Giáo án Ngữ văn 9 (Chương trình chuẩn kiến thức cả năm)

GV: -Bộc lộ tính cách anh hùng , tài năng , tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên .Một mình , tay không trong khi bọn cướp đông người ,đầy đủ vũ khí !Vân Tiên được so sánh với Triệu Tử Long –anh hùng trong tam quốc .

-Hành động của chàng chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu , chiến thắng những thế lực bạo tàn .

Vân Tiên có những lời lẽ như thế nào trước Kiều Nguyệt Nga khi nàng định ra lạy tạ?

Từ đó vẻ đẹp nào trong tích cách Vân tiên bộc lộ?

GV:Tư cách con người chính trực , hào hiệp , trọng nghĩa khinh tài , từ tâm , nhân hậu.

-Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên .

-Chàng không muốn nhận lạy tạ ơn mà chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ , rồi thanh thản ra đi

 

doc326 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 40680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 (Chương trình chuẩn kiến thức cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thức .
 - Thực hiện tốt phần chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp .
 -Nhiều em làm tốt câu 2 tự luận , viết đoạn văn linh hoạt có sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp 
 *Nhược điểm .
 - Còn lúng túng khi xác định sự vi phạm phương châm trong câu nói của bác lái xe trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" .
 -Còn một số em chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp còn sai : Tâm , Quỳnh (9B) , Tác , Linh , Hiển ….
 - Viết đoạn văn còn sai nhiều về dấu câu 
 b,Giáo viên ,học sinh sửa lỗi . 
- 
Lỗi sai 
Cách sửa 
Tôi nói là nếu có dịp thì mình sẽ đến nhà bạn chơi
Cách 1
+Tôi nói là nếu có dịp thì tôi sẽ đến nhà bạn chơi
Cách 2 
+ Tôi nói :" nếu có dịp thì mình sẽ đến nhà bạn chơi"
Đột ngột "Những con bướm ,ong đua nhau bay tới "
+Bỏ dấu ngoặc kép 
Tôi nhìn "độc là đồ ngon" 
+Bỏ dấu ngoặc kép
Chuyển sai 
Bác sĩ nói rằng anh nên uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng
Bác sĩ nói:"Anh nên uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng"
C1: Bác sĩ nói rằng anh ta nên …
C2 Bác sĩ nói rằng tôi nên …..
 -Gv giải đáp thắc mắc .
II. Trả bài kiểm tra văn 
1. Trả bài 
2. Nhận xét chung -sủa chữa 
 * Ưu điểm : 
 - Làm tốt phần trắc nghiệm .
 - Phần tự luận đã nắm được một số nội dung chính ,nêu được những dẫn chứng .
 *Nhược điểm : 
 - 1 vài trường hợp còn xác định nhầm biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ đã cho .
 - Phần tự luận : + Chưa nêu được khái quát về vẻ đẹp của những con người lao động mới 
 + Đặc điểm : Không có tên riêng -> anh thanh niên là đại diện trong vô vàn những cống hiến thầm lặng cho đất nước .
 	*Nhược điểm :
 - 1 vài bài xác định lí do Nguyễn Khoa Điềm đặt tên bài thơ là “Khúc hát ru…” còn nhầm lẫn .
 - 1 vài trường hợp còn xác định nhầm biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ đã cho .
 - Phần tự luận : + Chưa nêu được khái quát về vẻ đẹp của những con người lao động mới 
 + Đặc điểm : Không có tên riêng -> anh thanh niên là đại diện trong vô vàn những cống hiến thầm lặng cho đất nước .
 + 1 vài bài còn nặng về kể lại các chi tiết trong truyện .
 + 1 vài chi tiết diễn đạt còn vụng 
 +Viết tắt nhiều , mắc lỗi chính tả ….
	–Học sinh sửa lỗi .
	c) Giáo viên giải đáp thắc mắc.
D. Củng cố – Hướng dẫn :
 - Giáo viên lấy điểm .
 Dặn dò học sinh giữ bài kiểm tra cẩn thận .
 -Chuẩn bị tiết "Tập làm thơ tám chữ"
Tuần 18– Tiết 88
Ngày soạn :28/12/2007
Tập làm thơ 8 chữ 
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức :
 - Củng cố những kiến thức đã học về tập làm thơ 8 chữ .
 - Vận dụng kiến thức về thơ 8 chữ để tập làm thơ tám chữ bằng cách viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước 
B . Nội dung chuẩn bị : 
 1.-Thày : 1 số bài thơ 8 chữ , soạn bài.., bảng phụ phần II
 2. Trò :Làm một số bài thơ 8 chữ .
C. Tiến trình dạy học :
1. ổn định:9A,B .
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới :
	 I. Tìm hiểu một số đoạn thơ , bài thơ tám chữ 
1 Bài thơ “ Bến đò đêm trăng “
Mây tản mát ven trời trôi đón gió
 Sao mơ hồ thưa bóng lẩn trong sương
 Sông lặng chảy một nguồn trăng sáng tỏ
 Bóng cô Hằng lơ lửng đứng soi gương
 Trên bến vắng chòm si ôm bực đá
Bờ đê cao không một bóng in người
Gió se sẽ bước vào thăm khóm lá
 Trước quán hàng vắng lặng bóng trăng soi
Ngoài sông nước đó đây về chở gió
 Thuyền lênh đênh trong lớp khói sương mù
Ngồi mơ mộng đầu thuyền cô lái nhỏ
Khua trăng vàng trong nhịp hát đò đưa
Anh Thơ ( Bức tranh quê)
2.Tết nhất ở quê
 Nguyễn Hưng Hải
( Tạp chí văn học và tuổi trẻ –số 104)
 Lợn trong chuồng hai bảy đã rinh ran
Tết nhất ở quê cả làng gói bánh
Tết nhất ở quê mưa phùn , gió lạnh
Mẹ vẫn ra đồng cấy nốt mùa xuân
ở phố về quê nô nức xa gần
Con cháu nhà ai tay bồng , tay xách
Tết nhất ở quê người làng là khách
 Không phải giữ mồm bao chuyện gần xa
	Tết nhất ở quê mận nở đầy hoa
	Không phải quất , đào đua nhau tốn kém
	ở phố về quê ngại vì ăn diện
	Còn nhớ anh em , thứ bậc mà chào
	Tết nhất ở quê mẹ mót từng hào
	Con cháu rửa chai đi tìm nút chuối
	Nghĩa địa làng được mùa hương khói
	Toàn người làng mà cả năm ở đâu
	Người phố xa quê đi tự năm nào
	Con cháu trở về thăm nom khắp xóm
	Ta ở phố về có người ra đón
	Hết tết người quê ra phố ai mời
	Tết nhất ở quê như tự lòng người .
 + Chỉ ra một vài đặc điểm của thơ 8 chữ từ các bài thơ trên .
 1. Gieo vần : Vần chân linh hoạt (Giãn cách , liền nhau )
 2. Số câu , chữ : Mỗi khổ 4 câu , mỗi câu 8 chữ 
 Riêng bài thứ 2 khổ cuối cùng chỉ có 1 câu để tạo sự đặc biệt 
II. Tập hoàn thiện thơ tám chữ
GV treo bảng phụ , HS điền 
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc 
Hoa gạo nở rồi , nở đỏ bến sông 
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước 
……………………………….
 (Đỗ bạch Mai-Trước dòng sông )
b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ 
Như người yêu khác hẳn với tình nhân 
Biển dù nhở chưa hẳn là ao rộng 
…………………………………..
 (Phạm công Trứ-Vô đề )
c. Nhưng sớm nay tôi chợt sững sờ 
Phố hàng Ngang dâu da xoan nở trắng 
Và mưa rơi thật dịu dàng , êm lặng 
…………………………………….
 (Bế Kiến Quốc -Dâu da xoan )
Gợi ý :
a. Mà sông bình yên nước chảy theo dòng 
b. Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân 
c. Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa 
 D. Củng cố – Hướng dẫn 
 - Nắm nội dung bài . 
 -Học bài kĩ giờ sau học tiếp , mỗi em làm trước một bài thơ tám chữ
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 18– Tiết 88
Ngày soạn :28/12/2007
Tập làm thơ 8 chữ 
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức :
 - Củng cố những kiến thức đã học về tập làm thơ 8 chữ .
 - Vận dụng kiến thức về thơ 8 chữ để tập làm thơ tám chữ bằng cách viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước 
 -Giáo dục lòng say mê sáng tác văn chương 
B . Nội dung chuẩn bị : 
 1.-Thày : 1 số bài thơ 8 chữ , soạn bài.., bảng phụ phần III
 2. Trò :Làm một số bài thơ 8 chữ .
C. Tiến trình dạy học :
1. ổn định:9A,B .
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới 
III. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài 
*GV gọi Hs trình bày bài thơ của mình trước lớp 
Các HS khác nhận xét -GV bổ sung 
Gv giới thiệu một số đoạn thơ tám chữ 
1. Nhớ trường
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế 
Sân trường mênh mông , nắng cũng mênh mông 
(3) Sân trường tung bay rực rỡ sắc hồng 
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng ?
2. Nhớ bạn 
Ta chia tay nhau , phượng đỏ đầy trời 
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
(3) Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời 
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
3. Con sông quê hương 
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ 
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt 
Gặp nhau hồn nhiên , nụ cười rất thật 
(4)Đề mai ngày thao thức viết thành thơ 
GV bỏ trống một vài câu , HS tự sáng tác , GV đưa đáp án (Bảng phụ )
D. Hướng dẫn 
	-Học và ôn tập tiếp , giờ sau trả bài kiểm tra tổng hợp 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 18- Tiết 90.
Ngày soạn : 6/1/2008
Trả bài kiểm tra học kì
***************
A.Mục tiêu : Giúp học sinh .
 1. Kiến thức ,kĩ năng :
 - Học sinh hệ thống hóa những kiến thức đã học ở học kì I
 - So sánh đối chiếu với đáp án để rút ra nhận xét về bài làm của mình ,tìm cách khắc phục những hạn chế .
 2. Thái độ :
 - Nghiêm túc học tập .
B.Chuẩn bị :
1. Thầy : Chấm bài , nhận xét .
2.Trò : Ôn tập .
C. Tiến trình dạy học .
 1.ổn định :9A,B.
 2.Kiểm tra .
 3.Bài mới .
I. Trả bài 
GV trả bài , đưa đáp án để học sinh đối chiếu 
II. Nhận xét chung -Sửa chữa
* Ưu điểm : 
 - Làm tốt phần trắc nghiệm .
- Phần tự luận đã nắm được một số nội dung chính ,nêu được những dẫn chứng, chuyển thể ngôi kể tốt 
 -Đặt câu sử dụng lời dẫn trực tiếp và gián tiếp tốt 
-Nhiều em diễn đạt tốt , kết quả cao : Trang , Phong 9B -9 điểm , Mai 8,5 điểm ; Lan , Đinh Huyền , …9A .
 *Nhược điểm : 
 - 1 vài trường hợp còn xác định nhầm kiến thức đã cho .
 - Phần tự luận : + Chưa nêu được khái quát về vẻ đẹp của người mẹ Tà ôi 
 -Diễn đạt còn lủng củng , lỗi chính tả 
 -Chữ viết còn mất nét và trình bày bẩn : Tác , Dung , ….
*Sửa chữa 
-Tác giả NKĐ là nguqười tráng lệ về hình ảnh của bà mẹ Việt Nam giành hết sức mạnh cho con (Trần Thuý )
-Tác giả NKĐ là tượng đài tráng lệ ….(Thoan )
-Cuộc đời tôi đã chứa chảy những chuyện vui buồn của bản thân và gia đình (Trinh)
-Người mẹ mong con khoẻ mạnh phát mười Ka lưi .Công việc đó thật nặng nhọc (Thế )
-Cái sự việc đó người mẹ không làm được và gửi gắm cho đứa con thựuc hiện hộ 
-Tôi về đến nhà, nằm vật ra giường và những người làng khốn nạn (Vương Phượng )
-Trong bài thơ …NKĐ cho ta thấy rằng . Mỗi lời hát , mỗi khúc hát người mẹ lại có những ước mơ (Quyên )
*GV đọc bài hay 
D. Củng cố – Hướng dẫn :
 - Giáo viên lấy điểm .
 Dặn dò học sinh giữ bài kiểm tra cẩn thận .
 -Chuẩn bị tiết "Bàn về đọc sách "
Tuần 19- Tiết 91.
Ngày soạn : 11/1/2008
Bàn về đọc sách
(Chu quang tiềm)
A – Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
- Giáo dục học sinh ý thức tự đọc sách, tự học tập qua sách vở.
B – Chuẩn bị:
1- GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
2- HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Em hiểu đọc sách để làm gì ? đọc sách như thế nào ?
3/ Bài mới: 
Ngay khi còn nhỏ, các học trò nho Trung Hoa, Việt Nam xưa đều thuộc lòng mấy câu giáo huấn của thánh hiền
	Thiên tử trọng hiền đạo
	Văn chương giáo nhĩ tào
	Vạn ban giai hạ phẩm
	Duy hữu độc thủ cao
Nghĩa là: Vua coi trọng người hiền đức. Văn chương GD con người, Mọi nghề đều thấp kém. chỉ có đọc sách là cao quý nhất….. 
I – Giới thiệu chung:
?6
?5
 Đọc chú thích dấu sao sgk. 
Nêu hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Tiềm ?
Nêu xuất xứ của văn bản này?
1. Tác giả:
- Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Ông bàn về vấn đề đọc sách nhiều lần.
2. Tác phẩm: 
Trích trong cuốn " Danh nhân Trung Quốc bàn về Niềm vui nõi buồn của việc đọc sách" năm 1995
- Văn bản dịch của Trần Đình Sử.
II - Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc, Tìm hiểu chú thích:
?6
?5
Học sinh đọc, tìm hiểu chú thích sgk.
GV gọi HS nhận xét cách đọc
Em hiểu "Học vấn", "Khí chất" là gì ?
Học sinh đọc, Tìm hiểu chú thích sgk.
2- Thể loại văn bản
Xác định kiểu loại văn bản ?
Dựa vào đâu để em xác định đúng thể loại văn bản này ?
( Hệ thống luận điểm, tên văn bản …)
- Văn bản nghị luận ( giải thích 1 số vấn đề xã hội).
3. Bố cục văn bản:
Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ?
 GV đó chính là những luận điểm chính của văn bản 
* 3 phần:
(1) Từ đầu đến …thế giới mới.
- Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
(2) Tiếp-> tiêu hao lực lượng.
- Khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay.
(3) Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách và chọn sách
4. Phân tích:
Qua lời của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng ntn? Đọc sách có ý nghĩa gì?
 Nếu học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập, thì học vấn thu nhận được từ đọc sách là gì?
Khi cho rằng “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là 1 con đường quan trọng của học vấn”, tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn và quan hệ giữa đọc sách với học vấn?
Để làm sáng tỏ luận điểm sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra các lí lẽ nào ?
Những cuốn SGK em đang đọc có phải di sản tinh thần đó không ? vì sao?
Em hiểu ý kiến sau như thế nào " Đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn"
Em hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
( tri thức TV- văn bản giúp ta có kỹ năng sử dụng đúng sai….)
Em có nhận xét gì về lí lẽ trên ?
Từ những lí lẽ trên, em hiểu biết
? Những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Đọc sách vẫn là 1 con đường quan trọng của học vấn.
- Hiểu biết của con người do đọc sách mà có. Vì “ Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”.
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người. Trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng. Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
- Sách là kho tàng quý báu cât giữ di sản tinh thần.
- Muốn nâng cao học vấn, cần dựa vào thành tựu này.
- Đọc sách là hưởng thụ để tiến lên trên con đường học vấn.
-> đọc sách là thừa hưởng kết tinh học vấn mọi lĩnh vực. Để tiến lên, con người cần dựa vào di sản này
-> Lí lẽ hợp lí, chính xác, sâu sắc
- Sách là vốn quí của nhân loại.
- Đọc sách là cách tạo học vấn.
- Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách….
D - Hướng dẫn:
	Học bài và soạn bài giờ sau học tiếp
Tuần:19 . Tiết 92 . 
Ngày soạn : 11/1/2008
Bàn về đọc sách
(Chu quang tiềm)
A – Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
- Giáo dục học sinh ý thức tự đọc sách, tự học tập qua sách vở.
B – Chuẩn bị:
1- GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
2- HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Qua văn bản, em hiểu gì về sự cân thiết và ý nghĩa của việc đọc sách ?
3/ Bài mới: 
II - Đọc - Hiểu văn bản:
4. Phân tích (tiếp):
Tác giả đã chỉ ra mấy trở ngại nguy hại trong việc đọc sách ?
Tác hại của chúng ta như thế nào ?
Để chứng minh cho cái hại thứ nhất tác giả đã lập luận như thế nào ?
Từ đó, em hiểu thế nào là đọc chuyên sâu và không chuyên sâu (HS bộc lộ)
Em nhận thấy lới khuyên nào của tác giả từ thái độ bình luận của tác giả ?
Cái hại thứ hai là đọc lạc hướng 
Em hiểu thế nào là đọc lạc hướng Hậu quả của nó như thế nào ?
Tác giả muốn cảnh báo và đưa ra lời khuyên nào từ việc đưa ra 2 cái hại trên ?
 Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc ntn?
Theo tác giả, đọc sách như thế nào mới có hiệu quả ?
Thái độ của tác giả với cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt ?
Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông ?
Vì sao lại cần đọc để có kiến thức phổ thông ?
Giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên sâu với việc đọc sách có mối quan hệ như thế nào ?
Qua văn bản, những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền đến người đọc ?
Liên hệ với việc đọc sách của em ?
b. Khó khăn, nguy hại dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay 
* hai trở ngại
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
- Sách nhiều khiến người ta lạc hướng.
-So sánh cách đọc của người xưa( đọc kĩ nghiện ngẫm từng câu>< Đọc qua hời hợt, so sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống các thứ không tiêu nuốt sống… sinh bệnh)
-> đọc sách cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam hời hợt
- Đọc lạc hướng: chọn lầm, chọn sai những cuốn sách vô vị, nhạt nhẽo, vô bổ, độc hại…
-> Hâuk quả: Lãng phí thời gian, sức lực tiền bạc, tự hại mình…
-> Cảnh báo về cách đọc sách tràn lan, thiếu mục đích ( Khuyên đọc sách có mục đích)
c. Phương pháp đọc sách, chọn sách
- Cách chọn sách:
+ Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều
+ Sách hướng vào 2 loại: Sách phổ thông, loại chuyên môn
- Cách đọc sách:
+ Đọc sách cần kĩ, kỹ hơn là đọc nhiều, dối
+ Phủ nhận và phê phán đọc hời hợt.
- Đọc có kiến thức phổ thông: đọc rộng theo yêu cầu môn học.
-> Yêu cấu bắt buộc
- Không biết rộng thì không thể chuyên. Trước biết rộng sau mới nắm chắc.
-> đọc sách cốt chuyên sâu( chọn tinh, đọc kĩ) để có học vấn rộng phục vụ chuyên môn sâu.
III- Tổng kết
Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tác giả ?
Em nhận thức được điều gì qua văn bản trên ?
1- Nghệ thuật
- Kết hợp phân tích lí lẽ vơía liên hệ so sánh
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
2- Nội dung
Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập:
ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả với người đọc sách ?
A/ Nên lựa chọn sách mà đọc	C/ Cần có phương pháp đọc sách (+)
B/ Đọc sách phải kĩ	D/ Không nên đọc sách chỉ để trang trí
Tại sao đọc nhiều không thể coi là vinh dự ?
A/ Đọc nhiều nhưng toàn sách ít có giá trị
B/ Đọc nhiều nhưng đọc không kỹ
C/ Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
D/ Cả A, B, C
D- Hướng dẫn
	Học kĩ bài, xem trước tiết ( Khởi ngữ)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:19 . Tiết 93 . 
Ngày soạn : 11/1/2008
Khởi ngữ
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Nhận biết được khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài được nói đến trong câu chứa nó.
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
B – Chuẩn bị:
1- GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án , bảng phụ
2- HS: Sgk, đọc, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: vở bài tập .
3/ Bài mới: 
I - Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
?6
?5
Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ trong những câu trên về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ? 
Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ ngữ in đậm?
Hãy phân biệt các từ ngữ in đậm với các chủ ngữ ? vị ngữ?
Trước những từ in đậm ta có thể thêm những quan hệ từ nào ? - Về, đối với.
Những quan hệ từ này có ý nghĩa gì?
- Những tiếng này cho thấy rõ rằng chức năng của phần in đậm là đề tài của câu chứa nó.
Qua ví dụ trên, em hiểu như thế nào là khởi ngữ ?
GV: Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ, thành phần khởi ý
1. Ví dụ: Sgk.
2. Nhận xét:
a. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh/ không ghìm nổi xúc động.
b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi.
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta/ có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó…
- Vị trí: Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ.
- Quan hệ với vị ngữ: các từ in đậm không có quan hệ với vị ngữ.
- Trước các từ in đậm có thể thêm các quan hệ từ : về, đối với, hoặc chêm xen từ thì .
3. Ghi nhớ:
Sgk tr 8. 
II - Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Câu 2: Điều này ông khổ tâm hết sức.
b. Câu 3: Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
c. Câu: Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ….hơn cháu.
d. Câu: Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
e. Câu: Đối với cháu, thật là đột ngột… 
Bài tập 2: Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có thành phần khởi ngữ:
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. -> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. -> Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
* Bài tập củng cố:
1) Câu nào sau đây không có khởi ngữ
A/ Tôi thì tôi xin chịu	B/ Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi
C/ Nam Bắc hai miền ta có nhau	D/ Cá Này rán thì ngon (+)
2) ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ ?
A/ Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ
B/ Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói trong câu
C/ Khởi ngữ không thể thiếu trong câu (+)
D/ Có thể thêm quan hệ từ vào khởi ngữ.
D- Hướng dẫn
	- Học bài chuẩn bị tiết sau " Phép phân tích và tổng hợp"
	- Đọc văn bản SGK/9 và trả lời câu hỏi SGK
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:19 . Tiết 94 . 
Ngày soạn : 12/1/2008
phép phân tích và tổng hợp
A – Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích trong tập làm văn nghị luận.	
- Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp khi nói và viết.
- Giáo dục lòng yêu thích học tập làm văn
B – Chuẩn bị:
1- GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án, bảng phụ
2- HS: Sgk, đọc, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
I- Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
?6
?5
 Học sinh đọc văn bản “ Trang phục” sgk tr 9.
 ở đoạn mở đầu, tác giả bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì?
 Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra 2 luận điểm đó ?
Để chôt lại vấn đề, tác giả dùng ph

File đính kèm:

  • docvan 9 ca nam CKT.doc
Giáo án liên quan