Luận điểm về :"Bức tranh mùa xuân của bài thơ".
- Luận điểm về "ước mong hoà nhập cống hiến của nhà thơ"
4. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ hoàn thành bài tập
- Tìm luận điểm cho đề 1, đề 2, đề 6, đề 5 trang 79 , 80 (phân nhóm)
- Soạn bài cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
============================
Ngày soạn: ......../......../.200
Ngày dạy: ......../......../.200
Tiết 125: TẬP LÀM VĂN
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh 
- Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học;
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra :
-	Thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Trình bày các luận điểm của đề bài đã được chia theo nhóm
-	Kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng về nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
- G. đưa 4 đề lên máy
? Các đề bài trên cấu tạo của các đề bài trên?
-Cấu tạo thường 2 phần (định hướng rõ).
+ Yêu cầu về vấn đề nghị luận
+Yêu cầu về cách thức nghị luận
- Cấu tạo một phần: vấn đề nghị luận
*Chốt:
- Đối với những đề đã định hướng rõ những yêu cầu của đề thì thường chứa đựng các từ ngữ: phân tích, cảm nhận, suy nghĩ.SGK phần b tr 80, đã gợi ý rất rõ sự khác biệt của ba từ này. Sắc thái khác biệt ở đây chính là yêu cầu về dung lượng, mức độ bài viết.
+Phân tích: Chỉ định về phương pháp; chia tách các luận điểm, luận cứ, gắn với các chi tiết hình ảnh để hướng tới chủ đề của tác phẩm (sắc thái khách quan).
+ Cảm nhận: lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết (giàu sắc thái chủ quan, Yếu tố biểu cảm nhiều)
+Từ suy nghĩ: nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Mức độ phân tích sâu (có kèm theo phân tích và cảm nhận).
- Những đề chưa có lệnh rõ: thì người viết tự xác định để tập trung vào hướng nào, vào phương diện nào đáng chú ý nhất của đối tượng (khía cạnh nội dung, cảm xúc, tâm trạng, nghệ thuật, đoạn kết, khổi cuối...)
- Dù là đoạn thơ này bài thơ thì cách thức phân tích như nhau (nội dung và nghệ thuật)
=> Đề bài văn nghị luận về đoạn thơ, đoạn văn cũng rất phong phú và đa dạng, hiểu chắc cấu tạo của đề bài là cơ sở để ta làm bài tốt.
I. Đề bài nghị luận về một đoan thơ, bài thơ:
Cách đề
Đề 1:Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
Đề 2: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
Đề 3: Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong "bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
Đề 4: Bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên gợi cho em những suy nghĩ gì?
2. Nhận xét:
Cấu tạo:
- Dạng 1 (có định hướng rõ)
+Yêu cầu về nghị luận
+Yêu cầu về vấn đề nghị luận
- Dạng 2: Yêu cầu về vấn đề nghị luận (định hướng ngầm)
*Chuyển sang phần 2: trọng tâm của bài học.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
G. Để viết một bài nghị luận nói chung sẽ có các bước như thế nào?
- H trả lời: 4 bước
- G. nhận xét cho học sinh và cho điểm
- Chúng ta cùng khảo sát lại bốn bước này trong một đề văn cụ thể để từ đó rút ra những bài học cần thiết khi viết một bài văn nghị luận kiểu này.
G. đưa bài tập lên máy
Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh,
? Sgk đã gợi ý phần tìm hiểu đề và tìm ý đối với đề văn này như thế nào?Nhìn vào đó, con rút ra ghi nhớ gì khi tìm hểu đề cho một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Chốt lên hình)
?Thao tác tìm ý được thực hiện bằng cách nào?
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
?Những câu hỏi tìm ý trong sgk hướng vào những giá trị nào của bài thơ?(Nội dung và nghệ thuật)
?Từ đó rút ra điều gì khi tìm ý cho một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? (chốt lên hình)
->Ghi bảng phần lập dàn ý.
?Nhận xét gì về bố cục dàn ý của sgk?
?Phần mở bài nêu những ý gì?
?Vậy thì mở bài của một bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ có mấy ý? (chốt lên hình mở bài)
Chốt:
- Phần mở bài: tìm hiểu những thông tin liên quan về tác giả, thời điểm và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất để thể hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về bài thơ, đoạn thơ.
- Có nhiều cách mở bài khác nhau: trực tiếp và gián tiếp ... Dù mở bài theo cách nào thì chúng ta vẫn phải đảm bảo đủ các ý: giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến của mình về bài thơ, đoạn thơ.
?Phần thân bài có mấy luận điểm?Để làm rõ cho những luận điểm, có những luận cứ nào? Những luận cứ ấy hướng vào giá trị nào của bài thơ?
- Có 3 luận điểm: những luận cứ hướng vào giá trị nội dung của bài thơ.
? Đối chiếu với những yêu cầu về một bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ đã học ở tiết trước, con có nhận xét gì về cách triển khai luận cứ ở phần thân bài này?
- Dàn ý thân bài chỉ là những gợi ý để chúng ta tiếp tục triển khai thêm những luận cứ khác để làm rõ hơn cho luận điểm mà thôi.
- hãy bổ sung một luận cứ về nghệ thuật để làm rõ cho luận điểm 1?
(Minh hoạ luận điểm 1 trên máy chiếu)
? Từ đó con rút ra bài học gì khi lập dàn ý để làm rõ cho luận điểm 1?
* chốt lạo phần thân bài lên máy chiếu:
- Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm thành những luận điểm chính của bài văn. Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lý (theo bố cục hoặc theo mạnh cảm xúc của tác giả)
Sau đó trình bày các luận cứ ở mỗi luận điểm.
?Phần kết bài, người viết đã đưa ra những lời nhận xét như thế nào? Từ đó, con rút ra những ý gì cần có khi lập dàn ý kết bài cho kiểu văn nghị luận này?
(Chốt lên màn hình)
Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoan thơ, bài thơ, từ đó nhấn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của bài thơ đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với cuộc đời, đối với bạn đọc.
H: làm bài tập trắc nghiệm. Đưa 2 bài lên máy chiếu rồi chữa.
Chuyển: khi đã có dàn ý, muốn tạo văn bản thì cái khó nhất là cách tổ chức, triển khai luận điểm => chuyển phần 2.
Trong văn bản, đâu là phần thân bài? phần thân bài liên kết với mở bài và kết bài ra sao?
Chốt: (lên máy chiếu) câu hỏi ở phần này nhắc nhở tới người đọc chú ý tới điều gì đã dẫn dắt, khẳng định những suy nghĩ, ý kiến của mình như thế nào?
(Chốt máy chiếu)
G. lấy ví dụ về việc phân tích đoan 2 (luận điểm 2)
- Sự phân tích, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
- Lời lẽ phân tích có cảm xúc (yếu tố biểu cảm)
? Từ đó rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận này?
Hãy đọc to phần ghi nhớ Sgk
Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
a.Tìm hiểu đề, tìm ý:
*Tìm hiểu đề
- Đọc kỹ đề bài để xác định vấn đề nghị luận và cách thức nghị luận
*Tìm ý
Đọc kỹ bài thơ để xác nhận vấn đề nghị luận rồi đặt câu hỏi tìm những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b/ Lập dàn ý:
b1. Mở bài
b2. Thân bài
b2-1: Luận điểm 1: nhớ về cảnh ra khơi
-Luận cứ: nội dung: Trẻ trung, giầu sức sống, đầy khí thế.
- Luận cứ: Nghệ thuật
+Từ ngữ chọn lọc, biểu cảm: trong, nhẹ, hồng
+Hình ảnh so sanh, nhân hoá: chiếc thuyền – con tuấn mã, cánh buồm – mảnh hồn làng.....
c. Viết bài
e. Đọc lại bài và sửa lỗi.
2. tìm hiểu cách tổ chức, triển khai luận điểm
Văn bản"Quê hương trong tình thương nỗi nhớ"
b. Nhận xét
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng theo 3 phần có sự liên kết chặt chẽ.
- Trình bày theo: khái quát – phân tích – tổng hợp.
Tính thuyết phục, hấp dẫn
+ Cảm xúc riêng của người viết trong nhận xét, đánh giá.
-Sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc...
III. Ghi nhớ (SGK)
IV Luyện tập
Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh
? Hãy đọc bài tập luyện và thực hiện bước thứ nhất: tìm hiểu đề và tìm ý.
- Lưu ý học sinh: Vấn đề nghị luận chưa rõ => phải nêu được nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì? phần này, sgk đã gợi ý rất cụ thể, căn cứ vào đó để tìm ý và lập dàn ý cho bài văn.
- Phát bài tập luyện cho học sinh
- G. chữa bài tập trên máy.
? Yêu cầu học sinh triển khai luận điểm theo nhóm.
- Nhóm 1,2: luận điểm 1; nhóm 3,4 luận điểm 2
- Lưu ý học sinh trước khi viết:
- Căn cứ vào dàn ý
- Dựng đoạn, tách đoạn hợp lý, chú ý liên kết câu trong đoạn, đoạn với đoạn
chú ý câu chữ, từ ngữ. Phải nêu được cảm nhận riêng ....
củng cố dặn dò:
1. Viết lại bài văn trên theo dàn ý đã lập
2. Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7
3. Soạn bài "Mây và sóng"
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
a- Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: khổ thơ đầu bài "Sang thu"
- Về cách thức nghị luận: Phân tích
c. Giới hạn kiến thức: bài thơ "Sang thu"- khổ 1
b- Tìm ý (Gợi ý Sgk)
2. lập dàn ý
A. Mở bài
1. Dẫn dắt: đề tài mùa thu trong thi ca và "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
2. Nếu vấn đề:
- Khổ 1: đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua sự cảm nhận tinh tế, hình ảnh giầu sức biểu cảm.
- Chép khổ thơ
B. Thân bài: Nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ 1
1. Cảnh sang thu của đất trời
1a. Nội dung: tín hiệu sang thu nhẹ nhàng, mơ hồ.
1b. Nghệ thuật
Hình ảnh: "hương ổi, gió, sương"
- Từ ngữ gợi tả, biểu cảm: "phả, se, chùng chình"
2. Cảm xúc của nhà thơ:
2a. Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm "bỗng, hình như"
2b. Nội dung: tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng....
C. Kết bài:
Giá trị, ý nghĩa của khổ 1.
1. Nội dung: đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.
2. Nghệ thuật; cảm nhận tinh thế, hình ảnh giầu sức biểu cảm.
Bài tập
Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một số đoạn thơ, bài thơ?
A. Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ.
B. Nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ
C. Kết luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ.
D. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu khái quát giá trị đoạn thơ, bài thơ.
Bài 2: Một bạn học sinh khi lập dàn ý phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã triển khai các luận điểm phần thân bài như sau:
A. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, dân tộc
B. Tâm nguyện được trở thành một mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ
C. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
Hãy sắp xếp lại các luận điểm trên theo trật tự hợp lý của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
4. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ
- Viết thành văn bài phân tích khổ đầu bài thơ Sang thu
- Soạn bài Mây và Sóng.
Ngày soạn: ......../......../.200
Ngày dạy: ......../......../.200
Tiết 126: MÂY VÀ SÓNG
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh 
- Cảm nhận được ý nghĩa riêng của tình mẫu tử
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học;
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra :
-	Một HS : đọc thuộc lòng bài thơ "Nói với con". Những điều người cha muốn nói trong bài thơ là gì?
-	Chấm chữa 3 - 5 bài nói ngắn về cảm xúc suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con nếu đặt mình là người con trong bài thơ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung
- Hướng dẫn học sinh đọc chú thích (sgk)
?Tóm tắt những nét chính về Tagor
- Học sinh trả lời
- Giáo viên chốt lại 5 chi tiết về nhà thơ (đưa lên máy)
- Đưa ảnh, bút tích tập thơ
- Đưa văn bản thơ bằng tiếng Anh
* Giáo viên giới thiệu thêm về tác phẩm:
- Bài thơ "Mây và sóng" được viết bằng tiếng Băng gan, được chính tác giả dịch ra tiếng Anh, đưa vào tập "Trăng non" (trẻ thơ). Tập thơ là tặng vật vô giá của Tagor dành cho tuổi thơ. Bài thơ được viết từ lòng yêu con trẻ và cả nỗi đau buồn vì mất hai đứa con thân yêu.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ;
+ Đọc phân vai: lời em bé, lời những người trên mây, trong sóng.
+ G hỏi: cách tổ chức bài thơ có gì đặc biệt?
- Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó chia làm mấy phần?
 - Bài thơ của em bé nói với mẹ như một lời thủ thỉ, tâm tình.
- Lời em bé gồm 2 phần: phần 1 (..... xanh thẳm), phần 2 (còn lại).
- Các phần đó có gì giống nhau và khác nhau?( Về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ)? Tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
- Câu thơ trong bài thơ có gì đặc biệt?
- Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.
- Lời tâm tình của em bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em.
- Mỗi phần của em bé đều gồm:
+ Lời rủ rê của những người trên mây, trong sóng
+ Lời từ chối và lý do từ chối của em bé.
+ Nêu lên trò chơi của em bé (tự nghĩ ra để chơi cùng với mẹ)
- Thể thơ văn xuôi: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhưng vần có nhạc điệu do yếu tố lặp lại và nhịp điệu bên trong của lời thơ.
HS suy nghĩ trả lời
I. Đọc tìm hiểu chung về văn bản.
1. Tác giả: Tagor (1861-1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ từng đến Việt Nam (1916)
- Để lại gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ phong phú cả văn, thơ, nhạc, hoạ, kịch....
- Nhà thơ đầu tiên của Châu Á nhận giải thưởng Nôben văn học với tập "Thơ dâng" – 1913 
- Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình thắm thiết, chất triết lý thâm trầm.
- Thơ ông còn sử dụng thành công những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
2. Tác phẩm:
- Phương thức biểu đạt:
+ Chính: biểu cảm
+ Kết hợp: tự sự + miêu tả
- Thể thơ văn xuôi tự do (trữ tình)
- Nhân vật trữ tình: em bé (biểu lộ tình cảm của mình đối với mây, sóng và mẹ).
Bố cục: 2 phần
+ Nửa đầu bài thơ: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
+ Nửa sau: cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
* Hướng dẫn phân tích
? Những người trên mây, trong sóng đã nói gì với bé?
(Học sinh đọc sgk)
? Thế giới mà họ vẽ ra như thế nào?
(đưa hình ảnh lên máy)
? Đó là một trò chơi. Theo em có đáng tham dự một trò chơi như thế không?
?Em bé đã có tâm trạng gì khi nói rằng "Nhưng làm thế nào mình lên đó được? Mình ra ngoài đó được" ?
- Tâm trạng háo hức, bồn chồn, em muốn đi chơi ngay, muốn đi luôn cùng mây và sóng mà không một chút băn khoăn, do dự.
? Họ đáp lại em bé như thế nào?
?Hãy đọc lại những lời em bé nói với mây và sóng. lời nói đó cho thấy em bé có sự lựa chọn như thế nào?
- Sau một hồi phân vân, em đã từ chối. Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê của những người sống trên mây và trong sóng thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào cũng rất ham chơi. Em phần nào đã bị lôi cuốn, song vấn đề là không thể đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ.
?Nêu cảm nhận của em khi đọc lời từ chối của em bé?
- Yêu mây, sóng, nhưng yêu mẹ hơn
- Là đứa con ngoan, hiếu thảo.
HS suy nghĩ trả lời
II. Phân tích bài thơ
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng.
- Những người sống trên mây trên sóng đã vẽ ra những thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu vơi bình minh vàng, vang trăng bạc, tiếng đàn ca du dương bầt tận và được đi khắp nơi.
- Cách đến và hoà nhập với họ rát thú vị và hấp dẫn, chỉ trong khoảnh khắc như trong cổ tích
+ Đưa tay lên trời.
+Nhắm nghiền mắt lại
2. Lời từ chối của em bé
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹ
+Mẹ mình đang đợi ở nhà, buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đi được.
=> Sức níu giữ của tình mẫu tử (tình mẹ yêu con và con yêu mẹ)
?Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi khác nhau như thế nào? Hãy đọc thầm lời bé nói với mẹ về những trò chơi do em tưởng ra.
? Trò chơi được mô tả như thế nào? Có gì đặc biệt?
Phát hiện ra các hình ảnh, chi tiết thể thể hiện tình mẹ con? Cảm xúc của em về những hình ảnh được mô tả qua lời em bé?
(Học sinh tưởng tượng, mô tả, tái hiện lại từng trò chơi)
?Cảm nhận của em bé về cái hay trong câu thơ "con lăn, lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ"
*Tích hợp: (Nguyên Hồng diễn tả cảm giác hạnh phúc ngây ngất của em bé Hồng khi được sà vào lòng mẹ ....)
- Câu thơ cuối nâng lên một tầm khái quát cao hơn: "Và không ai trên thế gian này, biế

File đính kèm:

  • docBai_20_Nghi_luan_ve_mot_van_de_tu_tuong_dao_li.doc