Giáo án Ngữ văn 9 - Hồ Thị Ái Hiền - Tiết 96,97

- Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác đọng tới mỗicon người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.

-TL: Bố cục của văn 3 chính là 3 luận điểm nêu trên.

-TL: các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp tựnhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.

-TL: Nhan đề văn bản vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm cả nội dung lẫn hình thức, giọng điệu nói của văn nghệ.

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Hồ Thị Ái Hiền - Tiết 96,97, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/ 01/ 2007 Tiết :96, 97
Bài dạy : Tiếng nói của văn nghệ
 ( Nguyễn Đình Thi )
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm ngghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
Kỹ năng : Vận dụng vào viết văn nghị luận cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
	1. Chuẩn bị của thầy : Đọc TLTK, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi hỏi theo SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Em hểu gì về ý ngghĩacủa việc đọc sách ? Nêu tác dụng của môït tác phẩm cụ thể mà em biết ?
	3. Giảng bài mới : (1phút) Văn học nghệ thuật là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Khi ta vui hay buồn ta cũng tìm đến văn chương như người bạn tri âm, tri kỉ. Và có thể nói, vào những thời kì cam go của lịch sử văn nghệ có một sức mạnh kì diệu gắn với đời sống phong phú và sôi nổi của quần chúng đang chiến đấu và sản xuất. Và văn bản “tiếng nói của văn nghệ” ra đời avo chính hoàn cảnh lịch sử như thế. Tác phẩm có nội dung lí luận sâu sắc,được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.
TL
(phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
20
ị Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
- Học sinh đọc chú thích.
* Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Đình Thi ?
- Gv giới thiệu các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi ( Thơ: “Đất nước”, truyện tiểu thuyết “Vỡ bờ”) 
GV hướng dẫn đọc,tìm hiểu chú thích.
 -G v đọc mẫu ,hướng dẫn học sinh đọc to, rõ, có cảm xúc.
* Bài nghị luận này phântích nội dung phản ảnh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đói với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của 
bài nghị luận ?
* Hãy chỉ ra bố cục ?
* Em có nhận xét gì về cách lập luận trong hệ thống luận điểm ?
* Em có nhân xét gì về nhân đề của văn bản ?
-TL:
-TL:Hệ thống luận điểm:
+ Nội dung của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ , là tư tưởng , là tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó “ làm thay đổi hẳn mắt at nhìn, óc ta nghĩ”.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất ầcn thiết trong cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
- Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác đọng tới mỗicon người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
-TL: Bố cục của văn 3 chính là 3 luận điểm nêu trên.
-TL: các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp tựnhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
-TL: Nhan đề văn bản vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm cả nội dung lẫn hình thức, giọng điệu nói của văn nghệ. 
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả :
 Hoạt đọng văn nghệ đa dạng: viết văen, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình.
2. Tác phẩm:
 Viết năm 1948 trích “Mấy vấn đề về văn học.
3. Bố cục: 3 luận điểm.
-Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống.
- Khả năng cảm hóa của văn nghệ.
 20
ị Hoạt động 2 : Hướng dẫn hướng dẫn phân tích luận điểm 1.
- Học sinh đọc lại luận điểm 1.
* Luận điểm triển khia theo cách lập luận nào ? Chỉ ra trình tự lập luận của luận điểm ấy ?
* Tác giả đã chỉ ra những nội dung nào của tiếùng nói văn nghệ ? Mỗi nội dung ấy tác giả đã dùng phân tích như thế nào để làm sáng tỏ ?
* Hãy lấy một tác phẩm văn học cụ thể đã để lại lời nhắn gửi sâu sắc cho em ?
* Nội dung tiếng noí của văn nghệ khác với nội dung của các bộ mônkhác như thế nào ? 
+ Câu hỏi thảo luận : Theo em, những rung cảm nhận thức của người tiếp nhận tác phẩm văn nghệ có thể coi là một nội dung của tiếng nói văn nghệ không ? Vì sao ? cho ví dụ chứng minh ?
( Hết tiết 96 chuyển sang tiết 97 )
 -TL: Cách lập luận phân tích – tổng hợp.
-TL: Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ thực tại cuộc sống khách quan nhưng khônh phải là sự sao chép đơn giản. Khi sáng tạo một tác phẩm nghệ sĩ gởi vào đó một cái nhìn một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuỵên là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tình cảm những say sưa, yêu ghét, vui buồn vui, mơ mộng của nghệ sĩ à khiến ta rung động, ngỡ ngàng.
- Nôïi dung của văn nghệ còn 
là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc.
-TL: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lí …những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung tiếng nói của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
-Những rung cảm nhận thức của người tiếp nhận tác phẩm văn nghệ là nội dung của tiếng nói văn nghệ vì đó là sự đồng sáng tạo giữa ngưùi đọc với nghệ sĩ à hoạt động nhận thức tác phẩm của mỗingười.
II. Phân tích:
1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ:
- Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: lấy chất liệu từ thực tại đời sống à tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn gửi.
+ Dẫn chứng 1: truyện Kiều; đọc tác phẩm rung động trước cảnh đẹp ngày xuân, bâng khuâng nghe lời nhăn gửi của tác giả.
+ Dẫn chứng 2: An na Carê nhina – Tôn x tôi nói gì với người đọc.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tình cảm những say sưa, yêu ghét, vui buồn vui, mơ mộng của nghệ sĩ à khiến ta rung động, ngỡ ngàng.
=> Nội dung tiếng nói của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
 25
ị Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh phân tich luận điểm 2.
* Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ được thể hiện trong những hòan cảnh nào của đời sống ? Trong những hoàn cảnh đó tiếng nói của văn nghệ có những giá trị gì ?
* Cách lựa chọn hòan cảnh sống để phân tích sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ 
có tác dụng như thế nào ?
* Em hãy hình dung nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao?
 -TL: Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ được thể hiện trong những hòan cảnh :
+ Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống.
+ Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày.
*TL : 
- Lời nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ vơi ù đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống hoạt động những vui buồn gần gũi.
- Lời nói của văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc, làm tươi mát cuộc sống khắc hằng ngày.
-TL: Cách lựa chọn hoàn cảnh đặc biệt, khắc nghiệt dễ gây ấn tượng.
- TL: Nếu không có văn nghệ thì đời sống con người khô cằn, bi quan.
2. Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người:
a) Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống:
- Lời nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ vơi ù đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống hoạt động những vui buồn gần gũi.
b) Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày:
- Lời nói của văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc, làm tươi mát cuộc sống khắc hằng ngày.
=> Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn vơiù cuộc đời và với chính mình. 
 20
ị Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh phân tích luận điểm 3.
* Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năngkì diệu đến như vậy ?
* Tác giả nhiều lần đưa ra quan niệm của mình về bản chất của văn nghệ. Bản chất đó là gì ?
* Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năngkì diệu đến vậy ?
* Giải thích câu “Văn nghệ là thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng có hiệu quả cao”?
 -TL: Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, ngừơi nghe.
-Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vuibuồn của chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày.
-TL: nghệ thuật là tư tưởng, nhưng tư tưởng đã được nghệ thuật hóa, nghĩa là không trừu tượng.
-TL: Văn học tác động vào tâm hồøn con người góp phần góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
3. Con đường văn nghệ đến với con người và khả năng kì diệu của nó:
-Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường đến với người đọc, người nghe.
+ Tác phẩm chứa đựng tình yêu ghét, buồn vui trong đời sống sinh động.
+ Tư tưởng nghệ thuật thấm sâu hòa vào cảm xúc. ( Ví dụ: Cảm xúc của Nguyễn Du trước thân phận nàng Kiều chìm nổi.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
à Ta được sống cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ.
-Khi tác động à văn nghệ góp phần góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
- Văn nghệ là thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng có hiệu quả cao. Bởi tác phẩm được soi sáng bởi 1 lí tưởng à mục đích tuyên truyền cho 1 giai cấp, 1 dân tộc. Nhưng tác phẩm không diễn thuyết khô khan mà bằng cả sự sống con người với những trạng thái cảm xúc à hiệu quả cao khi lao động toàn con tim, khối óc => tự nhiên và sâu sắc.
III. Tổng kết:
-Ghi nhớ ( SGK ).
 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau : 
† Bài tập về nhà: - Đọc văn bản.
 - Lấy tác phẩm phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm ấy với bản thân.
† Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Các thành phần biệt lập, tình thái.”
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 

File đính kèm:

  • doctiet 96, 97 NV9.doc