Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 17,18

+Câu đối Tết không chỉ là 1 thú chơi tao nhã mà còn là nơi gửi gắm những mong ước tốt lành của người chơi.

-Bình: Ở 2 khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón Tết. Mực tàu, giấy đỏ của ông hoà với màu đỏ của hoa đào nở, sự có mặt của ông đã thu hút nhiều người.

-Hỏi: Theo em, mọi người tìm đến ông đồ có phải chỉ vì muốn thuê ông viết chữ ?

-Chốt: Mọi người tấm tắc ngợi khen tài ông, khen ông có hoa tay, khen chữ ông như phượng múa rồng bay. Lúc ấy, ông trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 17,18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tượng thanh.
	- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
	- Trợ từ, thán từ.
	- Tình thái từ.
	- Nói quá.
	- Nói giảm, nói tránh.
 	- Câu ghép.
	-Dấu câu : dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm….. 
III. TẬP LÀM VĂN.
1. Thế nào là văn bản thuyết minh?
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
-Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
-Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn .
3. Các phương pháp thuyết minh.
a-Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
b-Phương pháp liệt kê:
c-Phương pháp nêu ví dụ:
d.Phương pháp dùng số liệu:
e-Phương pháp so sánh:
g-Phương pháp phân loại, phân tích:
4. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
a.Cách làm chung:
 Gồm 5 bước sau đây:
-Tìm hiểu đề.
-Tích luỹ tri thức về đối tượng.
-Lập dàn ý.
-Viết thành bài văn.
-Đọc và sửa chữa.
I. Đề bài :
a. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc (cái) phích nước nóng 
b. Thân bài: 
+ Cấu tạo: Ruột phích, vỏ phích, nút phích, tay cầm
+ Tác dụng: 
- Giữ nước nóng
- Tiện lợi của phích đối với cuộc sống con người.
+ Cách bảo quản:
- Phải để nơi an toàn tránh va đập, rơi vợ
- Cách rửa ruột phích khi bị đóng canxiở đáy phích (dùng dấm ăn)
c. Kết bài: Khẳng định lại tiện lợi của phích nước nóng trong sinh hoạt.
 - Thái độ của bản thân khi sử dụng phích.
II.Thuyết minh về dụng cụ học tập : Cây bút bi.
	MB: Giới thiệu chung về cây bút bi.
	TB : 
 	- Cấu tạo : Vỏ, ruột, ngòi bút, màu sắc, kiểu dáng….
	- Nguyên lí hoạt động: khi viết hòn bi lăn làm cho mực trong ruột bút tràn ra ngoài…
	- Cách bảo quản : 
	KB: Thái độ của bản thân khi sử dụng bút. 
*Dặn dò :
- Chuẩn bị thi HKI .
Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
+Cho HS viết đề cương ôn thi HKI.
+Lưu ý HS về nhà soạn bài theo giới hạn trong đề cương.
+Dựa vao ødàn ý trong đề cương, HS viết thành bài văn hoàn chỉnh.- Soạn bài “ Oâng đồ”
+Tác giả, tác phẩm.
+ So sánh hai khung cảnh mùa xuân với hình ành ông đồ ở hai thời điểm quá khứ và hiện tại.
+ Nỗi lòng của tác giả.
		TUẦN : 17
Tiết 65	ÔNG ĐỒ
	Vũ Đình Liên
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
-Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
* Cảm thông với một lớp người như ông đồ và yêu quí những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
3. Thái độ: Trân trọng, yêu quí, giữ gìn giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 HĐ 1. Bài mới:

HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
@HDHS tìm hiểu chú thích về tác giả, tác phẩm.
? Dựa vào chú thích dấu (*) em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả ?
-GV nhấn mạnh thêm thông tin về tác giả.
? Những tác phẩm chính của nhà văn ?
? Em biết gì về 2 tiếng ông đồ ?
-GV giải thích cho HS hiểu rõ hơn về nhvật ông đồ, về nghệ thuật thư pháp, thú chơi chữ, câu đối Tết của người VN xưa.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
I-Giới thiệu :
1/ Tác giả:
-Vũ Đình Liên (1913-1996).
-Là nhà thơ thuộc lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
2/ Tác phẩm:
-Ông đồ là bài thơ tiêu biểu
-Thể thơ : ngũ ngôn (chia làm nhiều khổ)
@Tìm hiểu chi tiết văn bản.
-GV : 2 khổ này làm nổi bật hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý của ông.
-Hỏi: Hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý được tác giả miêu tả như thế nào ?
HS :Ông đồ có mặt trên phố lúc Tết đến như 1 thành phần không thể thiếu.
-Chốt: Mỗi khi Tết đến, hoa đào nở, lại thấy ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại, như góp mặt vào cái đông vui náo nhiệt của phố phường, trở nên thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp tết.
-Hỏi:
? Ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ để làm gì ?
? Em hiểu gì về phong tục viết câu đối trong ngày Tết xưa ?
HS trả lời:Viết chữ, viết câu đối đỏ, tức là cung cấp 1 thứ hàng mà mỗi gđ đều cần cho ngày Tết.
-Chốt:
+ Vào dịp Tết thời xưa đã trở thành công thức nhà nào cũng sắm sửa cho đủ bộ “Thịt mở, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.
+Câu đối Tết không chỉ là 1 thú chơi tao nhã mà còn là nơi gửi gắm những mong ước tốt lành của người chơi.
-Bình: Ở 2 khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón Tết. Mực tàu, giấy đỏ của ông hoà với màu đỏ của hoa đào nở, sự có mặt của ông đã thu hút nhiều người.
-Hỏi: Theo em, mọi người tìm đến ông đồ có phải chỉ vì muốn thuê ông viết chữ ?
-Chốt: Mọi người tấm tắc ngợi khen tài ông, khen ông có hoa tay, khen chữ ông như phượng múa rồng bay. Lúc ấy, ông trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người.
-Hỏi: Qua phân tích, em thấy hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý được mọi người đối xử như thế nào ?
-Hỏi: Hình ảnh ông đồ trong thời tàn được tác giả miêu tả ntn ?
HS trao đổi trả lời:
+Ở 2 khổ này vẫn nỗi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa: vắng vẻ, thê lương.
-Chốt: Chẳng còn đâu cảnh bao nhiêu người thuê viết chen chúc, tấm tắc ngợi khen mà là cảnh tượng vắng vẻ, thê lương. Ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cũng chẳng cần chạm đến bút, chạm đến giấy. Vì vậy mà “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu”
-Hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ này ? Tác dụng ?
HS+Nỗi buồn tủi lan sang cả những vật vô tri, vô giác
-Chốt: Tờ giấy đỏ cứ nằm phơi ra đấy nên trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên o thắm lên được; nghiên mực cũng vậy, không hề được chiếc bút lông cho chạm vào nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu.
-Hỏi: Hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy – Ngoài giời mưa bụi bay” cho em cảm nhận được điều gì về hoàn cảnh ông đồ lúc này ?
-HS tiếp tục trao đổi theo nhóm:
+Ông ngồi đấy bên phố đông mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi.
+Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là 1 tấn bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông.
-Chốt: Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua lại nhưng o ai biết đến sự có mặt với cuộc đời nhưng cuộc đời thì đã quên hẵn ông.
-Hỏi: Theo em, đây có phải là những câu thơ tả cảnh không ? “Ngoài giời mưa bụi bay” câu thơ ấy tả cảnh hay tả lòng người ?
-HS Đúng là tuy có tả cảnh nhưng chính là để nói lên nỗi lòng (mượn cảnh ngụ tình)
-Chốt và bình: 
+Cái mưa bụi chỉ nhẹ bay vậy mà làm lòng người buồn xót xa, nát ruột. Đấy chính là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ngoài trời.
+Dường như cả trời đất cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ.
-Hỏi: Tâm tư nhà thơ được thể hiện ntn qua bài thơ này ?
-Chốt: Thể hiện trong toàn bài nhưng tập trung rõ nhất là ở khổ cuối.
-Hỏi: Hai câu cuối bài thơ thể hiện điều gì ?
-HS trao đổi trả lời: Lời tự vấn, thương tiếc.
-Chốt: Từ sự vắng bóng ông đồ khi Tết đến, nhà thơ bâng khuâng, xót xa nghĩ tới những người “muôn năm cũ” o còn bao giờ thấy nữa. Câu hỏi o có câu trả lời, gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt.
-Hỏi: Bài thơ mở đầu và kết thúc như thế nào ? 
-Chốt: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có hình ảnh hoa đào nở. Ở khổ đầu thì còn có sự có mặt của mặt ông đồ ; Ở khổ cuối thì ông đồ đã vắng bóng o còn nữa.
II-Phân tích :
1/ Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:
-Không khí náo nhiệt: “Bên phố đông người qua”
-Ông rất đắc hàng: “Bao nhiêu người thuê viết”
-Ông là một nghệ sĩ tài hoa:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
èÔng trở thành trung tâm của sự chú ý, được mọi người ngưỡng mộ.
2/ Hình ảnh ông đồ thời tàn:
-Cảnh tượng vắng vẻ, thê lương :
+…mỗi năm mỗi vắng.
+Người thuê viết nay đâu ?”
-“Giấy đỏ buồn …nghiên sầu”
ènhân hoá.
èNỗi buồn lan sang cả cảnh vật.
-Ông bị bỏ rơi: “Qua đường không ai hay” èlạc lõng, lẻ loi.
-Ông ngồi lặng lẽ nhìn :
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
èSự ảm đạm, buồn bã.
èHình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn.
3/ Tâm sự của nhà thơ :
-Lời tự vấn:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?”
èNỗi niềm thương tiếc, khắc khoải.
-“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
----------------------------
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa”
èKết cấu đầu cuối tương ứng.
*HĐ3: TỔNG KẾT
? Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
HS+Thể thơ ngũ ngôn.
+Kết cấu đầu cuối tương ứng
-Chốt: Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả ng th cao ; kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật ; ngôn ngữ bthơ rất trong sáng, bình dị, hàm súc, dư ba.
? Qua bài thơ, Vũ Đình Liên muốn thể hiện điều gì ?
-GV chốt theo ghi nhớ SGK.
4. Ý nghĩa văn bản: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
III-Tổng kết :
Ghi nhớ SGK.10
	HĐ4: HD CHUẨN BỊ BÀI
@Bài vừa học:
-Học thuộc lòng bài thơ và nd phân tích , tìm hiểu vài chi tiết biểu cảm trong bài.
- Tìm hiểu một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa cổ truyền.
@Chuẩn bị bài mới: Hai chữ nước nhà
+Trả lời câu hỏi :
? Đề tài bài thơ lấy từ đâu ?
 ? Bài thơ thể hiện điều gì?
	 ? ý nghĩa văn bản.
Tuần 17	HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Tiết 66 	(HD ĐỌC THÊM) Á Nam Trần Tuấn Khải
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức.
- Nỗi đau mất nước va ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.
- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ diễn tả tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.
- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HĐ 1 – KTBC : Đọc thuộc lòng bài thơ ông đồ . Nêu ý nghĩa vb
HĐ 2 - Bài mới:
Mçi nhµ v¨n nhµ th¬ ®Ịu cã 1 phong c¸ch thĨ hiƯn lßng yªu n­íc kh¸c nhau nh­ TrÇn TuÊn Kh¶i th× th­êng m­ỵn ®Ị tµi lÞch sư hoỈc nh÷ng biĨu t­ỵng nghƯ thuËt bãng giã ®Ĩ béc lé nçi ®au mÊt n­íc, nçi c¨m giËn kỴ thõ ®Ĩ hiĨu râ h¬n vỊ ®iỊu ®ã ...
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
-GVHDHS tìm hiểu chú thích (*) SGK.
? Dựa vào chú thích SGK em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả ?
-GV nhấn mạnh thêm thông tin về tác giả.
? Thể thơ ?
-GV nhắc lại cấu tạo của thể thơ này.
@HDHS đọc bài thơ:
-Lưu ý HS đọc chú thích về từ Hán Việt.
-Đoạn thơ rất đa dạng về cảm xúc (Khi nuối tiếc tự hào, khi căm uất, khi thiết tha)èCần đọc diễn cảm.
-GV đọc mẫu.
? Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần: 8 – 20 – 8 câu cuối. Em hãy nêu ý chính mỗi phần ?
+8 câu đầu: Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
+20 câu giữa: hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc.
+8 câu cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con.
@Tìm hiểu chi tiết văn bản
-Hỏi: Ý chính và cảm xúc bao trùm đoạn thơ là gì ?
-Hỏi: Đây là lời của ai nói với ai ?
-Hỏi: Cuộc chia tay diễn ra trong bối cảnh không gian nào ?
-Chốt: Không gian ảm đạm, thê lương, vì đó là cuộc chia tay không ngày gặp lại.
-Hỏi: 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ?
-Hỏi: Trong bối cảnh KG đó hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật được biểu hiện như thế nào ở 4 câu tiếp theo ?
-Chốt và bình: 
+Người cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu nhưng người cha phải dằn lòng khuyên người con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước.
+Đối với 2 cha con lúc này, tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm da diết và đều tột cùng đau đớn, xót xa. Cho nên máu và lệ là sự chân thật tận đáy lòng, không có chút sáo mòn nào cả.
-Hỏi:Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ?
-Chốt và bình: Lời trăng trối của người cha có ý nghĩa thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm.
-Hỏi: Tâm sự yêu nước của tác giả được thể hiện qua tình cảm nào ?
-Chốt và bình: 
+Tác giả đã mượn lời NgPhi Khanh khuyên con để nói lên nỗi lòng yêu nước sắt son của mình, khiến đoạn thơ trở nên lâm li, thống thiết, có sức gợi cảm lớn.
+Đây chính là tâm huyết của người cha gởi lại cho đứa con và cũng chính là tâm sự yêu nước của tác giả gửi vào đóènên thấm đượm chất trữ tình và có sức lay động lớn đối với người đọc.
 ? những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
Tác gia mượn lời Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi trước lúc chia tay nhằm mục đích gì?
I-Giới thiệu :
1)Tác giả:
-Trần Tuấn Khải (1895-1893), bút hiệu Á Nam, quê ở tỉnh Nam Định.
-Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió,…
2)Tác phẩm:
-Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924).
-Thể thơ: Song thất lục bát.
II- Đọc - hiểu văn bản:
1/ Đề tài: 
 Bài thơ khi thác đề tài lịch sử: Cuộc chia li không có ngày gặp lại giữa cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi.
2/ Bối cảnh đất nước và tâm trạng hai cha con:
Bối cảnh không gian: diễn ra ở nơi biên giới ảm đạm, heo hút: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu,…
- tam trạng hai cha con vừa nhớ thương vừa căm phẫn nhưng bất lựcà đau đớn, xót xa.
èTừ ngữ ước lệ tạo được không khí chung cho toàn bài.
èLời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối.
 2./ Lời trao gởi cho con. 
- Khơi gợi lòng tự hào về nòi giống dân tộc:
 “ Giống nòi….
 ………………………..kém gì !”
- Tội ác của giặc Minhà khơi gợi lòng căm thù giặc.
“ Than vận nước……
 ……………………….. thương đâu !”
- Tâm nguyện của người cha: Cậy nhờ con phải thay cha đền nợ nước trả thù nhà.
 “ Cha ………….. còn đây”
3. tâm sự kín đáo của Trần Tuấn khải.
 - Mượn cuộc chia li đầy cảm động để nói lên lòng yêu nước của mình.
- Mượn lời người cha để thể hiện lòng tự hào dân tộc và căm thù giặc cướp nước.
4. Nghệ thuật : 
- Kết hợp tự sự và biểu cảm.
- Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.
- Giọng điệu trữ tình thống thiết.
5. Ý nghĩa văn bản. 
 Mượn lời Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người VN trong cảnh nước mất nhà tan.
HĐ4: HD TỰ HỌC 
+Học thuộc đoạn thơ.
+ Xem lại đặc điêm, giá trị biểu cảm ở những tác phẩm đã học viết theo thể thơ song thất lục bát.
+ Tìm hiểu những câu chuyện về các nhân vật lịch sử Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi. 
 Dặn dò : Chuẩn bị tiết làm thơ 7 chữ.
 - Oân lại về thể thơ, luật thơ.
- Hoàn thành các bài làm dang dở. 
- Tự làm một bài thơ về các đề tài: Tình yêu quê hương đất nước, gia đình, mái trường.
 Bài 17: Tiết 69 - 70 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ 7 chữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thơ 7 chữ.
- Đặt câu thơ 7 chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần ,…
3. thái độ: Gd tình yêu quê hương đất nước, gia đình… 
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Giáo án, bảng phụ, một số bài thơ bảy chữ
- Phương pháp giảng dạy thích hợp
2. HS: - Bài soạn, bài thơ làm trước ở nhà
- Một số bài thơ của tác giả
- Học tập tích cực
III . Tiến trình lên lớp: (90’) 
1. Bài cũ: 
GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Giới thiệu bài mới: Để nắm kỹ hơn kĩ năng làm thơ 7 chữ và nắm vững các đặc điểm của thể thơ này đồng thời nhằm tập khả năng làm thơ đào sâu suy nghĩ tiết học này giúp các em nắm các điều đó.
II. Đọc hiểu văn bản: ()
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
GV yêu cầu: HS trình bày lại các đặc điểm của thể thơ bát cú đường luật?
HS trả lời: Dựa vào kiến thức đã học ở tiết 61
HS: Đọc câu 1
GV: Phát phiếu học t6ạp – HS thảo luận và trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét, điều chỉnh, GV nhận xét chung và treo bảng phụ lên bảng.
HS: Đọc câu b
GV: Gọi HS lên chỉnh lại điểm sai trong bài thơ
HS: Lên bảng lớp nhận xét.
GV: Nhận xét chung
- HS: đọc câu a
- Mỗi HS tự viết tiếp hai câu thơ và sau đó đọc lên
- Lớp nhận xét, GV nhận xét chung
HS: Tiếp tục làm hai câu thơ ở câu b và đọc lên trước lớp
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét chung 
GV: Gọi HS đọc bài “Chiếc rổ may”
- 1 HS đọc bài “Cuối thu”
I. Nhận diện luật thơ:
a. Chiều:
Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về
 B B B T T B B
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe
 T T B B T T B
Tiếng sáo diều cao / vời vợi rót
 T T B B B T T
Vòm trời trong vắt / ánh pha lê
 B B B T T B B
 (Đoàn Văn Cừ)
Hiệp vần: Về (Câu 1) nghe (Câu 2) lê (Câu 4) hiệp vần “e”.
Bằng trắc ở các câu vừa đối nhau vừa niêm nhau.
b. Tối:
 Bài thơ dùng dấu phẩy ở câu thứ hai sẽ làm cho câu thơ lủng củng nhịp. Đồng thời từ “xanh xanh” không hiệp vần với từ “che” ở câu 1.
Chữa lại như sau:
- Bỏ dấu phẩy ở câu thứ hai
- Điền các từ thay thế từ xanh xanh như sau: Lè, bóng đêm nhòe (ánh xanh xanh) ánh vàng khè, ánh trăng nhòe, ánh trăng loe…
II. Tập làm thơ:
a. Có thề điền các câu sau:
…… Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
…… Cung trăng chẳng có chị Hằng nhỉ?
 Có dậy cho đời bớt cuội chăng?
…… Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Già khắc nhân gian vẫn gọi thằng
…… Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày đã sướng 

File đính kèm:

  • doctuan 17+18.doc
Giáo án liên quan