Giáo án Ngữ văn 8 tiết 125: Tượng mồ

2. Ý nghĩa của những bức tượng mồ:

“ Đã đành hồn sẽ rong chơi

.mà còn đây nhớ với thương một đời”

- Quan niệm của người Bana, Jarai: sau lễ bỏ mả linh hồn sẽ không còn bất cứ mối ràng buộc nào với trần thế nữa.

- Họ tin rằng linh hồn sẽ về làng ma, nơi đó có cuộc sống mới vui vẻ.

- Điệp ngữ: “đã đành”, “mà còn đây”: nhấn mạnh nỗi buồn đau của người ở lại.

-> Phi logic về lí trí nhưng logic về tình cảm: sống đã gắn bó yêu thương sâu nặng thì chết chẳng dễ gì quên nhau.

“ nỗi đau chẳng khóc thành lời

lặn vào thớ gỗ ru người – người ơi”

- Người được ru:

+ là người đã chết: pho tượng mồ ru cho người đã chết được an giấc ngàn thu.

+ là người còn sống: tượng mồ như chính họ ở bên người đã khuất nên họ cũng được an ủi, vỗ về.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 125: Tượng mồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 	Ngày soạn: 11/4/2015
Tiết 125	 	
TƯỢNG MỒ
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm – tâm linh của người Ba-nar, Gia-rai (hai dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở Gia Lai).
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt, âm điệu trầm lắng du dương của bài thơ...thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn sâu lắng và tình người sâu nặng của đồng bào Tây Nguyên.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được những hình ảnh tâm linh của người dân bản địa Tây Nguyên.
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, thể thơ lục bát trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Hãy so sánh tiếng cười ở hai lớp kịch.
? Tác phẩm phê phán điều gì? Tác phẩm có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (5p)
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc văn bản: đọc chậm rãi, sâu lắng, hướng vào chiều sâu nội tâm.
- Chú ý các từ khó: tượng mồ, ché, chiêng, rượu cần.
- Tuy người đẽo tượng chỉ dùng các dụng cụ thô sơ như rìu, rựa nhưng các bức tượng mồ được tạo ra rất có hồn, phản ánh nhiều khía cạnh trong cuộc sống và tình cảm của con người. Điều đó cho thấy sự tài hoa độc đáo của các nghệ nhân dân gian TN.
? Hãy nêu một vài nét chính về nhà thơ Văn Công Hùng.
? Xác định bố cục của bài thơ.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản (20p)
- Gọi hs đọc 2 câu thơ.
? Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của đối tượng nào?
? Hình ảnh tượng mồ đã gợi mở được thời gian và không gian ntn?
Gợi ý:
+ Thời gian vào lúc nào của ngày? Thời gian đó có gợi ý nghĩa gì không?
+ Không gian ở đâu? Không gian đó có gợi cho em suy nghĩ điều gì không?
- Gv: Hai câu thơ gợi ra những hình ảnh:
+ Hình ảnh hoàng hôn Tây Nguyên vào mùa khô: mặt trời khuất núi, bầu trời phía tây đỏ rực ráng chiều, nối tiếp sắc đỏ của đất bazan tạo một nền màu nóng ấm, tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm giác của con người.
+ Chiều cũng là thời khắc chuyển giao ngày –của con người và đêm – của các linh hồn. Những hoạt động ban ngày lắng lại trong chốc lát để tiếp tục mạnh mẽ hơn, cuồng nhiệt hơn vào ban đêm, trong ánh lửa lớn bập bùng. Chiều mùa lễ bỏ mả không chỉ gợi cảm giác buồn bã, ảm đạm mà là sự dồn nén cả đau buồn, chếnh choáng rạo rực, đam mê. Đó chính là ngọn lửa đốt trong lòng người và sẽ bùng lên khi đêm xuống.
+ Trong ánh ngày sắp tắt, tác giả tưởng những pho tượng mồ như đang run rẩy bàng hoàng. Câu hỏi tu từ phản ánh nỗi băn khoăn của tác giả: linh hồn người chết phải rời xa cuộc sống trần thế để về với làng ma, nhưng làng ma ai biết ở chốn nào?
- Mùa khô ở TN cũng là mùa nông nhàn (tháng 11 đến tháng 4), là mùa lễ hội. Đó được gọi là thời gian “ăn năm uống tháng” của người TN. Thời gian này thường diễn ra nhiều lễ hội khác nhau, trong đó lễ bỏ mả là một lễ hội lớn.
- Gọi hs đọc tiếp phần 2.
? Em biết gì về quan niệm của người Bana, Jarai đối với người đã chết và người còn sống?
? Họ tin rằng người chết sẽ về đâu? Nơi đó là nơi ntn?
? Tình cảm của họ đối với người đã chết ntn?
? Vậy em có thấy điều đó phi logic không? Tại sao?
? Người được ru ở đây là ai?
- Lời gọi – “người ơi”- tha thiết, là lời người sống gọi người chết, cũng là lời người sống gọi chính mình.
? Em nhận xét gì về cấu trúc câu thơ này?
? Hình ảnh: chiêng, ché, rượu cần khiến em liên tưởng đến điều gì?
? Vậy không gian lễ bỏ mả hiện lên ntn?
- Với sự quan sát tinh tế, tác giả phác họa lên bức tranh sinh hoạt của người TN với những nét đặc trưng và quen thuộc nhất: cái hoang sơ phóng khoáng của đất trời, tiếng chiêng trần trầm đều đặn, những hàng ché nối tiếp nhau tràn trề, rượu cần nghiêng ngả uống mềm môi...Buồn thương nhưng người TN không quá chìm đắm vào trong đó mà bên cạnh lễ tiễn đưa là hội mừng người chết được về nơi sung sướng.
? Những bức tượng mồ đóng vai trò gì trong buổi lễ?
? Câu thơ lục bát bị cắt làm 2, em nhận thấy âm điệu câu thơ ntn? Điều đó có tác dụng gì?
? Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ở đây là gì?
? Hãy nhận xét về kết cấu vòng tròn: “chiều như... chiều ơi chiều..”?
- Kết cấu vòng tròn thể hiện sự luẩn quẩn, quẩn quanh, vấn vương không dứt, con người như đắm chìm miên man trong không gian chiều của lễ hội Tây Nguyên.
Hoạt động 3: Tổng kết (5p)
? Nhận xét chung của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Gọi hs đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 4: Luyện tập (5p)
- GV gọi 1-2 hs đọc diễn cảm bài thơ.
- Viết một đoạn văn ngắn (200 từ) nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ.
- Nếu đủ thời gian, gv gọi 1 – 2 hs đọc trên lớp.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc – Chú thích
2. Tác giả:
- Văn Công Hùng (19/5/1958), quê ở Thừa Thiên Huế.
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của tỉnh nhà.
- Thơ ông phản ánh đặc điểm của vùng đất và con người Tây Nguyên.
3. Tác phẩm:
- Trích trong “Tuyển thơ Gia Lai” – Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai.
4. Bố cục:
- P1: 2 câu đầu: gợi mở thời gian, không gian và ấn tượng đầu tiên trước những pho tượng mồ.
- P2: ...”một ngàn lời yêu”: nỗi buồn và ý nghĩa những bức tượng mồ trong việc thể hiện tình cảm của người sống với người chết.
- P 3: còn lại: sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước tình yêu lâu bền của con người.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh gợi mở của những bức tượng mồ:
“ Chiều như lửa đốt lòng nhau
Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người”
- “Chiều như lửa đốt lòng nhau”: có thể hiểu:
+ Hình ảnh hoàng hôn Tây Nguyên vào mùa khô: mặt trời đỏ kết hợp đất đỏ bazan -> ấm nóng, tác động đến tình cảm con người.
+ Chiều: khoảnh khắc giao giữa ngày – của con người và đêm – của các linh hồn. Chiều mùa lễ hội bỏ mả gợi cảm giác buồn bã và cả sự dồn nén đau buồn. Đó chính là ngọn lửa đốt trong lòng người.
- “Tượng mồ run rẩy”: sự liên tưởng, cảm tưởng của tác giả.
- “Về đâu kiếp người?”: câu hỏi tu từ, nỗi băn khoăn của tác giả: không biết linh hồn người chết sẽ về đâu?
=> Gợi ra những liên tưởng đầu tiên về mùa khô Tây Nguyên – mùa của lễ hội bỏ mả.
2. Ý nghĩa của những bức tượng mồ:
“ Đã đành hồn sẽ rong chơi
...mà còn đây nhớ với thương một đời”
- Quan niệm của người Bana, Jarai: sau lễ bỏ mả linh hồn sẽ không còn bất cứ mối ràng buộc nào với trần thế nữa.
- Họ tin rằng linh hồn sẽ về làng ma, nơi đó có cuộc sống mới vui vẻ.
- Điệp ngữ: “đã đành”, “mà còn đây”: nhấn mạnh nỗi buồn đau của người ở lại.
-> Phi logic về lí trí nhưng logic về tình cảm: sống đã gắn bó yêu thương sâu nặng thì chết chẳng dễ gì quên nhau.
“ nỗi đau chẳng khóc thành lời
lặn vào thớ gỗ ru người – người ơi”
- Người được ru:
+ là người đã chết: pho tượng mồ ru cho người đã chết được an giấc ngàn thu.
+ là người còn sống: tượng mồ như chính họ ở bên người đã khuất nên họ cũng được an ủi, vỗ về.
“ Hoang sơ
Chiều rót tràn vai
Ché và chiêng
Và đầy vơi rượu cần”
- Câu thơ lục bát ngắt nhỏ thành 4 dòng thơ. Tây Nguyên hiện lên với tất cả những gì quen thuộc nhất trong buổi lễ đặc biệt: buồn thương nhưng mọi người vẫn rộn ràng nhảy múa để tiễn đưa người thân về một vùng đất mới đầy vui vẻ như cuộc sống trước đây.
“ nằm đây một nắm xương tàn
đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu”
- Các pho tượng mồ cũng trở thành những thành viên của lễ hội, là nhân chứng đồng thời là sứ giả chuyển tải tình cảm và hơi thở cuộc sống đến cho ngwoif chết. 
3. Sự đồng cảm của tác giả:
“ chiều ơi chiều”
- Câu lục bát ngắt 2 dòng: âm điệu thơ ngân dài, lời gọi chiều làm liên tưởng đến lời gọi hồn.
“ Cho tôi ...”
- Khoảng cách giữa người sống và người chết được kéo gần. Tác giả đã hòa giọng hát của mình vào khúc ca yêu thương với sự trân trọng và đồng cảm sâu sắc.
=> Thông điệp: vượt lên cái chết, tình yêu sẽ ở lại, cái còn lại cuối cùng của cuộc đời đó chính là tình yêu.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
4. Hướng dẫn tự học: (4p) 
a. Bài cũ: 
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Hoàn thiện đoạn văn ở phần luyện tập.
b. Bài mới: Viết bài Tập làm văn số 7
 - Xem lại cách làm bài văn nghị luận.
 - Chuẩn bị các đề bài trong sách giáo khoa/128
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuong_mo_giao_an_dia_phuong_gia_lai_20150725_031808.doc