Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 118+119: Văn bản Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục - Minh Trí

– Hỏi: Dựa vào phần in nghiêng hãy cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh ?

– Hỏi: Số lượng nhân vật ở cảnh 1 là bao nhiêu ?

– Hỏi: Em hãy tìm các loại động tác, âm thanh sân khấu để chứng minh rằng càng về sau lớp kịch càng sôi động.

– Hỏi: Cảnh 1 diễn biến xung quanh sự việc gì ?

– Hỏi: Bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh bao gồm những gì ?

– Hỏi: Em có nhận xét gì về những món đồ như vậy ?

+ Theo em thì tính cách của ông Guốc- Đanh như thế nào ?

+ Ở cảnh 1 tính cách học đòi làm sang của ông Guốc-đanh thể hiện như thế nào ?

– Gv giảng và chốt lại vấn đề

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 118+119: Văn bản Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 118, 119
VĂN BẢN:
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
(Trích Trưởng giả học làm sang)
– Mô-li-e –
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
– Tiếng cười chế giễu thói “ trưởng giả học làm sang”.
– Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động. 
2. Kĩ năng: 
– Đọc phân vai kịch bản văn học.
– Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Thói “trưởng giả học làm sang” đâu đó vẫn còn tồn tại trong cuộc sống. Một số người không biết mình, không biết người, đã tạo nên những cách sống lố bịch, hợm hĩnh. Để chế giễu lối sống đó nhà văn Mô-li-e đã có vở hài kịch nổi tiếng Trưởng giả học làm sang với đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục chúng ta sẽ học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hđ1: Tìm hiểu chung
– Gọi HS đọc phần chú thích ó.
– Hỏi: Dựa vào chú thích, cho biết đôi nét về Mô-li-e?
– GV bổ sung phần trả lời của HS.
– Hỏi: Kể tên một vài tác phẩm nổi tiếng của ông?
– Hỏi: VB thuộc thể loại nào?
– Hỏi: đoạn trịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục được trích ở đâu?
– Gọi HS đọc chú thích từ khó.
Hđ1: Tìm hiểu chung
– HS đọc. 
Ò HS trả lời.
– HS lắng nghe, ghi nhận.
Ò HS trả lời.
Ò HS trả lời.
Ò HS trả lời.
– HS đọc.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Mô-li-e (1622-1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp vào thế kỉ XVII.
– Tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang,
2. Tác phẩm.
– Trưởng giả học làm sang thuộc thể loại hài kịch nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch trong XH. 
– Đoạn trích nằm ở hồi II, lớp 5 của vở kịch.
Hđ2: Đọc – hiểu VB
– GV phân vai cho HS đọc văn bản.
– HD đọc: Diễn cảm để gây không khí kịch . 
– Hỏi: Trong văn bản có bao nhiêu nhân vật? Đó là những nhân vật nào ?
Gv giảng về nhân vật trung tâm (Giuốc-đanh) dựa vào chú thích ê.SGK/Tr.120,121.
– Hỏi: Dựa vào phần in nghiêng hãy cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh ?
– Hỏi: Số lượng nhân vật ở cảnh 1 là bao nhiêu ?
– Hỏi: Em hãy tìm các loại động tác, âm thanh sân khấu để chứng minh rằng càng về sau lớp kịch càng sôi động.
– Hỏi: Cảnh 1 diễn biến xung quanh sự việc gì ?
– Hỏi: Bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh bao gồm những gì ?
– Hỏi: Em có nhận xét gì về những món đồ như vậy ?
+ Theo em thì tính cách của ông Guốc- Đanh như thế nào ?
+ Ở cảnh 1 tính cách học đòi làm sang của ông Guốc-đanh thể hiện như thế nào ?
– Gv giảng và chốt lại vấn đề
– Hỏi: Khi mặc xong lễ phục thì ông Giuốc-đanh được gọi là gì ?
– Hỏi: Tay thợ phụ gọi như vậy khiến ông Giuốc-đanh có suy nghĩ gì ?
– Hỏi: Có mấy lần thay đổi cách tôn xưng như vậy ? Và thay đổi bằng những từ ngữ tôn xưng nào ?
– Hỏi: Để thưởng cho những lời tôn xưng như vậy thì ông hao tốn gì ?
– Hỏi: vậy ở cảnh 2 tính cách ông Giuốc-đanh được thể hiện như thế nào?
– GV giảng và chốt lại vấn đề: Giuốc đanh là một người háo danh nên sẵn sàng bỏ ra tất cả tiền bạc để được tiếng tôn xưng “ông lớn”. “cụ lớn” , “Đức ông”. Chính vì bản tính như vậy mà tay thợ phụ mới dễ dàng mánh khóe để moi tiền.
– GV giảng từ “bất hủ” để học sinh hiểu thêm về nhân vật bất hủ (có một không hai) .
– Hỏi: Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở khía cạnh nào ?
– GV gợi ý cho HS thảo luận:
+ Tìm những chi tiết gây cười.
+ Cách mặc lễ phục (màu sắc, kiểu may, thợ phụ mặc như thế nào?)
+ Hao tốn tiền vào việc gì? Có chính đáng không ?
- GV gọi HS nhận xét chéo giữa các nhóm.
Hđ2: Đọc – hiểu VB
– HS đọc văn bản theo phân vai.
Ò HS trả lời.
– HS nghe và ghi nhận .
Ò HS trả lời.
Ò HS dựa vào văn bản để trình bày.
Ò HS tìm trong văn bản.
Ò HS dựa vào văn bản để trình bày.
Ò HS dựa vào văn bản để trình bày.
– HS nhận xét và trình bày.
Ò HS dựa vào văn bản để trình bày.
Ò HS dựa vào văn bản để trình bày.
– HS chú ý lắng nghe và ghi nhận.
Ò HS dựa vào văn bản để trình bày.
Ò HS suy luận trả lời.
Ò HS dựa vào văn bản để trả lời.
Ò HS dựa vào văn bản để trả lời.
Ò HS suy luận trình bày ý kiến.
– HS chú ý lắng nghe và ghi nhận.
– HS nghe và nhớ.
Ò HS suy luận trình bày ý kiến.
Ò HS dựa vào phần gợi ý của GV để thảo luận và trình bày ý kiến.
Ò HS trả lời 
Ò Nhận xét và ghi nhận .
II. Đọc – hiểu VB
1. Sơ bộ về nhân vật trung tâm Giuốc-đanh . 
– Tuổi ngoài 40, con nhà buôn giàu có, dốt nát-quê kệch mà học đòi làm sang. à Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó để săn đón, nịnh hót để moi tiền ông.
– Ông không tán thành tình yêu của con. Cuối cùng nhờ mưu mẹo của cô Cô-vi-en là đầy tớ của Giuốc-đanh, Clê-ông cải trang làm hoàng tử đến hỏi Luy-xin (con gái Giuốc-đanh) làm vợ và ông ưng thuận .
2. Diễn biến của hành động kịch: Lớp kịch chia làm 2 cảnh”
– Cảnh 1: (Tại phòng khách ông Giuốc-đanh) Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc Đanh và Phó may.
– Cảnh 2: Cuộc đối thoại giữa Giuốc-đanh và thợ phụ.
a. Ông Giuốc-đanh và bác phó may.
– Xoay quanh một số sự việc: bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ 
à Chủ yếu xoay quanh bộ lễ phục
Giuốc-đanh
Phó may
– Phát hiện áo ngược hoa, nhưng nghe lời bỏ qua .
– Phát hiện bị ăn bớt vải nhưng ham sang bỏ qua .
– May áo ngược hoa.
-Khéo léo bịa chuyện 
– Ăn bớt vải, gỡ bí lảnh sang chuyện khác .
Ò Ngu dốt vì ham làm sang nên tạo trò cười .
Ò Láu cá, tham lam, lừa bịp .
– Từ một người dễ tính khắc khe trở thành người bị động trước lời khéo léo nịnh nọt của bác phó may.
b. Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.
Giuốc-đanh
Thợ phụ
– Ông Giuốc-đanh khao khác được tôn vinh : ông lớn, cụ lớn, đức ông.
– Thợ phụ dùng lời lẽ nịnh hót khéo léo để moi tiền.
Ò Hám danh, ưa nịnh, học đòi.
Ò Nịnh hót, ranh mãnh để moi tiền.
à Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói và hoạt động .
3. Nhân vật hài kịch bất hủ:
– Mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.
– Moi tiền mãi để mua lấy cái danh hão.
– Thợ phụ lột đồ để mặc lễ phục theo nhịp điệu, màu sắc dớ dẩn mà ra vẻ quý phái .
– Hao tốn tiền một cách vô cớ.
à Dựng lớp hài kịch ngắn với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười .
4. Nghệ thuật:
 - Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động. 
 - Dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười. 
5. Ý nghĩa VB: Kể về việc ông Giuốc- đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.
Hđ3: Tổng kết.
Gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ (Sgk/51)
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
	– Tóm tắt ND đoạn trích. 
	– Phân tích hình tượng nhân vật ông Giuốc-đanh.
2. Dặn dò: 
	– Học bài.
	– Soạn bài: “Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)”.

File đính kèm:

  • docBai_29_Ong_Giuocdanh_mac_le_phuc.doc
Giáo án liên quan