Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 9,10

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Kiến thức :

- Sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện ký đ học về cc phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật .

- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản .

- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện .

 Kĩ năng :

 - Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .

 - Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đ học .

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là biện pháp nói quá ? cho ví dụ

 2. Bài mới

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 9,10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: Hai cây phong ở vị trí cao như ngọn hải đăng đặt trên núi gắn với kỉ niệm thơ ấu với tình yêu thương da diết. Hai cây phong khác hẳn, chúng có tiếng nói riêng tâm hồn riêng – nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, Nhân vật tôi hình dung hai cây phong như hai anh em sinh đôi ,hai con người với sức lực dẻo dai,với tâm hồn phong phú
-Hỏi: Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động?
- GV nhận xét phần trình bày của hs
-Giảng: Chính thầy đã đem hai cây phong trồng.Nguyên nhân sâu xa là hai cây phog là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy ĐuySen. Người thầy đầu tiên của cô bé An-tư-nai gần 40 năm trước.
- Hỏi:Qua đoạn trích trên hai cây phong được miêu tả như thế nào?
Người kể chuyện muốn gửi gắm chúng ta điều gì?
- GV nhận xét phần trình bày của hs
- Yêu cầu: HS đọc và thực hiện ghi nhớ SGK
I. Giới thiệu:
 1.Tác giả:
 - Ai-ma-tôp là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan trước đây là một nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. 
- Các tác phẩm : Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thấy đầu tiên…. 
 2.Tác phẩm:
Văn bản này là phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hai cây phong là biểu tượng của quê hương.
- Dù ai đi từ phía nào đến làng cũng trông thấy hai cây phong đó trước tiên.
- Khi về làng bổn phận đầu tiên là đưa mắt tìm hai cây phong.
- Từ chốn xa xôi về đều mong gặp lại hai cây phong. 
- Hai cây phong khác hẳn những loại cây khác, chúng có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng…
- “Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây ……..ngây ngất”.
è Niềm khao khát được gặp lại hai cây phong => Biểu hiện của quê hương tác giả.
2.Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
- Hai cây phong: khổng lồ, trên đồi cao, có mắt mấu ….
- Ký ức tuổi thơ: phá tổ chim, ngồi trên cành cao “ngắm thế giới đẹp vô ngần”.
ð Ngòi bút miêu tả đậm chất hội họa của người kể chuyện khi nhớ lại hai cây phong và phong cảnh quê hương thời thơ ấu, gắn với kỉ niệm xa xưa tuổi học trò .
3. Hai cây phong và thầy Đuy-sen:
-Hai cây phong là nhân chứng hết sức quan trọng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô học trò An-tư-nai
- Thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hi vọng của mình.
è Hai cây phong được nhân cách hóa cao độ, hết sức sinh động.
 III. Tổng kết: (SGK.Tr: 101)
- Qua đoạn trích “Người thầy đầu tiên” của Ai-Ma-tôp, hai cây phong được miêu tả rất sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
- Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình thương yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là 2 cây phong gắn liền với câu chuyện về thầy Đuy – Sen, người đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
 C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :Đọc văn bản Người thầy đầu tiên, học thuộc 1 đoạn văn bản viết về hai cây phong. 
 D .DẶN DÒ:
 @-Đọc kĩ lại văn bản 
 -Học kĩ phần phân tích,lấy dẫn chứng chứng minh
 -Chọn một đoạn khoảng 10 dòng và học thuộc lòng
 @ Chuẩn bị dàn ý theo gợi ý ở SGK bài viết số 2-để tiết sau viết bài.
Tuần : 9
Tiết : 35,36
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn.
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ,trình bày.
B.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:Ghi đề:
Đề: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
 @.Gợi ý:
1. Xác định ngôi kể: thứ nhất, thứ ba
2. Xác định trình tự kể
	+ Theo thời gian, không gian
	+ Theo diễn biến của sự việc
	+ Theo diễn biến của tâm trạng
3. Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần) dự định phân đoạn (số lượng đoạn văn cho mỗi phần) và cách trình bày các đoạn văn.
4. Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản (đã học ở lớp 7), chú trọng bước lập đề cương.
Hoạt động 2:Theo dõi HS:
-Nhắc nhở hs làm bài theo gợi ý.
-Chữ viết,chính tả cần chuẩn
-Bài viết phải đủ bố cục 3 phần.
-Thu bài của hs
-Kiểm tra lại số lượng bài.
Hoạt động của HS-
Chép đề vào giấy.
-Đọc kĩ đề,xác định yêu cầu của đề.
-Thực hiện viết nháp theo hướng dẫn.
-Viết bài nghiêm túc .
-Nộp bài.
C. DẶN DÒ:
 @ -Về nhà làm dàn bài vào tập bài soạn để chuẩn bị cho tiết trả bài.
 -Rút ra những ý còn thiếu sót để xây dựng dàn ý hoàn chỉnh hơn.
 @Soạn bài: Nói quá
 -Hoàn thành phần tìm hiểu bài mục I,II (trả lời các câu hỏi)
 -Thực hiện thử bài tập 4 SGK phần luyện tập
Tuần : 10
Tiết : 37
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	 1. Kiến thức :
Khái niệm nĩi quá .
Phạm vi sử dụng của biện pháp tư từ nĩi quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao , …) .
Tác dụng của biện pháp tu từ nĩi quá .
	 2. Kĩ năng :
 Vận dụng hiểu biết về biện pháp nĩi quá tromg đọc – hiểu văn bản .
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu Nói quá và tác dụng của nói quá:
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ (tục ngữ ca dao trong SGK) yêu cầu Hs làm bài tập và trả lời câu hỏi:
-Hỏi :Các cụm từ “chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối”;mồ hôi thánh thót…” có nói quá sự thật không?
 -Nhận xét phần trình bày của HS.Sau đó GV khẳng định là điều đó có nói quá sự thật.
-Hỏi:Cách nói như thế có tác dụng gì?
- GV gợi dẫn HS so sánh câu tục ngữ.
 -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng [với câu] đêm tháng năm rất ngắn.
-Ngày tháng mười chưa cười đã tối [với câu] ngày tháng mười rất ngắn.
-Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày [với câu] Mồ hôi ướt đẫm.
 -Hỏi: Cách nói nào sinh động gây ấn tượng hơn?
 - GV gợi dẫn HS kết luận về đặc điểm của nói quá và tác dụng của nó.
-Yêu cầu HS đọc và thực hiện ghi nhớ
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu phần luyện tập:
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS đọc và tìm từ nói quá sự thật .Và cho biết nói như thế nhằm mục đích gì ?
- GV nhận xét phần trình bày của hs .
-GV: sửa bài cho HS ,đưa đáp án
Bài tập 2:
 -Yêu cầu HS điền các thành ngữ vào chỗ trống
- GV nhận xét phần trình bày của hs .
-GV: sửa bài cho HS ,đưa đáp án
Bài tập 3:
 -Yêu cầu HS Đặt câu với các thành ngữ cho sẵn.
- GV nhận xét phần trình bày của hs
-GV: sửa bài cho HS ,đưa đáp án
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
 Sưu tầm thơ văn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp nói quá.
I. Nói quá và tác dụng của nói quá:
1.Tìm hiểu ví dụ:
a/ …Chưa nằm đã sáng; chưa cười đã tối ànói quá sự thật ðnhấn mạnh thời gian
b/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ànói quá sự thật ðnhấn mạnh sự mệt nhọc, mồ hôi ướt đẫm.
èNói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Biện pháp nói quá trong :
câu a: có sức người sỏi đá cũng thành cơm 
-> thành quả của lao động vất vả (nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động)
Câu b: đi lên đến tận trời: vết thương không sao, không đáng ngại.
Câu c: thét ra lửa; kẻ có quyền thế đối với người khác.
Bài tập 2: điền các thành ngữ vào chỗ trống:
a/ chó ăn đá gà ăn sỏi
b/ bầm gan tím ruột
c/ ruột để ngòai da
d/ nở từng khúc ruột
e/ vắt chân lên cổ
Bài tập 3: Đặt câu
- Nàng Kiều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển
- Mình nghĩ nát óc cũng chưa giải được bài toán này.
 C/ Dặn dò
@Soạn bài “Ôn tập truyện kí VN”
 -Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí VN từ đầu năm đến nay theo mẫu SGK
 - Học lại các văn bản truyện kí đã học và phát hiện các chi tiết góp phần khắc họa vẻ đẹp của các nhân vật Bé Hồng, Lão HaÏc, Chị Dậu.
- Tìm và phân tích lời văn giàu cảm xúc qua một văn bản truyện đã học.
Tuần : 10
Tiết : 38
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Kiến thức :
Sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật .
Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản .
Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện .
Kĩ năng :
 - Khái quát, hệ thống hĩa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .
 - Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học .
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là biện pháp nói quá ? cho ví dụ
	2. Bài mới
A/ Bảng thống kê những văn bản truyện kí VN đã học từ đầu năm theo mẫu. 
Tên văn bản Tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học
Tác giả: Thanh Tịnh (1911 – 1988)
Năm sáng tác(1941)
Truyện ngắn
Tự sự (xen trữ tình)
- Những kĩ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học
- Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Trong lòng mẹ (Trích tiểu thuyết tự thuật hồi kí “Những ngày thơ ấu” Tác giả: Nguyên Hồng (1918 – 1982)
Sáng tác năm 1940
Hồi kí
Tự sự (xen trữ tình)
Nỗi đắng cay, tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng khi xa mẹ và được ở trong lòng mẹ
Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Văn hồi kí chân thực, trữ tình thiết tha
Tức nước vỡ bờ (Trích chương 13 tiểu thuyết “Tắt Đèn” 
Tác giả: Ngô Tất Tố (1893 – 1954)
Năm sáng tác 1939
Tiểu thuyết
Tự sự
- Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp và sứcmạnh tiềm tàng của người phụ nữa nông dân
-Xây dựng nhân vật miêu tả nhân vật chù yếu qua ngôn ngữ và hành động trong thế tương phản với các nhânvật khác.
- Miêu tả hiện thực, chân thực, sinh động.
Lão Hạc
Tác giả Nam Cao (1915 – 1951)
Năm sáng tác 1943
Truyện ngắn (đoạn trích)
Tự sự (xen trữ tình)
- Số phận bi thảm của người nông dân VN trong XH cũ trước CM8
- Phẩm chất cao quí của họ, thái độ trân trọng của tác giả đối với họ
- Khắc họa nhân vật,miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt ngôn ngữ giản dị, miêu tả chân thực đậm chất triết lí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những điểm giống nhau và khác nhau giữa ND – NT của 3 văn bản 2,3 và 4:
a/ Giống nhau : Nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí đã học
	- Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật…
	- Phản ánh hiện thực xã hội VN trước 1945 ( bô mặt xấu xa của tầng lớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân.
	- Chan chứa tinh thần nhân đạo, yêu thương, trân trọng những tình cảm, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp củatác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh. 
b/ Khác nhau: (GV hướng dẫn HS xem phần câu hỏi để làm bảng đối chiếu)
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Trong lòng mẹ
Hồi kí
(trích)
Tự sự (xen trữ tình)
Nổi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé.
Văn hồi ký chân thực, trữ tình thiết tha .
Tức nước vỡ bờ
Tiểu thuyết
(trích)
Tự sự
Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn .
Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động .
Lão Hạc
Truyện ngắn (trích)
Tự sự (xen trữ tình)
 Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ .
Nhân vật được đào sâu tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lý và trữ tình .
Hoạt động 3 - Luyện tập : Đoạn văn ( hoặc nhân vật mà em yêu thích nhất trong 3 văn bản 2,3,4
	+ GV gợi dẫn để HS phát biểu -> sau đó viết thành đoạn văn
	- Đó là đoạn văn. . . ? trong văn bản . . . ? của tác giả. . . ? - Lí do khác. . . ?
	- Lí do yêu thích. . . ?- Nội dung. . . ?- Nghệ thuật. . . ?
Hoạt động 4 Hướng dẫn tự học : Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm truyện kí đã học
C/	 DẶN DÒ:
@ Chuẩn bị bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
 - Hoàn cảnh ra đời văn bản.
	- Xác định kiểu văn bản và bố cục
	- Bao bì ni lông nguy hại đến sức khỏe con người như thế nào? 
 -Liên hệ ở địa phương em về việc sử dụng bao bì ni lông. Làm gì để hạn chế việc sử dụng bao ni lông? 
Tuần : 10
Tiết : 39
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Kiến thức :
Mối nguy hại đến mơi trường sống và sức khỏe của con người của thĩi quen dùng túi ni lơng .
Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày .
Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giàn mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lý đã tạo nên tình thuyết phục của văn bản .
Kĩ năng :
 - Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh .
 - Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết .
B. CHUẨN BỊ:
	-GV : Tìm hiểu nguồn gốc của bản thông tin: Văn bản được soạn thảo dựa trên thông điệp của 13 cơ quan Nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát ngày 22 –4 năm 2000, năm đầu tiên VN tham gia ngày trái đất.
	- HS: Tìm hiểu tình hình dùng bao ni lông ở nông thôn, phường mình.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1/ KTBC: Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm truyện kí đã học
Giới thiệu bài: Bảo vệ môi trường sống quanh ta, rộng hơn là bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của mọi người đang bị ô nhiễm nằng nề là 1 nhiệm vụ khoa học, XH, Văn hóa vô cùng quan trọng đối vớ nhân dân toàn thế giới, cũng là nhiệm vụ của mỗi người chúng ta. Một trong những việc làm cụ thể và cần thiết hằng ngày là hạn chế thấp nhất đến mức không dùng các laọi bao bì bằng ni lông. Vì sao vậy?. “Thông tin về trái đất năm 2000 sẽ giải thích, thuyết minh giúp chúng ta”
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về tp, bố cục :
- Yêu cầu : HS đọc ,tìm hiểu chú thích SGK
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: 
-Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác (3 HS đọc hết văn bản)
-Nhận xét phần đọc của hs.
Yêu cầu HS đọc kĩ phần chú thích 
-Hỏi : Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Ý chính của mỗi phần là gì?
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
2.1 Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe của con người:
-Hỏi: Hãy nêu nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người ?
-Hỏi: Từ tính không phân hủy của chất plastic dẫn đến những tác hại gì? vì sao?
- GV bổ sung, minh họa thêm bằng các tài liệu tham khảo.
-Hỏi: Ngoài nguyên nhân cơ bản còn có những nguyên nhân nào khác nữa ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Giới thiệu ,bổ sung số liệu: 
 +Mỗi năm có hơn 400.000 tấn pô-lê-e-ti-len được chôn lấp tại miền nam nước Mĩ. Đất này dùng để canh tác thì lợi biết bao nhiêu.
 + 90 con hươu tại vườn bách thú Cô-bê ở Aán Độ đã chết do ăn phải những thức ăn đựng trong hộp nhựa của khách vứt bừa bãi.
 +Trên thế giới có khoảng 100.000 nghìn con chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông
 2.2Tìm hiểu những biện pháp khắc phuc
- Từ việc phân tích ta thấy rõ tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Vậy chúng ta có cách xử lí như thế nào ? Em hãy nêu vài cách mà bản thân em biết ?
- GV cho HS đọc thầm đoạn 2 
–Hỏi: Các biện pháp trên có thể thực hiện được không ? Cần có thêm những điều kiện gì ? Các biện pháp đó đã giải quyết tận gốc chưa ? Vì sao ?
-Hỏi:Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và gia đình mình ?
-Hỏi:Tác giả kết thúc bản thông điệp bằng những lời lẽ nào ? Hãy phân tích và nêu ý nghĩa.
-Giảng ,chốt:Sử dụng hay không sử dụng bao bì ni lông chỉ là một việc rất nhỏ , một thói quen rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày.Nhưng xét về sự nguy hại thì đây là một vấn đề hết sức nan giải,trở thành một vấn đề mang tầm thế giới.Cho nên bức thông điệp là lời kêu gọi “hãy”3.Đây cũng chính là trách nhiệm của mỗi con người của toàn nhân loại.Nếu mỗi ngày một người trong chúng ta hạn chế một bao thì cả nước có trên 25 triệu bao được hạn chế và ngược lại. Để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, bảo vệ Trái đất,chúng ta phải cùng nhau chung sức để thực hiện ba “hãy”và các biện pháp trên.
-Yêu cầu HS đọc và chép ghi nhớ.
I.Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh ra đời : Ngày 22/4/2000 nhân lần đầu tiên VN tham gia Ngày trái đất.
- Kiều văn bản :Là một văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề khoa học tự nhiên.
- Bố cục 3 phần
Phần 1: “Ngày. . .ni lông”: Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
Phần 2: “Như. . . môi trường”: Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và một số giải pháp.
Phần 3: còn lại : Lời kêu gọi hãy bảo vệ trái đất.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe.
 -Tính không phân hủy của plastic.
+ Đối với môi trường : cản trở sự sinh trưởng của các loài thực vật , tắc nghẽn cống rãnh lây truyền dịch bệnh do muỗi phát sinh, làm chết sinh vật do nước thải
+Đối với con người khi hít phải khói tức đốt ni lông : nguy hại cho não, ung thư phổi, gây ngạt, ngất, khó thở, nôn ra máu và dị tạt bẩm sinh.
-Ý thức sử dụng của con người .
-Sự chế tạo có nhiều chất độc như : chì, ca-đi-mi.
2.Giải pháp cho việc sử dụng bao bì ni lông
 -Thay đổi thói quen
-Giặt để dùng lại .
-Không sử dụng khi không cần thiết .
-Tuyên truyền rộng rãi cho mọi người cùng biết.
3/ Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng cua một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bao vệ môi trường Trái Đất
III.Tổng kết: Ghi nhớ (SGK-Tr:107)
C/ Hướng dẫn tự học: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và nhưng vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường.
D .CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 1.CỦNG CỐ:- “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” muốn gửi tới chúng ta điều gì ?
 2.DẶN DÒ:
 @ Soạn bài “Nói giảm, nói tránh”:
 -Hoàn thành phần tìm hiểu bài mục I,II (trả lời các câu hỏi)
 -Thực hiện thử bài tập 4 SGK phần luyện tập .
 - Cho học sinh biết trước nội dung của bài “chương trình địa phương” phần văn của học kỳ II để học sinh kết hợp việc ơn tập các văn bản nhật dụng đã học ở học kỳ I với việc điều tra thực tế ở địa phươ

File đính kèm:

  • doctuan 9+10.doc
Giáo án liên quan