Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 36,37

- Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.

Ví dụ: để gọi một người tên X:

+ Ông X, lão X, gã X, tay X ( tương xứng với mỗi cách gọi thường kèm theo một thái độ yêu, ghét, kính trọng, thân sơ nhất định).

- Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên của tiếng Việt có hai cái lợi:

+ Thứ nhất nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là: trong vốn từ vựng tiếng Việt số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế kể cả số lượng và sắc thái biểu cảm.

+ Thứ hai là: thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu cần bày tỏ những biến thái tình cảm vô cùng phong phú và phức tạp trong quan hệ giữa con người vơí con người, đôi khi những biến thái này diễn ra ngay trong một cuộc đối thoại của hai “ vai” cố định; chẳng hạn lúc đầu hai người nói chuyện với nhau khá ôn hoà thì xưng “anh-tôi, anh-em ”, nhưng về sau nổi nóng lên thì có thể xưng “mày-tao ”.

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 36,37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36
Tiết 137
Soạn: 24 / 4/ 2011
Giảng: 3 / 5 / 2011 
 Văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu những trường hợp nào cần viết văn bản thông báo; nắm được những đặc điểm của một văn bản thông báo; biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách.
- Rèn kỹ năng phân biệt văn bản thông báo với các loại đơn từ, đề nghị, báo cáo và tường trình đã học. 
B.Chuẩn bị : 
 Sưu tầm và phân tích các văn bản mẫu.
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Văn bản tường trình được viết nhằm mục đích gì? Kể một số tình huống cần viết văn bản tường trình?
 	- Đặc điểm của văn bản tường trình? Cách viết văn bản tường trình?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 ở giờ trước chúng ta đã được học văn bản tường trình, biết cách viết một văn bản tường trình đúng mẫu. Vậy văn bản tường trình và văn bản báo cáo có điểm gì giống và khác nhau?
Ngữ liệu- phân tích ngữ liệu
Đọc ngữ liệu sgk
Ai là người viết thông báo?
Người nhận thông báo là ai?
Mục đích của thông báo là gì?
Nội dung của thông báo gồm những gì?
Hình thức trình bày của thông báo?
Vậy văn bản thông báo dùng với mục đích gì?
 Xác định các tình huống cần làm thông báo?
Văn bản thông báo có bố cục như thế nào?
Nội dung của từng phần?
Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét.
Cách trình bày văn bản thông báo?
 Khi nào em thấy xuất hiện văn bản thông báo ở trường?
ở địa phương có sử dụng văn bản thông báo không? ví dụ?
Đọc bài tập 1 SBT, ngữ văn 8, tập 2, tr. 94-95
Có cần viết thông báo không?
Đọc bài tập 1 SBT, ngữ văn 8, tập 2, tr. 94-95
Xác định lỗi của văn bản thông báo?
Cần sửa như thế nào?
I Bài học.
1. Đặc điểm của văn bản thông báo
- người viết thông báo: là người có trách nhiệm tổ chức
- Người nhận thông báo: những thành viên có liên quan, những người quan tâm đến vấn đề, nội dung thông báo
- Mục đích của thông báo: để mọi người biết và thực hiện theo nội dung thông báo
- Nội dung của thông báo: 
+ Công việc gì
+ Thời gian diễn ra công việc
+ Địa điểm tiến hành công việc
- Hình thức trình bày: rõ ràng, ngắn gọn
* kết luận: 
Văn bản thông báo dùng để truyền đạt thông tin
Nội dung của một thông báo cần phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết.
* Ghi nhớ điểm 1, 2 tr. 143
2. Cách làm văn bản thông báo
a. Tình huống làm thông báo
Tình huống a, cần viết bản tường trình với cơ quan công an
Tình huống b: phải viết thông báo để cán bộ, giáo viên, công nhân viên và toàn thể học sinh trong trường nắm được kế hoạch
Tình huống c: Có thể viết thông báo. Riêng với các đại biểu thì cần phải viết giấy mời.
b. Cách làm văn bản thông báo
* Phần mở đầu:
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm, thời gian làm thông báo
- Tên văn bản thông báo
* Phần nội dung thông báo
- Thứ tự, nội dung công việc 
* Phần kết thúc: 
- Nơi nhận thông báo
- Họ tên, chức vụ, chữ kí của người có trách nhiệm viết thông báo
*Qui cách:
Tên đơn vị, cơ quan Quốc hiệu
Số Địa điểm, thời gian
 Tên văn bản thông báo
Người nhận
Nội dung thông báo
1..
2…
3…
Nơi nhận thông báo Họ tên, chức vụ 
 và chữ kí người có trách nhiệm 
viết thông báo
* Cách trình bày: 
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa to cho nổi
- Giữa các phần cần có khoảng cách để dễ dàng phân biệt
- Không viết sát lề trái, không để phần bên trên trang giấy có khoảng trống quá lớn
 - Lời văn thông báo cần rõ ràng, chính xác, tránh để người đọc hiểu lầm.
- Trình bày thông báo cần theo đúng mẫu.
- Thông báo cần được gửi đến tay người nhận kịp thời
* Ghi nhớ điểm 3. tr 143.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Tình huống xuất hiện văn bản thông báo ở trường:
- Thông báo kế hoạch hạt động 20-11
- Thông báo kế hoạch hội trại
- Thông báo kế hoạch thu gom phế thải…
b. Tình huống xuất hiện văn bản thông báo ở địa phương:
- Thông báo kế hoạch gieo cấy vụ Đông xuân
- Thông báo lịch tiêm chủng mở rộng
- Thông báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng…
2. Bài tập 1 SBT, ngữ văn 8, tập 2, tr. 94-95
Các tình huống đều cần thông báo
3. Bài tập 2 SBT, ngữ văn 8, tập 2, tr. 94-95
* Lỗi của văn bản
- Diễn đạt chưa đúng ngữ pháp
- Nội dung chưa nêu được kế hoạch
* Cách sửa
- Sửa cách diễn đạt
- Bổ xung phần nội dung kế hoạch
4. Củng cố: 
- Khi nào cần đến văn bản thông báo
- Những yêu cầu về hình thức và nội dung
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Làm bài tập SBT
Tiết 138
Soạn: 25/ 4/ 2011
Giảng: 4/ 5/ 2011 
 Chương trình địa phương - phần tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn tập những kiến thức về đại từ nhân xưng, xưng hô trong hội thoại.
- Rèn luyện kĩ năng dùng đại từ nhân xưng trong giao tiếp cho đúng vai và đúng màu sắc địa phương.
B.Chuẩn bị : 
- Hướng dẫnhọc sinh ôn tập kiến thức có liên quan.
- Chuẩn bị theo yêu cầu sgk. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra phần học sinh đã chuẩn bị ở nhà theo sự phân công. 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày ở mỗi địa phương thường có cách xưng hô mang màu sắc riêng, song dù thế nào thì vai xã hội trong giao tiếp vẫn luôn được chú trọng. Vận dụng kiến thức đã học để giao tiếp có hiệu quả đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm.
Thế nào là xưng, hô trong hội thoại? Ví dụ?
Những từ ngữ nào được sử dụng làm từ ngữ xưng hô?
Có những quan hệ xưng hô nào?
Xác định các từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn văn?
Tìm từ ngữ xưng hô ở một số địa phương?
Sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương trong những trường hợp nào?
Nhận xét về các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô?
Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên của tiếng Việt đem lại lợi ích gì?
I. Ôn tập về từ ngữ xưng hô
1. Xưng hô trong hội thoại
- Xưng: người nói tự gọi mình
- Hô: người nói gọi người đối thoại- tức người nghe.
Ví dụ: 
- Học trò tự gọi mình là “em”, gọi giáo viên là “thầy, cô”.
-- Học trò tự gọi mình là “con”, người sinh thành là “cha, mẹ”.
2. Sử dụng từ ngữ xưng hô
- Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó; ta, chúng ta; mình, chúng mình…
- Dùng danh từ:
+ Chỉ quan hệ thân thuộc: ông, bà, anh, anh,chị, cô, dì, chú, bác…
+ Một số danh từ chỉ nghề nghiệp: nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà điêu khắc…
+ Danh từ chỉ chức tước: tổng thống, bộ trưởng, hiệu trưởng…
3. Quan hệ xưng hô
- Quan hệ quốc tế: giao tiếp trong hoạt động ngoại giao, đối ngoại…
- Quan hệ quốc gia: giao tiểp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy…
- Quan hệ xã hội: quan hệ rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống: quan hệ xóm làng, ở chợ…
* Trong giao tiếp, phải luôn chú ý đến vai xã hội trong giao tiếp: trên – dưới; dưới – trên; ngang hàng.
II. Xác định các từ ngữ xưng hô
1. Xác định các từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn văn
a. Từ ngữ xưng hô địa phương là “u” dùng để gọi mẹ
b. Từ ngữ xưng hô là “mợ” dùng để gọi mẹ, không phải từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ ngữ địa phương vì nó thuộc lớp từ ngữ biệt ngữ xã hội.
2. Từ ngữ xưng hô ở một số địa phương
Vùng- miền
Từ ngữ xưng hô
Từ ngữ toàn dân
Nghệ tĩnh
- mi
- choa
- mày
- tôi
Thừa Thiên- Huế
- eng
- ả
- anh
- chị
Nam Trung Bộ
-tui
- ba
- ổng
- tôi
- cha
- ông ấy
Bắc Ninh, Bắc Giang
- thầy
- u
- cha
- mẹ
Phú Thọ
- Bầm
- mẹ
3. Sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương
- Từ ngữ xưng hô ở địa phương thường được dùng trong những phạm vi giao tiếp hẹp như: ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn hoặc ở nước ngoài, trong gia tộc, gia đình…
- Từ ngữ xưng hô ở địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở một mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm. 
- Từ ngữ xưng hô ở địa phương không được dùng tropng các hoạt động giao tiếp quốc tế, quốc gia( các hoạt động có nghi thức nghi lễ trang trọng).
4. Nhận xét:
- Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
Ví dụ: để gọi một người tên X:
+ Ông X, lão X, gã X, tay X…( tương xứng với mỗi cách gọi thường kèm theo một thái độ yêu, ghét, kính trọng, thân sơ nhất định).
- Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên của tiếng Việt có hai cái lợi:
+ Thứ nhất nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là: trong vốn từ vựng tiếng Việt số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế kể cả số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Thứ hai là: thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu cần bày tỏ những biến thái tình cảm vô cùng phong phú và phức tạp trong quan hệ giữa con người vơí con người, đôi khi những biến thái này diễn ra ngay trong một cuộc đối thoại của hai “ vai” cố định; chẳng hạn lúc đầu hai người nói chuyện với nhau khá ôn hoà thì xưng “anh-tôi, anh-em…”, nhưng về sau nổi nóng lên thì có thể xưng “mày-tao…”. 
4. Củng cố: 
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương vào giao tiếp cần chú ý điều gì? 
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Sưu tầm từ ngữ địa phương ở các vùng miền khác nhau.
Duyệt giáo án, ngày 9 tháng 5 năm 2011
Ban giám hiệu
Tuần 37
Tiết 139
Soạn: 4/ 5/ 2011
Giảng: 10/ 5 / 2011 
 Luyện tập Văn bản thông báo
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: những đặc điểm của một văn bản thông báo; biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách.
- Rèn kỹ năng phân biệt văn bản thông báo với các loại đơn từ, đề nghị, báo cáo và tường trình đã học. 
B.Chuẩn bị : 
 Sưu tầm và phân tích các văn bản mẫu.
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Văn bản thông báo được viết nhằm mục đích gì? Kể một số tình huống cần viết văn bản thông báo?
 - Đặc điểm của văn bản thông báo? Cách viết văn bản thông báo?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 ở giờ trước chúng ta đã được học văn bản thông báo, biết cách viết một văn bản thông báo đúng mẫu. Giờ này chúng ta tiếp tục củng cố, khắc sâu và luyện tập viết văn bản thông báo.
Xác định tình huống làm văn bản thông báo?
Những yêu cầu của một văn bản thông báo?
Đọc yêu cầu bài tập?
Thảo luận theo nhóm nội dung bài tập.
Đại diện các nhóm trình bày.
Đọc văn bản và nhận xét cách viết văn bản thông báo như vậy đã đạt yêu cầu chưa?
Tìm thêm các tình huống cần viết văn bản thông báo, ngoài các tình huống đã biết theo mẫu:
Lựa chọn một trong các tình huống trên và viết một văn bản hoàn chỉnh?
Trình bày trước lớp văn bản đã viết?
I. Ôn tập phần lí thuyết
1. Tình huống làm văn bản thông báo
Khi cấp trên, tổ chức cơ quan Đảng, nhà nước cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương chính sách…
2. Những yêu cầu của một văn bản thông báo
- Ai thông báo ( chủ thể)
- Thông báo cho ai ( đối tượng tiếp nhận) 
- Trong tình huống nào ( nguyên nhân - điều kiện)
- Thông báo về việc gì ( xác định nội dung): nội dung cần cụ thể, chuẩn xác, rõ ràng.
- Thông báo như thế nào ( xác định hình thức, bố cục)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Để cán bộ giáo viên và học sinh nắm đượckế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 
19/ 5, cần phải viết văn bản thông báo:
- Người thông báo: Hiệu trưởng nhà trường.
- Đối tượng tiếp nhận: Cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường.
- Nội dung thông báo: Kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
b. Để ban chỉ huy liên đội và nhà trường nắm bắt được tình hình hoạt động của các chi đội, cần phải viết báo cáo: 
- Người báo cáo: Chi đội trưởng các chi đội trong toàn liên đội.
- Đối tượng tiếp nhận: Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo.
- Nội dung báo cáo: Nội dung hoạt động của chi đội mình trong tháng.
c. Để bà con nắm bắt được kế hoạch và thực hiện đúng,cần viết thông báo:
- Người thông báo: Ban quản lí dự án.
- Đối tượng tiếp nhận: Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giảI phóng mặt bằng của công trình dự án.
- Nội dung thông báo: Chủ trương, kế hoạch của dự án.
2. Bài tập 2
a. Phát hiện lỗi sai:
- Không có: số công văn, thông báo; địa điểm thông báo; nơi nhận, nơi lưu; 
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: thời gian kiểm tra, cách thức kiểm tra…
b. Cách sửa: Bổ xung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên văn bản thông báo
3. Bài tập 3
Tìm thêm các tình huống cần viết văn bản thông báo:
Người thông báo
Người nhận thông báo
Nội dung thông báo
Giáo viên chủ nhiệm lớp.
Gia đình học sinh của lớp chủ nhiệm.
Kế hoạch thu các khoản tiền đầu năm học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp.
Gia đình học sinh cá biệt trong lớp chủ nhiệm.
Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt trong tuần.
Hiệu trưởng nhà trường.
Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh.
Kế hoạch tham quan thực tế khu di tích lịch sử Đền Hùng
Ban công an xã.
Gia đình nạn nhân.
Đến nhận đồ vật bị mất cắp đã tìm thấy.
Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM.
Toàn thể đoàn viên trong chi đoàn.
Kế hoạch hoạt động hè năm 2008- 2009.
4. Bài tập 4
Lựa chọn một tình huống và viết một văn bản hoàn chỉnh.
Trình bày trước lớp.
 4. Củng cố: 
- Khi nào cần đến văn bản thông báo?
- Những yêu cầu về hình thức và nội dung?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm vững kĩ năng viết thông báo.
- Làm bài tập số 4.
Tiết 140
Soạn: 4/ 5/ 2011
Giảng: 11/ 5/ 2011
 Trả bài kiểm tra học kì ii
A.Mục tiêu cần đạt:
- Đánh giá việc học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để làm bài kiểm tra tổng hợp 
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức làm bfai kiểm tra. 
B.Chuẩn bị : 
 - Giáo viên chấm và chữa bài theo đáp án 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà. 
3. Bài mới:
I. Hướng dẫn tìm hiểu đề và xây dựng đáp án
Câu một yêu cầu cần đạt được những gì?
Tìm và phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được tác giả sử dụng để khắc hoạ hình ảnh con thuyền quê hương?
Đánh giá chung về đoạn thơ?
Vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như vậy?
Đề bài thuộc kỉeu loại nào?
Xác định ván đề cần nghị luận?
Để làm rõ vấn đề cần triển khai những lụan điểm nào?
Dự định đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài viết như thế nào?
Câu 1: 
 Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được tác giả sử dụng để khắc hoạ hình ảnh con thuyền quê hương:
- Hình ảnh con thuyền được so sánh với “con tuấn mã” nhằm diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh khẩn trương của con thuyền ra khơi, toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng 
- Hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi với vẻ đẹp lãng mạn, phép so sánh bất ngờ, độc đáo (so sánh cái cụ thể hữu hình với cái trừu tượng vô hình: “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”) làm cho hình ảnh cánh buồm trắng trở nên thiêng liêng, thơ mộng là biểu tượng của linh hồn làng chài.
- Cánh buồm được nhân hoá “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm chủ động thâu góp gió biển tiến thẳng ra khơi chính là sự chủ động làm chủ thiên nhiên của con người lao động
 => Đây là đoạn thơ hay với hình ảnh tươi tắn trẻ trung đầy ý nghĩa, phép so sánh, nhân hóa tài tình, hợp lí, giai điệu bay bổng lãng mạn. Đoạn thơ thể hiện tình yêu, sự gắn bó thiết tha với làng chài quê hương của tác giả.
Câu 2: 
 Sắp xếp trật tự từ được in đậm trong các bộ phận câu:
+ Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt:
=>Trật tự từ sắp xếp theo thứ tự của tầm quan trọng của sự vật việc, sự việc:Ngựa sắt, roi sắt để tấn công; áo giáp sắt để phòng bị.
+ Vừa kinh ngạc, vừa mờng rỡ… về tâu vua.
=> Trật tự từ sắp xếp theo thứ tự diễn biến của tâm trạng và hành động: Kinh ngạc, ngạc nhiên trước sự việc; tiếp sau đó là sự mừng vui; sau đó mới về tâu vua.
 Câu 3: 
* Tìm hiểu đề:
+ Kiểu văn bản nghị luận
+ Vấn đề cần nghị luận: Tình trạng vứt rác thải bừa bãi ở địa phương.
 * Xác định những nội dung cần triển khai: 
1. Giới thiệu vai trò quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi ở địa phương.
2. Tác hại của việc rác thải vứt bừa bãi:
- Vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt 
+ Làm chết cá, tôm, các loài sinh vật ở ao, hồ…
+ Ô nhiễm bầu không khí bởi mùi hôi thối bốc lên từ rác thải…
- Vứt rác thải ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người: Gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người
- Rác thải làm mất đi vẻ đẹp mĩ quan chung
3. Nguyên nhân của vấn đề: 
- Do thói quen xấu của nhiều người.
- Do trình độ nhận thức còn hạn chế.
- Do chưa có biện pháp sử lí hiệu quả.
4. Biện pháp giải quyết: 
- Tuyên truyền ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. 
- Bản thân mỗi người cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, rèn cho mình thói quen tốt : thu gom rác thải, không vứt rác thải bừa bãi.
- Địa phương phải có kế hoạch tổ chức thu gom và xử lí rác thải
5. Khẳng định lại sự cần thiết phải hành động của mỗi người để giữ sạch môi trường.
II. Nhận xét:
1. Ưu điểm: 
- Đa số đã xác định được nội dung yêu cầu của đề, biết cách làm bài;
- Một số bài viết đã bộc lộ được năng lực cảm thụ văn học, biết cách vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để làm bài kiểm tra;
- Phần lớn biết các trình bày nội dung bài kiểm tra: bố cục khá rõ ràng, mạch lạc
2. Tồn tại: 
- Một số chưa đọc kỹ đề dẫn đến xác định trọng tâm yêu cầu đề chưa chính xác, làm bài thiếu chính xác. 
- Nhiều bài thể hiện khả năng vận dụng kiến thức còn hạn chế: bố cục bài nghị luận chưa rõ ràng, kỹ năng viết đoạn văn còn hạn chế, năng lực cảm thụ văn chương chưa tốt. 
- Nhiều bài còn thể hiện sự luộm thuộm, thiếu khoa học trong cách trình bày, bố cục thiếu mạch lạc. 
- Nhiều bài viết còn mắc các lỗi chính tả thông thường: viết hoa tuỳ tiện, lẫn lộn các phụ âm đầu.
- Viết câu chưa đúng, sử dụng dấu câu tuỳ tiện.
- Một số em chưa thực sự có ý thức trong việc học tập.
III. Hướng dẫn chữa bài:
1. Chữa bài theo đáp án: Quan sát đáp án bổ xung kiến thức mình còn thiếu vào vở bài tập.
2. Chữa lỗi chính tả: Đọc bài, phát hiện lỗi chính tả và tự chữa lỗi bằng bút chì.
3. Chữa lỗi sử dụng từ ngữ và diễn đạt: Đọc bài tìm lỗi diễn đạt, lỗi sử dụng từ ngữ chưa chính xác và tự chữa.
********@**********
4. Củng cố: 
- Qua giờ trả bài em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân trong việc học tập bộ môn? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học.
Duyệt giáo án, ngày 9 tháng 5 năm 2011
Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docNV 8 Tuan 36-37.doc