Giáo án Ngữ văn 9

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của 1 ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng nhờ:

a) Tạo thêm từ ngữ mới.

b) Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

II.Thiết kế bài dạy:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

a) Có mấy phương pháp phát triển nghĩa của từ vựng? Đó là những phương pháp nào?

b) Chữa bài tập vn.

 

doc366 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 văn bản.
Giáo viên: Quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp (chỉ ra bản chất của từng phương pháp để chứng minh, mối quan hệ giữa chúng)?
3. Mối quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp.
- Phân tích: Phân chia sự vật thành các bộ phận phù hợp với cấu tạo quy luật của sự vật cùng một bình diện. Dùng các biện pháp khác như so sánh, đối chiếu, suy luận để tìm ra ý nghĩa các bộ phận ấy cùng mối quan hệ giữa chúng sau đó tổng hợp thành ý chung.
- Tổng hợp là phương pháp tư duy ngược lại với phân tích, đem các bộ phận, các đặc điểm của sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy.
Như vậy, hai phương pháp phân tích, tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau, vì phân tích rồi tổng hợp mới có nghĩa, có phân tích mới có cơ sở để tổng hợp.
- Như vậy, để nói về vai trò của trang phục và cách ăn mặc trong cuộc sống hàng ngày, tác giả đã sử dụng rộng rãi các phép phân tích và tổng hợp. Các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản trên?
Trong văn bản Trang phục, các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng giúp người đọc hiểu sâu sắc, cặn kẽ chủ đề.
Hoạt động 2. Tổng kết
II. Ghi nhớ
Vậy thế nào là các phép lập luận phân tích và tổng hợp?
Học sinh có thể tóm tắt lại các ý chính trong phần Ghi nhớ (SGK).
- Phân tích: Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thuyết, so sánh đối chiếu…và cả phép lập luận, giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập lận rút ra cái chung tù những điều đã phân tích.
- Phân tích và tổng hợp là hai thao tác luôn đi liền với nhau. Không phân tích thì không có cơ sở để tổng hợp. Ngược lại, nếu không tổng hợp thì các thao tác phân tích cũng không đạt được kết quả trọng vẹn.
Tiết:
 Luyện tập phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Có kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
II. Thiết kế bài dạy :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Bài tập 1.
I. Bài tập 1
Giáo viên: Tác giả đã vận dụng phép lập luậnnào và vận dụng ra sao?
- Tác giả đã chỉ ra những cái hay (thành công) nào?Nêu rõ những luận cứ để làm rõ cái hay của thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu.
Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
Bài tập a: Phép lập luận phân tích.
+ Cái hay thể hiện ở trình tự phân tích của đoạn văn: “hay cả hồn lẫn xác - hay cả bài”.
+ Cái hay ở các điệu xanh: Ao xanh, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo, xen với màu vàng của lá cây.
+ Cái hay ở những cử động: Thuyền lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, chiếc cần buông, con cá động.
+ Cái hay ở các vần thơ: Vần hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa, chữ.
+ Cái hay ở các chữ không non ép, kết hợp thoải mái, đúng chỗ, cho thấy một nghệ sĩ cao tay, đặc biệt là các câu 3,4.
Bài tập b:Phép lập luận phân tích:
Giáo viên: Trong bài tập b,tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Phân tích các bước lập luận của tác giả.
Học sinh thảo luận, trình bày.
“mấu chốt của sự thành đạt”
Gồm hai đoạn: Đoạn 1: Nêu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt gồm: nguyên nhân khách quan (do gặp thời, do hoàn cảnh bức bách, do có tài trời ban…) và nguyên nhân chủ quan (con người). 
Giáo viên có thể đưa ra một số ý kiến giả thiết để phân tích rõ hai yếu tố khách quan và chủ quan.
Đoạn 2: Phân tích từng quan niệm, kết luận. 
- Phân tích từng quan niệm đúng - sai; cơ hội gặp may; hoàn cảnh khó khăn, không cố gắng, không tận dụng sẽ qua.
Chứng minh trong bài tập: có điều kiện thuận lợi nhưng mải chơi, ăn diện, kết quả học tập thấp.
+ Tài năng: Chỉ là khả năng tiềm tàng, không phát hiện hoặc bồi dưỡng thì sẽ thui chột.
Kết luận: Mấu chốt của sự thành đạt ở bản thân mỗi con người thể hiện ở sự kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, trao dồi đạo đức tốt đẹp.
Hoạt động 2. Bài tập 2
2. Bài tập 2
Học sinh đọc bài tập, độc lập làm bài trên phiếu học tập. Một vài em khác chữa, bổ sung.
Phân tích thực chất của lối học đối phó:
- Xác định sai mục đích của việc học, không coi việc học là mục đích của mình, coi việc học là phụ.
- Học không chủ động mà bị động, cốt để đối phó với yêu cầu của thầy cô, gia đình.
- Không hứng thú, chán học, kết quả học thấp.
- Bằng cấp mà không có thực chất, không có kiến thức.
Hoạt động 3. Bài tập 3
3. Bài tập 3
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, làm bài tập 3 trên giấy.
Một số học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Phân tích các lí do buộc mọi người phải đọc sách:
- Sách vở đúc kết (kinh nghiệm), tri thức của nhân loại từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ, phải đọc sách để tiếp thu kinh nghiệm mà người đi trước khó khăn gian khổ tích lũy được (coi đây là xuất phát điểm tiếp thu cái mới).
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ - hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, có ích.
- Đọc kiến thức chuyên sâu phục vụ ngành nghề - cần phải đọc rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
Hoạt động 4. Bài tập 4
4. Bài tập 4
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo yêu cầu của bài.
Trên cơ sỏ đã phân tích ở Bài tập 3, học sinh viết phần tổng hợp ra giấy (phiếu học tập), sau đó một vài em đọc, các em khác nhận xét phần trình bày của bạn.
( Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài).
Gợi ý:Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học - con đường ngắn nhất là đọc sách. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kĩ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
Tiết:
Bài 19 
Tiếng nói của văn nghệ
(Nguyễn Đình Thi)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ, sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người.
- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua các tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
II. Thiết kế bài dạy :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét chung về tác giả và tác phẩm.
Giáo viên: Em hãy giới thiệu những nét khái quát về tác giả.
Học sinh đọc văn bản, thảo luận phần: bố cục văn bản.
Học sinh căn cứ theo SGK để trả lời.
* Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003).
- Quê : Hà Nội.
- Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lí luận văn học.
- Năm 1996, ông nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ông là nhà văn cách mạng đầu tiêu biểu xuất sắc.
- Trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chức Văn hoá cứu quốc.
- Sau cách mạng:
+ Làm tổng thư kí hội Văn hoá cứu quốc.
+ Từ 1958-1989, ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Giáo viên giới thiệu thêm một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi.
+ 1995, ông là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu thêm về xuất xứ của văn bản.
Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung. 
*Tác phẩm:
- Xuất xứ: “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948 - thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956.
Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt những luận điểm chính của văn bản.
- Tóm tắt:
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân của người nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay (thời điểm sáng tác).
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
Giáo viên: Dựa vào hệ thống tóm tắt luận điểm, em hãy chỉ ra bố cục của văn bản.
Học sinh thảo luận, đại diện trình bày.
- Bố cục: 3 phần
1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.
2. Tiếp đến “tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.
3. Còn lại: Sức mạnh kì diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích (SGK).
2. Đọc - tìm hiểu chú thích
(SGK)
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo ba phần đã nêu trên.
- Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì?
Học sinh thảo luận câu hỏi 2 theo nhóm, sau đó cử đại diện trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
1. Nội dung phản ảnh của Văn nghệ
- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm của tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư…).
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ không chỉ đơn thuần là câu chuyện con người như cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã gửi gắm chất chứa trong đó.
Văn nghệ phản ảnh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
Giáo viên: Để làm sáng tỏ những luận điểm đó, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào?
Học sinh trả lời.
- Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những vui buồn, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ…Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.
- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc.
- Tiếng nói của văn nghệ đã đem đến cho người đọc, người nghe những gì?
Học sinh thảo luận, trả lời.
- Những nhận thức.
- Những rung cảm.
“Mỗi tác phẩm như rọi…của tâm hồn”.
- Mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ.
Tóm tắt: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.
Giáo viên:Như vậy nội dung tiếng nói của văn nghệ có gì khác so với nội dung các môn khoa học xã hội khác (lịch sử, địa lí,…)?.
- Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
- Từ đó em hiểu như thế nào về nội dung tiếng nói văn nghệ?
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
- Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Gợi ý:
Tác giả đưa ra những đẫn chứng cụ thể nào?
Tình huống cụ thể nào để lập luận?
Học sinh đọc tiếp phần hai (tr. 14).
Học sinh thảo luận câu 3 (SGK), đại diện nhóm trả lời.
2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.
Ví dụ: Những người tù chính trị từ Sở Mật thám:
+ Bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.
+ Bị tra tấn, đánh đập.
+ Không gian tối tăm, chật hẹp…
Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn.
Hay những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc đời. Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.
Giáo viên: Em có thể nhận xét như thế nào về những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra để lập luận?
Học sinh nhận xét.
- Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục - phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả trên mọi việc chúng ta sống, mội người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn ánh mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn của chúng ta trong cuộc sống.
Giáo viên: Tiếng nói của văn nghệ không đơn thuần là tình cảm mà nó còn chứa đựng những gì? Văn nghệ đến với con người bằng cách nào?
Học sinh đọc tiếp phần con lại.
Học sinh nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trìu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
Bằng cách thức đặc biệt đó, văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận ý kiến sau: “Văn nghệ là một thứ tuyên truyền - không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”.
- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền. Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bào giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đúng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.
+ Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.
- Vì sao nói văn nghệ mặc dù không tuyên truyền mà lại sâu sắc hơn, hiệu quả hơn?
Học sinh thảo luận, trình bày.
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
Gợi ý: Văn nghệ dùng những từ gì để tuyên truyền?Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường nào?
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc của chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.
- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.
Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.
Giáo viên kể một số câu chuyện ngắn minh hoạ cho sức cảm hoá kì diệu của nghệ thuật.
VD:
- Tiếng nhạc của bản thánh ca trong truyện: “Người cảnh sát và bản thánh ca” - O. Henri.
- Truyện: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).
- Bài thơ: “Thần”: Nam quốc sơn hà.
- Câu chuyện: Bó đũa - giáo dục tinh thần đoàn kết.
- Bài thơ chép tay của Phạm Thị Xuân Khải: Mùa xuân nhớ Bác…
Hoạt động 3. Tổng kết
III. Tổng kết
Giáo viên: Hãy nêu những nét đặc sắc về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi.
Học sinh trình bày những ý cơ bản.
Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Bố cục: Chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết: Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao.
- Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý.
- Lời văn: Chân thành, say sưa nhiệt huyết. Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người sống được phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
Tiết:
Các thành phần biệt lập: 
 tình thái, cảm thán
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp Học sinh:
- Nhận biết các thành phần biệt lập.
- Nắm được công dụng của các thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái - thành phần cảm thán.
II. Thiết kế bài dạy :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Giáo viên: Từ “có lẽ” có vai trò gì trong câu “Có lẽ, trời không mưa”? Từ đó có nằm trong cấu trúc của câu hay không?
Học sinh trả lời.
- Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập?
Ghi bảng
Ví dụ:
Có lẽ trời không mưa
- Trời không mưa là nòng cốt câu, gồm chủ ngữ và vị ngữ nói về hiện tượng sự việc trời không mưa.
- Có lẽ: Thái độ phỏng đoán sự việc trời mưa có thể xảy ra tại thời điểm nói.
Thành phần biệt lập: là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu mà được dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe.
Hoạt động 1. Tìm hiểu thành phần tình thái
Giáo viên: Câu a: Các từ im đậm trong câu thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
Câu b: Nếu không có từ im đậm đó thì sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
Học sinh đọc ví dụ trong SGK.
Học sinh phân tích, trả lời câu hỏi.
I. Thành phần tình thái
a) Với lòng mong ước của anh, chắc anh sẽ nghĩ rằng con anh sẽ chạy vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b)Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Hai từ chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việ được nói đến trong câu. Chắc để thể hiện thái độ tin cậy cao hơn có lẽ.
Nếu không có những từ ngữ in đậm trên đây, sự việc được nói đến trong câu vẫn không có gì thay đổi. Nguyên nhân: các từ đó không nằm trong thành phần chính, không trực tiếp nêu sự việc mà chỉ thể hiện thái độ của người nói.
2. Nhận xét
Qua phân tích những ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ tình thái?
Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thành phần cảm thán
Học sinh đọc các ví dụ trong SGK.
- Các từ chắc, có lẽ là những từ chỉ tình thái.
+ Là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến (phần gạch chân).
+ Chúng không tham gia vào việc diễn đạt (không tham gia vào nòng cốt câu).
+ Nếu không có những từ này sự việc diễn đạt trong câu không hề thay đổi.
II. Thành phần cảm thán
1. Ví dụ
Giáo viên: - Các từ in đậm trong các ví dụ bên có chỉ sự vật hiện tượng không? Có tham gia nòng cốt câu không? 
- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại sao người nói kêu lên “ồ” hoặc “trời ơi”?
- Các từ đó có vai trò gì trong câu?
Theo em các từ này có thể tách ra thành câu đặc biệt không?
- Các từ: “ồ, trời ơi” là những thành phần cảm thán, vậy theo em thế nào là thành phần cảm thán? 
Học sinh thảo luận, trả lời.
Hoạt động 3. Ghi nhớ
- Hai thành phần phụ tình thái, cảm thán là hai thành phần biệt lập, vậy theo em thế nào là thành phần biệt lập?( Khắc sâu kiến thức cho Học sinh )
Học sinh đọc ghi nhớ.
- Phần ghi nhớ gồm mấy ý, là những ý nào?
Hoạt động 4. 
Bài tập 1, Học sinh độc lập làm bài bằng phiếu học tập.
Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc bài tập 2.
Học sinh thảo luận nhóm, Giáo viên bổ sung, sửa chữa.
- Đọc phân tích yêu cầu Bài tập 3. 
Thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
a. ồ, sao mà độ ấy vui thế.
b. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
2. Nhận xét
Các từ : “ồ”, “trời ơi” 
- Không tham gia làm nòng cốt câu, không chỉ sự vật, sự việc, chỉ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người nói.
Trời ơi: - thái độ tiếc rẻ của người nói (anh thanh niên thời gian còn lại là quá ít với các từ “chỉ, còn, có”.
Còn năm phút: Sự việc được nói tới. 
ồ: tâm trạng ngạc nhiên vui sướng khi nghĩ đến khoảng thời gian đã đi qua.
Độ ấy vui: sự việc được nói tới.
Các từ “ồ, Trời ơi! (Có thể tách ra gọi là câu cảm thán).
Thành phần cảm thán không được tham gia vào diễn đạt nghĩa, sự việc của câu. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (tình cảm, cảm xúc (vui, buồn , mừng, giận…)) 
III. Ghi nhớ
Gồm 3 ý:
- Phần tình thái
- Phần cảm thán
- Thế nào là thành phần biệt lập?
III. Luyện tập
Bài tập 1
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán.
a. 

File đính kèm:

  • docVan 9 ca nam (dung duoc).doc