Giáo án Ngữ văn 8 tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô – gíc)

Hoạt động 3.Phát hiện lỗi diễn đạt về lo-gic trong câu văn ,bài văn ,trong lời nói hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Gv cho 1 Hs chữa lỗi đoạn văn của Hs mà Gv giới thiệu lúc trước

Gọi 2-3 Hs đọc và sửa lại đoạn văn của mình hoặc của bạn.

Gv cho Hs quan sát hình ảnh:về dân số và quảng cáo trên máy chiếu.

- Y/c Hs nhận xét và sửa lỗi

GV hướng dẫn, hs liệt kê ra vở , rồi chữa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9552 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô – gíc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8/4/2015
Ngày dạy:15/4/2015
 Bài 30 Tiết 122: 
 CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
(Lỗi lô – gíc)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Phát hiện và khắc phục được một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô – gíc.
2. Kỹ năng:
Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô – gíc.
3. Thái độ :
-Giúp HS có ý thức vận dụng để diễn đạt đúng trong khi nói và viết.
C. CHUẨN BỊ .
 Giáo viên: - Soạn giáo án.
 - Đọc, nghiên cứu tài liệu. Máy chiếu.
 Học sinh: -Chuẩn bị bài, xem lại các bài văn.
D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 I. Ôn định lớp
 Kiểm tra sĩ số
 II. Kiểm tra bài cũ
Gv: Gọi 1 Hs đọc đoạn văn và nhận xét đoạn văn trên máy chiếu. 
Hs khác nhận xét.
 III. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu 
 Trong quá trình làm bài văn, các em phải dùng từ, đặt câu để diễn đạt những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình. Qua việc chấm bài, chữa bài cho các em cô thấy không phải bạn nào cũng làm tốt điều ấy. Bài học hôm nay...
 Gv giới thiệu:
Lỗi diễn đạt:
Lo gic là trật tự chặt chẽ tất yếu giũa các hiện tượng lập luận, giữa các thành phần câu, các từ ngữ trong câu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần nhớ
Hoạt động 2 : 1/ Phát hiện lỗi và chữa lỗi trong những câu cho sẵn:
Gv gọi Hs nêu yêu cầu của đề bài trên máy chiếu
 Gv: Những câu này đều mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic, các em phát hiện lỗi và sửa lại cho đúng .
 Gv hướng dẫn Hs khi sửa :
+ Phân tích cấu tạo ngữ pháp
+ Xem xét sự kết hợp các cụm từ để tìm lỗi.
+ Sửa lại.
 Gv Em hãy xác định các thành phần chính của các câu và nhận xét?
Hs thực hiện
Gv Như vậy về mặt NP các câu đều không bị sai...
Gv hướng dẫn Hs làm câu a.
Gv kẻ bảng 
Kiểu kết hợp
Lỗi
Chữa lại
a/
Em hãy xác định kiểu kết hợp của câu a? 
 Câu này sai ở chỗ nào?
Trong sự kết hợp đó thì từ ngữ A và từ ngữ B phải thế nào với nhau?
Hãy chữa lại?
Gv hướng dẫn, câu này có nhiều cách để chữa.
Hs chữa lại
Gv chiếu lên cho Hs quan sát.
 Hs thảo luận để làm các câu còn lại. Cả lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 2 câu.
Nhóm 1 câu b và c
Nhóm 2.câu d và e
Nhóm 3.câu g và h
Nhóm 4.câu i và k
Thời gian thảo luận 3 phút.
Hs trình bày ra giấy 
Hs cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Hs quan sát, nghe, suy nghĩ.
Các bạn khác nhận xét,bổ sung.
Hs thể hiện
Gv nhận xét,hướng dẫn để các em hoàn thành bài tập.
Gv chuyển ý:Giữa các thành phần câu,các từ ngữ trong câu luôn có quan hệ về lo-gic, các câu này nội dung chưa phù hợp, thiếu chính xác trong các trường hợp:
+CN và VN mâu thuẫn nhau
+Liệt kê không cùng loại.
+Dùng quan hệ từ không đúng với nội dung câu văn.
Gv Từ những lỗi đó các em rút ra những lưu ý gì khi dùng từ, đặt câu có kiểu kết hợp tương tự?
Hs suy nghĩ, trả lời.
Gv chốt lại những lưu ý trên máy chiếu để khắc sâu cho Hs.
Hs quan sát, ghi nhớ. 
Bài 1 Hãy phát hiện lỗi diễn đạt liên quan đến lo-gic và chữa lại những lỗi đó.
 * Các câu trong (Sgk-127,128)
Câu a/Kiểu kết hợp “Avà B khác”.
Sai: quần, áo, dày, dép không cùng loại với đồ dùng học tập
Chữa lại: bỏ từ “ Khác”
 Thay B bằng nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
 Thay A bằng giấy bút, sách vở.
 A và B phải cùng loại, B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp.
b. A nói chung và B nói riêng
Sai: Thanh niên và bóng đá không cùng loại
Chữa lại:
 C1: Trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng... 
C2: Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng...
 A phải có nghĩa rộng hơn B và phải cùng trường từ vựng.
c. Kiểu kết hợp : A,B,C 
Lỗi:Chủ ngữ có kết cấu A,B,C không cùng trường từ vựng
Chữa lại:
C 1. Lão Hạc ,Bước đường cùng , Tắt đèn 
 C2. Nam Cao , Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc.
 Các yếu tố còn quan hệ đẳng lập với nhau thì A,B,C phải cùng trường từ vựng 
d. Kiểu kết hợp “A hay B”? 
( lựa chọn)
Sai: Trí thức đã bao hàm cả bác sĩ-> dùng như thế không hợp lý.
 Chữa lại :
C 1. Em muốn bác sĩ hay thuỷ thủ.
 C 2. Em .. giáo viên hay bác sĩ.
Avà B không được bao hàm nhau
e.Kiểu kết hợp “ không chỉ A mà còn B”
 Sai: Ngôn từ thuộc nghệ thuật
 Chữa lại: 
C1.Bài thơ..mà còn sắc sảo về nội dung.
C2: Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
A không bao hàm B, B không bao hàm A.
g. Kiểu kết hợp “A và B”
.Sai: 
-Miêu tả không lo-gic.A,B không cùng trường từ vựng. 
Cao, gầy khác mặc áo ca rô.
 Chữa lại 
C1.Trên sân ga . Một người thì cao gầy , còn một người thì thấp béo .
C2. Trên .. Một người mặc áo trắng còn một người mặc áo kẻ ca rô
Miêu tả các dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng trường từ vựng .
.h. Vì A nên B
Sai: Liên kết hai vế bằng QHT “ nên” là không phù hợp
Chữa lại: 
 Sửa : Chị Dậu rất cần , chịu khó và rất mực yêu thương chồng còn 
 i. Nếu A thì B
Sai: 
 - Dùng cặp từ QHT “nếu- thì”, không phù hợp
 - Từ “đó” không đúng chỗ
Chữa lại: 
 k. Vừa A...vừa B
 Sai: Có hại sức khoẻ, giảm tuổi thọ-> quan hệ nhân quả
Chữa lại:
 Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc.
Nếu dùng qh từ “vừa- vừa”thì A và B phải bình đẳng với nhau,cùng trường từ vựng
* Lưu ý:
Hoạt động 3.Phát hiện lỗi diễn đạt về lo-gic trong câu văn ,bài văn ,trong lời nói hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Gv cho 1 Hs chữa lỗi đoạn văn của Hs mà Gv giới thiệu lúc trước
Gọi 2-3 Hs đọc và sửa lại đoạn văn của mình hoặc của bạn.
Gv cho Hs quan sát hình ảnh:về dân số và quảng cáo trên máy chiếu.
- Y/c Hs nhận xét và sửa lỗi
GV hướng dẫn, hs liệt kê ra vở , rồi chữa.
Bài 2/Phát hiện lỗi diễn đạt về lo-gic trong câu văn, bài văn ,trong lời nói hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng
Hoạt động 4. * Kết luận:
 ? Qua các bài tập trên, chúng ta rút ra kết luận: Những nguyên nhân mắc lỗi lo-gic, tác hại của nó, cần có những cách nào để tránh mắc lỗi lo-gic thông qua bài tập sau.
BT: Hãy nối mỗi ý ở cột A với một ý đúng ở cột B để được kết luận đúng.
A
Nối
1- c 
2- d 
3 - a
4 - b 
B
1.Nguyên nhân mắc lỗi
a)- Cần nắm vững quy tắc sử dụng ngôn từ.
-Không ngừng rèn năng lực tư duy . 
-Thận trọng khi diễn đạt .
2. Tác hại
b)-Người đọc, người nghe hiểu đúng ý .
- Hiệu quả giao tiếp cao 
3. Cách tránh
c)-Không nắm vững quy tắc sử dụng ngôn từ 
- Năng lực tư duy 
 -Vô tình, thiếu thận trọng khi diễn đạt 
4 Hiệu quả
d)-Người đọc, người nghe hiểu sai ý , không rõ ý . 
 -Khó khăn trong giao tiếp .
 IV. Củng cố 
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để khắc sâu kiến thức cho Hs
Gv cho hs thảo luận nhóm:thời gian 2 phút.
Gv nhận xét,cho điểm.
Gv chốt lại kiến thức bài học
V. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Ôn tập lại kiến thức về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ( Từ ngữ nghĩa rộng,từ ngữ nghĩa hẹp),trường tự vựng đã học.
 - Tiếp tục tìm và sửa lỗi lo –gic trong: 
 +Lời nói hàng ngày
	+ Trong c¸c phương tiÖn truyÒn th«ng ®¹i chóng 	
 + Trong bµi tËp lµm v¨n cña m×nh,của bạn
. - Rút kinh nghiệm về cách diễn đạt.
 - Xem bài ôn tập Tiếng Việt:
 + Về các kiểu câu
 + Hành động nói
 + Lựa chọn trật tự từ trong câu
*******************************************************

File đính kèm:

  • docBai_30_Chua_loi_dien_dat_loi_logic_20150725_031521.doc
Giáo án liên quan