Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 27

- Trước hết nói về nội dung dạy của thầy: Theo Chu Tử, tứ thư, ngũ kinh (sách vở kinh điển của đạo nho, của các bậc thánh hiền )

Phương pháp học:

+ Học tiểu học để bồi gốc;

+ Tuần tự tiến lên đến trung học, đại học;

+ Cách học kết hợp giữa rộng và , trọng tâm;

+ Học để làm, học kết hợp với hành.

=> Quan niệm truyền thống thời phong kiến. đó là những chủ trương phương pháp mới được tác giả đưa ra ngắn gọn, tuy chưa thật chính xác,cụ thể nhưng rất đúng, rất tiến bộ trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 
Tiết 101
Soạn: 18/ 2/ 2011
Giảng: 01/ 3/ 2011
 Bàn luận về phép học 
( La sơn phu tử Nguyễn Thiếp.)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được mục đích tác dụng của việc học chân chính, đồng thời thấy tác hại của việc học hình thức cầu danh lợi; 
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng đắn, kết hợp học với hành ;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và cảm thụ văn nghị luận cổ. 
B. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Sưu tầm bút tích của Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp trong cuốn: “Lịch sử Việt Nam.”-Tập 1
- Học sinh: Soạn bài 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Quan niệm về đất nước của Nguyến Trãi có gì mới so với Lý Thường Kiệt? 
- Phân tích trình tự lập luận của tác giả trong đoạn trích: “Nước Đại Việt ta.”? 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Học để làm gì? Học như thế nào? Đây là vấn dề được nhiều người quan tâm. “Luận phép học.” sẽ giúp ta có lời giải đáp về vấn đề này
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài và yêu cầu học sinh đọc bài? 
Đọc phần chú thích sgk? 
Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ? 
Em hiểu gì về thể tấu? 
oạn trích chia làm mấy ý? 
Đọc đoạn 1 của bài 
Luận điểm đầu tiên tác giả đưa ra là gì? 
Để làm rõ luận điểm tác giả lập luận như thế nào? 
Cách nói này có tác dụng gì? 
Khái niệm đạo được tác giả giải thích như thế nào? Nhận xét cách giải thích của tác giả?
Mục đích chân chính của việc học là gì? 
Tác giả soi vào thực tế đương thời và trước đó nhằm mục đích gì? 
Hậu quả của lối học ấy là gì? 
Em có nhận xét gì về lời bàn luận của tác giả? 
Luận điểm mới đưa ra vấn đề gì? 
Em đánh giá như thế nào về chủ trương ấy? 
Thực tế GD của chúng ta hiện nay ra sao? 
Tác giả bàn về việc dạy và học như thế nào? 
Theo em phương pháp mà tác giả đưa ra có thực tế không? Có tiến bộ không? 
Đoạn cuối tác giả dự báo điều gì? 
Mục đích của tác giả? 
Nội dung của đoạn tấu? 
Đặc sắc trong nghệ thuật lập luận? 
I. Tiếp xúc văn bản. 
1. Đọc. 
Giọng đọc cần khúc triết, rõ ràng, nghiêm cẩn, chậm rãi. 
2. Tìm hiểu chú thích. 
* Tác giả, tác phẩm. 
- Nguyến Thiếp (1723- 1804). 
- Ông là một người tài năng, “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu.”; từng đỗ đạt và làm quan. 
- Tác phẩm: “Luận pháp học” là văn bản nghị luận trình bày đề nghị một vấn đề, chủ trương chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo con người. 
- Đoạn trích họcđược trích trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung. 
* Từ khó: 
- Tam cương: Ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến. Đó là mối quan hệ: Vua- tôi; cha- con; chồng- vợ 
- Ngũ thường: Năm đức tính của con người. Đó là: nhân – nghĩa- lễ- trí- tín. 
Chính học: Học theo con đường đúng đắn chính nghĩa. 
- Chính trị: ổn định phát triển trong thái bình 
3. Thể loại: 
- Tấu (Bản tấu, biểu sớ…) chỉ những loại văn thư của thần tử, bề tôi quan tướng dâng lên vua, chúa trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị… 
- Tấu có thể bằng văn xuôi, văn biền ngẫu.
- Những bài tấu biểu sớ nổi tiếng:
+ “Xuất sư biểu” của Khổng Minh Gia Cát Lượng
+ “ Thất trảm sớ” của Chu Văn An 
+ “Biểu trả ơn” của Nguyễn Trãi 
Tấu thuộc thể loại hành chính nghị luận. 
4. Bố cục 
Đoạn trích thuộc phần 3 của bài tấu nên không có phần mở đầu mà nói ngay vào vấn đề, nêu ngay luận điểm và luận cứ 
Đoạn trích chia làm 4 ý: 
a). “Ngọc không mài… tệ hại ấy.” Bàn về mục đích của việc học 
b). “Cúi xin… bỏ qua.” Bàn và khuyến nghị chủ trương mở rộng việc học 
c). Kết quả- Dự kiến 
d). Kết luận 
II. Phân tích 
1. Phê phán việc học thời hiện tại và thời trước 
- Luận điểm đầu tiên đề cao mục đích tốt đẹp của sự học. Học để thành người biết rõ đạo, người có đạo đức 
+ Cách nêu bằng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc nhưng lại nhấn mạnh bằng cách nói phủ định hai lần: “Không mài …không thành”; “Không học… không biết” 
=> Cách nói này tăng thêm sự mạnh mẽ, thuyết phục trong nội dung luận điểm so với cách nói khẳng định: “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” 
+ Đạo: lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. 
Đạo một khái niệm vốn rất phức tạp đa nghĩađược tác giả giải thích một cách rất dễ hiểu 
=> Như vậy mụch đích chân chính của việc học là học để làm người . 
- Luận cứ đưa ra để phát triển chứng minh căn cứ vào tình hình của nền giáo dục hiện tại và trước đó dưới thời Lê- Trịnh – Nguyễn. 
Tác giả phê phán lối học hình thức cầu danh lợi, không theo chính học không thực học 
- Hậu quả của lối học tệ hại ấy thật là khôn lường: chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan
=> Lời bàn luận thật chân thành thẳng thắn và xác đáng của một vị túc nho hết lòng vì sự học vì đất nước 
2. Bàn luận về đổi mới phép học 
Đó là việc phát triển rộng rãi của việc học đến tận phủ huyện, đến tận trường tư. 
Đây là chủ trương đúng đắn và tiến bộ của tác giả với tư cách là nhà giáo dục lão thành
(Học sinh tự liên hệ: Phổ cập GD, phát triển GD theo diện rộng trên toàn quốc ) 
3. Bàn về đổi mới nội dung và phương pháp
- Trước hết nói về nội dung dạy của thầy: Theo Chu Tử, tứ thư, ngũ kinh (sách vở kinh điển của đạo nho, của các bậc thánh hiền ) 
Phương pháp học: 
+ Học tiểu học để bồi gốc; 
+ Tuần tự tiến lên đến trung học, đại học; 
+ Cách học kết hợp giữa rộng và , trọng tâm; 
+ Học để làm, học kết hợp với hành. 
=> Quan niệm truyền thống thời phong kiến. đó là những chủ trương phương pháp mới được tác giả đưa ra ngắn gọn, tuy chưa thật chính xác,cụ thể nhưng rất đúng, rất tiến bộ trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ 
4. Nhấn mạnh, dự báo kết quả của sự học đúng. 
- Có nhân tài thì nước mới vững, lòng người mới yên, đạo mới thịnh, xã hội mới ổn định lâu bền. 
- Mục đích là rèn luyện con người, phát triển nhân tài, yên dân định nước. Mong được vua xem xét ban lệnh thực thi.
 III. Tổng kết. 
1. Nội dung:
 Tác giả xác định mục đích chân chính của việc học và hiệu quả, tác dụng của việc học đúng đắn
2. Nghệ thuật: 
Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng.
Mối quan hệ giữa hai luận điểm chính chặt chẽ và lô gíc 
 4. Củng cố:
- Nội dung của bản tấu: “ Luận phép học”? 
- Luận phép học có tác dụng với thời điểm hiện tại không? Vì sao? 
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài;
- Soạn: “Thuế máu” 
Tiết 102
Soạn: 19/ 2/ 2011
Giảng: 02/ 3/ 2011
 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức về cách xây dựng và trình bày luận điểm 
- Vận dụng sắp xếp, trình bày luận điểm trong bài nghị luận 
B. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức có liên quan; Chuẩn bị bảng phụ; ngữ liệu 
- Học sinh: Ôn tập kiến thức có liên quan, chuẩn bị bài 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết? 
 - Yêu cầu của một hệ thống luận điểm? 
 - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà. 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Dựa vào câu trả lời của học sinh để khái quát vào bài 
Đọc ngữ liệu sgk? 
Nhận xét hệ thống luận điểm?
Cần bổ xung và sắp xếp hệ thống luận điểm như thế nào cho hợp lý? 
Đọc lại luận điểm(e ) trong phần 1? 
Cách nêu luận điểm như vậy học tập theo ai? Trong bài nào? 
Em có nhận xét gì về cách học tập đó?
Để giới thiệu luận điểm(e) có c3 cách viết như trong sgk. Em hãy nhận xét từng cách viết, cach nào có thể học tập được?
Em hãy viết câu chủ đề giới thiệu luận điểm này? 
Đọc ngữ liệu sgk? 
Nhận xét cách sắp xếp luận cứ? 
Có thể sắp xếp lại theo cách khác được không? 
Đọc ngữ liệu sgk? 
Theo em cách viết như bạn có được không? 
Hãy viết kết đoạn theo cách của em? 
Đoạn văn đã viết được trình bày theo cách nào? Có thể thay đổi cách trình bày được cách trình bày được không? 
I. Bài học 
1. Xây dựng luận điểm.
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Cần phải học tập chăm chỉ 
- Đối tượng: Các bạn học sinh cùng lớp 
Hệ thống 5 luận điểm đã đưa ra phong phú nhưng chưa đảm bảo các yêu cầu chính xác, đầy đủ và mạch lạc: 
+Luận điểm a thừa 
+Thiếu một số luận điểmcần để giải quyết vấn đềmột cách toàn diện, triệt để hơn 
+ Sự sắp xếp các luận điểm chưa thật hợp lý: (b) đặt sau(a); (e) đặt sau(d)… 
- Cần bổ xung và sắp xếp hệ thống luận điểm như sau: 
+ Đất nước ta rất cần những người tài giỏiđể đẩy nhanh tốc độ phát triển về mọi mặt; 
+ Đã và đang có rất nhiều học sinh học tập chăm chỉ, là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo; 
+ Nhưng muốn học giỏi thi phải chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ; 
+ Đáng tiếc là ở lớp ta còn một số bạn ham chơi, chưa chăm học làm cho thầy,cô, cha mẹ phải phiền lòng; 
+ Hậu quả của việc nay trong hiện tại và tương lai đều rất tồi tệ; 
+ Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học tập chăm chỉ 
2. Trình bày luận điểm 
a. Luận điểm: “Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống” 
Cách nêu luận điểm trên học tập theo Trần Quốc Tuấn trong bài: “Hịch tướng sĩ” 
-.Cách học tập này là thông minh, phù hợp và sáng tạo 
* Nhận xét: 
- Cách 1: Có tác dụng chuyển đoạn, nối doạn đông thời giới thiệu được luận điểm mới, đơn giản dễ làm theo- Luận điểm này tốt 
- Cách 2: Từ: Do đó” dùng mở đầu câu không hợp lý, nó không có tác dụng chuyển đoạn; luận điểm( d) không phải là nguyên nhân để luận điểm( e) là kết quả- Luận điểm này không sử dụng được 
- Cách 3: Hai câu văn đã giới thiệu được luận điểm mới, nối với luận điểm trước, đồng thời lại tạo ra giọng điệu thân mật, gần gũi giọng đói thoại trao đổi trong văn nghị luận – Cách này rất tốt có thể học tập được.
( học sinh thực hành viết câu chủ đề giới thiệu luận điểm) 
b. Sắp xếp luận cứ. 
- Cách sắp xếp đảm bảo yêu cầu mạch lạc, sáng tỏ vấn đề,luận cứ trước là cơ sở tiếp nối luận cứ sau 
- Tuy nhiên có cách sắp xếp luận cứ khác: (2); (3); (1) ; (4);…nhưng cần thay đổi cách viết sao cho phù hợp 
Ví dụ: Trong xã hội hiện đại làm gì cũng cần có tri thức 
c. Cách kết đoạn 
Kết đoạn có thể có, cũng có thể không ; tuỳ nội dung tính chất, kiểu loại đoạn văn không nên quá gò bó máy móc. 
+ Cũng có thể học theo cách của Trần Quốc Tuấn; 
+ Cũng có thể kết bằng nhiều cách khác
 (Học sinh viết kết đoạn theo cách của mình) 
d. Thay đổi kiểu đoạn văn 
Thay đoạn văn từ diễn dịch sang qui nạp và ngược lại: 
+ Thay đổi vị trí câu chủ đề; 
+ Các câu khác có thể giữ nguyên có thể thay đổi
 4.Củng cố:
Đọc phần đọc thêm sgk;
Xây dựng và trình bày luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, biết cách xây dựng và trình bày luận điểm; 
- Làm bài tập 4 sgk. 
Tiết 103-104
Soạn: 19/ 2/ 2009
Giảng: 3/ 3/ 2009
 Viết bài tập làm văn số 6
A.Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh vận dụng những kỹ năng đã học về văn nghị luận để tạo lập một văn bản nghi luận hoàn chỉnh; 
- Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản nghị lụân
B.Chuẩn bị : 
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức có liên quan;
 - Giáo viên ra đề và đáp án 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà. 
3. Bài mới:
 I. Đề bài: Giáo viên đọc và chép đề lên bảng 
	Nhiều người còn chưa hiểu rõ thế nào là “Học đi đôi với hành”; và vì sao ta phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong “Bàn về phép học”. 
	Hãy viết bài nghị luận để giải đáp những thắc nêu trên. 
 II. Đáp án chấm 
* Yêu cầu:
Học sinh vận dụng những kiến thức và kỹ năngtrình bày luận điểm để tạo lập một văn bản nghị luận. 
Bố cục bài văn phải rõ ràng mạch lạc; đủ 3 phần (Mở bài- Thân bài – Kết bài)
Các luận điểm đảm bảo tính hệ thống, rành mạch rõ ràng, đủ làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận; 
Trình bày cần sạch sẽ, khoa học. 
* Đáp án và biểu điểm: 
 A. Mở bài (1.5 điểm) 
 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 
Học đi đôi với hành ; 
Theo điều học mà làm
B. thân bài (7 điểm) 
Phần này học sinh phải xây dựng được một hệ thống luận điểm, sắp xếp hệ thống luận điểm một cách hợp lý và khoa học đủ làm sáng tỏ vấn đề càn nghị luận. 
1. Giải thích được: “Học là gì”
Học là tiếp thu những kiến thức đã tích luỹ trong sách vở:
+ Học để nắm vững lý thuyết; 
+ Học để tiếp nhận kinh nghiệm ;
+ Học để trau dồi vốn kiến thức và mở mang trí tuệ. 
 2. Giải thích được: “ Hành là gì”
Hành là thực hành, vận dụng những tri thức,kiến thức, kinh nghiệm đã học đượcvào để làm, để thực hành, để ứng dụng… 
 3. Vì sao học phải đi đôi với hành, theo điều học mà làm? 
+ Mối quan hệ giữa học và hành; 
+ Học mà không hành sẽ ra sao? 
+ Hành mà không có lý luận sẽ như thế nào? 
 4. Những biểu hiện cụ thể của học đi đôi với hành: 
+ Với đứa trẻ; 
+ Với học sinh; 
+ Với các ngành nghề khác nhau… 
C. Kết bài (1.5 điểm) 
Khẳng định ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề: “Học đi đôi với hành” và “Theo điều học mà làm”
 * Chú ý:
 - Hệ thống luận điểm này chỉ mang tính chất gợi ý
 - Khi chấm bài giáo viên cần chân trọng ý kiến của học sinh, những luận điểm và cách lập luận của học sinh trên cơ sở làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. 
 4. Củng cố: 
 - Giáo viên thu bài ; 
 - Nhận xét giờ làm bài. 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Tự học ôn lại toàn bộ kiến thức, kỹ năng làm văn nghụ luận; 
 - Lập lại dàn ý đã viết, bổ xung nội dung còn thiếu. 
Duyệt giáo án, ngày 28 tháng 2 năm 2011

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 27.doc
Giáo án liên quan