Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 24

+ Trong lịch sử các triều đại Trung Quốc:

- Dời đô: nhà Thương 5 lần, Chu 3 lần

- Mục đích: mưu toan việc lớn

- Kết quả:Vận nước lâu dài đất nước phồn vinh

=>Dẫn chứng thuyết phục, có trong lịch sử, ai cũng biết, các cuộc dời đô ấy đều đem lại kết quả tốt đẹp-> để chuẩn bị làm chỗ dựa cho lí lẽ ở phần sau

Khẳng định việc dời đô không có gì là khác thường, trái qui luật, rất cần thiết vì liên quan tới vận mệnh nước nhà

+ Lịch sử nước nhà:

- Nhà Đinh, Lê yên đô, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn .-> Phê phán yên đô ở Hoa Lư là không thích hợp với sự phát triển của đất nước

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 
Tiết 89
Ngày soạn: 24 /01/2011
Ngày giảng: 8/02/ 2011
Câu trần thuật
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác
- Nắm vững chức năng của câu trần thuật. 
- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp, đặc biệt trong viết bài Tập làm văn
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV
- HS: Chuẩn bị bài, ôn các kiểu câu đã học, SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của câu cảm thán? Cho ví dụ
3. Bài mới: 
Có một kiểu câu được sử dụng nhiều, phổ biến trong giao tiếp. Đó là câu trần thuật. Vậy câu trần thuật có đặc điểm ntn về hình thức & chức năng?
Ngữ liệu
- HS đọc Ngữ liệu 1
? Dựa vào đã học tìm những câu không có đặc điểm hình thức của câu CK, NV, CT?
? Những câu này dùng để làm gì?
? Trong các kiểu câu NV, CK, CT, TT kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất?
Vì sao?
? Qua NL cho biết câu TT có những đặc điểm nào về hình thức?
? Câu TT có chức năng gì?
? Khi viết cuối câu TT thường dùng dấu gì?
? Ngoài ra còn dùng dấu nào nữa
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
? Đặt câu trần thuật?
? Đọc bài1, Yêu cầu của bài
? Xác định câu trần thuật?
? Chức năng của mỗi câu?
? Yêu cầu của bài?
? ý nghĩa của mỗi câu có sự khác nhau ntn?
? Tuy vậy cùng diễn đạt điều gì?
? Yêu cầu của bài?
? Xác định kiểu câu, sử dụng để làm gì?
? Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của các kiểu câu này?
? Yêu cầu của bài
? Xác định kiểu câu? Dùng để làm gì?
? Yêu cầu của bài
- H/s tập đặt câu, trình bày trước lớp
- GV gọi h/s nhận xét
Gọi h/s trình bày trên bảng
Gọi hs nhận xét
GV nhận xét chung
I. Bài học:
1. Đặc điểm hình thức & chức năng của câu trần thuật
a. Câu 1, 2-> Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta
 Câu 3-> Nhắc nhở trách nhiệm của mọi người.
b. Câu 1-> Dùng kể, tả
 Câu 2 -> Dùng thông báo
c. Câu1,2 -> Dùng để miêu tả ngoại hình Cai Tứ
d. Câu 2-> Dùng để nhận định
 Câu 3-> Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Câu trần thuật vì: 
 + Phần lớn hành động giao tiếp của con người xoay quanh những chức năng: kể, tả, thông báo, nhận định của câu trần thuật.
 + Ngoài ra còn dùng câu trần thuật để yêu cầu, đề nghị.
Gần như tất cả các mục đích giao tiếp đều thực hiện bằng câu trần thuật
* Kết luận: câu trần thuật:
=> Đặc điểm: Không có đặc điểm hình thức của câu NV, CK, CT
=> Chức năng: Dùng để kể, miêu tả, thông báo, nhận định, đánh giá, nhận xét…
=> Khi viết: dấu chấm, có thể dấu chấm than hoặc chấm lửng
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1
Kiểu câu, chức năng:
a. Thế…thở.-> câu TT, dùng để kể
 Tôi…lắm. Vừa…mình.-> Câu TT, dùng bôuc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dé Choắt
b.Câu1-> câu TT, kể
 Câu 3,4-> Câu TT, bộc lộ tình cảm, cảm xúc
 Câu 2-> Câu cảm thán ( tẩncm thán quá)
Bài tập 2
Kiểu câu- ý nghĩa
a. Trước…thế nào? -> Câu NV
b. Cảnh…khó hững hờ -> Câu TT
Nghi vấn: Thể hiện sự băn khoăn, bối rối của Bác trước cảnh trăng đẹp
Tâm trạng: Miêu tả trạng thái, cảm xúc của Bác.
Cùng diễn đạt ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ
Bài tập 3
Xác định kiểu câu- ý nghĩa
a.Cầu khiến; b. Nghi vấn; c. Trần thuật
- Đều dùng để yêu cầu
- Khác biệt về sắc thái ý nghĩa
a. Yêu cầu nghiêm khắc, ra lệnh
b. Thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự dưới hình thức câu hỏi
c. Thể hiện sự đề nghị nhẹ nhàng dưới hình thức lời thông báo về 1 qui định
Bài tập 4
Đều là câu TT
a. Dùng để cầu khiến (đề nghị)
b. C1-> Kể
 C2-> dùng để cầu khiến
Bài tập 5
Ví dụ:
- Tôi cố gắng sẽ đến đúng giờ.
- Tôi xin lỗi vì đã lỡ hẹn
- Em rất vui trước sự quan tâm của cô.
- Tôi mừng khi thấy bạn đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi.
- Con không bao giờ mắc lại khuyết điểm này nữa.
4. Củng cố:
- Phân biệt câu các kiểu câu đã học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 6( SGK), chú ý sử dụng đúng, đủ các kiểu câu đã học
- Chuẩn bị bài: Chiếu dời đô 
Tiết 90
Ngày soạn: 24 /01/2011
Ngày giảng: 9 /02/ 2011
Chiếu dời đô
 ( Lí Công Uẩn)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường; khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô. Nắm được đặc trưng cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ & tình cảm
- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn nghị luận
- Có ý thức vận dụng bài học để viết văn nghị luận
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, ảnh tư liệu
- HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Trình bày cách hiểu về Văn học trung đại? Kể tên các tác phẩm văn học Trung đại đã học?
3. Bài mới:
Định đô, lập nước là một trong những công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Với khát vọng xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh & bền vững muôn đời, sau khi được triều thần suy tôn lên làm vua, Lí Công Uốn đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên & quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (sau đổi thành Thăng Long). Nhà vua đã ban Thiên đô chiếu để triều đình & nhân dân được biết
- GV nêu yêu cầu đọc
- Gọi h/s dọc theo yêu cầu
? Em hiểu biết gì về Lí Công Uẩn?
? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài chiếu?
? Xác định thể loại. Hiểu gì về thể chiếu?
? Xác định phương thức biêu đạt và kiểu văn bản?
? Vấn đề nghị luận ở bài là gì ( Sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La)
? Vấn đề nghị luận được trình bày bằng mấy luận điểm phụ?
? Bố cục của văn bản?
? ở luận điểm 1 tác giả đưa ra mấy luận cứ?
? ở luận cứ 1 tác giả đưa ra những dẫn chứng nào?
? Theo suy luận của Lí Công Uẩn việc dời đô của các vua Thương, Chu nhằm mục đích gì?
? Kết quả của việc dời đô ấy ra sao?
? Nhận xét cách đưa dẫn chứng? Tại sao mở đầu văn bản Lí Công Uẩn lại viện dẫn các lần dời đô của nhà Thương, Chu?
? Ông đã phê phán nhà Đinh, Lê ntn?
? Qua những hiểu biết về lịch sử hãy cho biết vì sao 2 nhà Đinh, Lê phải đóng đô ở Hoa Lư?
? Qua những lí lẽ trên Lí Công Uẩn khẳng định điều gì? Đọc to lời khẳng định ấy? Câu văn này thể hiện điều gì?
? Nhận xét cách lập luận của cả đoạn?
? Tác dụng, dời đô nhằm m/đ gì?
? LĐ2, theo Lí Công Uẩn thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?
? Theo em, lđ 2 có mấy l/cứ, là l/c nào?
? Từ các l/c trên em hiểu rõ v/sao Lí Công Uẩn lại chọn Đại La làm k/đô?
? Sự đúng đắn trong việc chọn đô ấy được chứng minh ntn trong l/s nước ta?
? N/x cách đặt câu, tác dụng?
? Từ việc chỉ ra lí do, cơ sở của việc dời đô, những lợi thế của Đại La, tác giả đã khẳng định điều gì?
? Câu kết thuộc kiểu câu gì?
? Tại sao kết thúc bài chiếu, vua không
ra mệnh lệnh mà lại đặt câu nghi vấn để hỏi?
? Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
? Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận?
? Qua bài chiếu em hiểu rõ điều gì?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
- Giọng mạch lạc, rõ ràng, chú ý những câu hỏi, câu cảm, danh từ riêng, từ cổ
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả, tác phẩm: 
- Lí Công Uẩn - Lí Thái Tổ ( 974- 1028).
- Quê: Châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang
( Đình Bảng, Từ Sưn, Bắc Ninh)
 - Ông là vị vua sáng lập vương triều Lê, là người thông minh nhân ái, có chí lớn, lập nhiều chiến công. Sau khi lên ngôi vua dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Thăng Long)
- “Thiên đô chiếu” ra đời 1010-> bày tỏ ý định dời đô từ HL-> ĐL
- Thể loại: Chiếu: Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh, có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi (chữ Hán)
b. Từ khó: SGK
3. Bố cục: 3 đoạn
a Từ đầu …dời đổi: cơ sở của việc dời đô
b Tiếp đến…muôn đời: Lợi th của việc dời đô
c. Còn lại: Khẳng định Đai La là nơi tốt nhất để định đô
II. Phân tích:
1. Lí do ( cơ sở) dời đô:
+ Trong lịch sử các triều đại Trung Quốc:
- Dời đô: nhà Thương 5 lần, Chu 3 lần
- Mục đích: mưu toan việc lớn
- Kết quả:Vận nước lâu dài đất nước phồn vinh
=>Dẫn chứng thuyết phục, có trong lịch sử, ai cũng biết, các cuộc dời đô ấy đều đem lại kết quả tốt đẹp-> để chuẩn bị làm chỗ dựa cho lí lẽ ở phần sau
Khẳng định việc dời đô không có gì là khác thường, trái qui luật, rất cần thiết vì liên quan tới vận mệnh nước nhà
+ Lịch sử nước nhà:
- Nhà Đinh, Lê yên đô, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn….-> Phê phán yên đô ở Hoa Lư là không thích hợp với sự phát triển của đất nước
- Do: thế lực của 2 nhà Đinh, Lê chưa đủ mạnh; do thời Đinh, Lê luôn phải chống chọi giặc ngoại xâm-> Hoa Lư địa thế hiểm trở-> thích hợp với việc phòng ngự quân sự
+ Khẳng định: Rất đau xót; không thể không dời đổi-> Bộc lộ tâm trạng, cảm xúc trước tình hình đất nước-> tác động tới tư tưởng, tình cảm của người đọc. Khẳng định quyết tâm dời đô và khát vọng muốn thay đổi để phát triển đất nước
- Lập luận chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa lí lẽ & dẫn chứng, lí lẽ & tình cảm rất thuyết phục=> Khẳng định sự cần thiết phải dời đô để xây dựng một đất nước độc lập, tự cường, thịnh vượng cùng khát vọng của dân tộc về một đất nước độc lập, thống nhất, tự chủ
2. Những lợi thế của thành Đại La:
+ Về vị trí địa lí:
- Trung tâm của trời đất
- Thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam, bắc, đông ,tây
- Nhìn sông dựa núi
- Rộng, bằng, cao, thoáng-> nơi thắng địa
=> Vị trí thuận lợi, thế đất đẹp, thuận tiện trong giao lưu, p/triển về mọi mặt
+ Về chính trị, kinh tế, văn hoá:
- Chốn hội tụ trọng yếu 4 phương
- Muôn vật phong phú, tốt tươi
=> đầu mối giao lưu, mảnh đất hưng thịnh.
-> Đủ lợi thế về các mặt, đủ đ/kiện trở thành kinh đô của đất nước( nơi an cư, lạc nghiệp, phù hợp y/c mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu của nhà Lí
- Câu văn biền ngẫu tạo các vế đối nhau cân xứng nhịp hàng làm cách lập luận thêm sức thuyết phục
3. Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô 
- Các khanh…? Câu nghi vấn mang tính chất đối thoại trao đổi tâm tình, tạo sự đồng cảm, cởi mở dân chủ giữa vua với thần dân, làm ý nguyện vua trở thành ý nguyện của muôn dân, làm lời ban bố mệnh lệnh vốn nghiêm khắc, khô cứng trở nên nhẹ nhàng, t/cảm, giàu sức thuyết phục cả về lí & tình cảm
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục cả về lí lẽ & tình cảm
- Kết cấu chặt chẽ
2. Nội dung:
- Phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất, ý chí tự lực, tự cường & sự phát triển lớn mạnh của dân tộc ta
4. Củng cố:
- Vì sao nói chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và ý chí phất triển của dân tộc
- Qua bài học em hiểu thêm điều gì về Lí Thái Tổ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu về lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long
- Học bài, làm bài tập 
- Tìm đọc bài giới thiệu về Thăng Long - Hà Nội
- Chuẩn bị bài: Câu phủ định.
Tiết 91
Ngày soạn: 26 /01/2011
Ngày giảng: 9 / 2 /2011
 Câu phủ định
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ được đặc điểm hình thức của câu phủ định 
- Nắm vững chức năng của câu phủ định, biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Soạn giáo án , SGK, SGV.
- Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật
 - Làm bài tập 6 (SGK)
3. Bài mới: 
Từ nội dung kiểm tra về câu trần thuật -> GV giới thiệu bài mới : Có những câu trần thuật dùng để phủ định có câu trần thuật dùng để khẳng định. Vậy câu phủ định có đặc điểm gì? Bài học hôm nay….
Ngữ liệu
? Đọc ngữ liệu (1)
? Các câu b,c,d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a?
? Các từ này thuộc từ loại nào đã học? Nó có ý nghĩa gì?
=> Những câu chứa từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định.
? Thế nào là câu phủ định?
? Những câu phủ định này có gì khác câu a về chức năng?
- Học sinh quan sát ngữ liệu 2
- Tìm câu phủ định trong ngữ liệu?
? 2 câu phủ định này có gì khác với câu phủ định ở ngữ liệu (1)?
? Vậy nội dung được phủ định được thể hiện ở chỗ nào trong đoạn trích?
? Mấy ông thầy bói xem voi dùng những từ ngữ phủ định để làm gì?
? Qua việc tìm hiểu các ngữ liệu trên em hãy cho biết câu phủ định có những chức năng gì? 
? ND cần ghi nhớ là gì? -> Đọc ghi nhớ.
? Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
(Còn câu phủ định trong a và câu phủ định thứ 2 trong b : Vả lại …là câu phủ định miêu tả)
? Đọc bài tập 2?
? Những câu trong bài tập có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
? Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh câu mới đặt với những câu trên và cho biết ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?
? Thay từ phủ định không bằng chưa -> Viết lại câu? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Tại sao?
? Các câu trong bài tập có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương?
I. Bài học:
Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định 
- Có chứa các từ: không, chưa, chẳng
( Phụ từ có ý nghĩa phủ định)
- Đặc điểm hình thức: Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải, đâu có phải, đâu (có)…
- Câu a: Khẳng định việc Nam đi Huế có diễn ra.
- Câu b,c,d: phủ định việc Nam đi Huế là không diễn ra
+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
+Đâu có!
-> Không biểu thị nội dung phủ định
- Nội dung bị phủ định của câu 1 được thể hiện trong lời nói của ông thầy bói sờ vòi: “Tưởng…”
- Nội dung bị phủ định ở câu 2 được thể hiện trong cả câu nói của ông thầy bói sờ vòi và ông thầy bói sờ ngà.
-> Phản bác ý kiến của người đối thoại
- Chức năng của câu phủ định:
+ Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. (phủ định miêu tả)
+ Phản bác 1 ý kiến, 1 nhận định
 ( phủ định bác bỏ)
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1
b, Cụ cứ tưởng … có gì đâu!
( Câu ông giáo dùng để phản bác lại suy nghĩ của Lão Hạc trước đó)
c, Không, chúng con không đói nữa đâu.
( Cái Tí dùng để phản bác điều mà mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đói quá)
Bài tập 2
- Tất cả 3 câu đều là câu phủ định vì đều có các từ phủ định: không, chẳng
- Đặc biệt:
a, Có một từ phủ định kết hợp với 1 từ phủ định khác.
b, Có 1 từ phủ định kết hợp với 1 từ phủ định khác và 1 từ bất định
c, Có 1 từ phủ định kết hợp với nghi vấn.
- ý nghĩa: 
a, Không phải là không = có ý nghĩa của
b, Không ai không: ai cũng cả câu 
c, ai chẳng: ai cũng phủ 
 định là 
 Khẳng định
- Đặt câu:
a, Câu chuyện…, song có ý nghĩa
b, Tháng tám… vàng, ai cũng từng ăn.
c, Từng qua thời…HN, ai cũng có 1 lần…
=> Dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định thường có ý nghĩa khẳng định mạnh và có sức thuyết phục cao, các câu khẳng định tương đương thường ít có sức thuyết phục.
Bài tập 3
- Viết: Choắt không dậy được… có nghĩa là vĩnh viễn không dậy được -> phủ định tuyệt đối.
- Viết: Choắt chưa dậy được…-> Phủ định tương đối.
--> Câu văn của Tô Hoài phù hợp với nội dung câu chuyện vì sau khi bị chị Cốc mổ D/Choắt không bao giờ dậy được nữa và chết.
Bài tập 4
- Các câu: a,b,c,d không phải là câu phủ định nhưng được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định ( phủ định bác bỏ )
a, Phản bác ý kiến khẳng định 1 cái gì đó đẹp.
b, Phản tính chân thực của một thông báo hay một nhận định đánh giá.
c, Là một câu nghi vấn phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay.
d, Là một câu nghi vấn dùng để phản bác điều mà ông giáo cho là Lão Hạc đang nghĩ:
Ông giáo sướng hơn Lão Hạc
4. Củng cố: 
- Thế nào là câu phủ định?
 5.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập
Tiết 92
Ngày soạn: 27 /01/2011
Ngày giảng: 9/02/ 2011
Chương trình địa phương
(phần Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS :
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương.
- Có ý thức tìm hiểu những di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Giáo dục lòng tự hào, yêu quý quê hương và ý thức bảo vệ giữu gìn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương.
B. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án. SGK, SGV
- Học sinh:Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
Địa phương Phú Thọ có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh. Chúng ta cần phải biết giữ gìn, tôn tạo và giới thiệu cho nhiều người được biết. 
- Gv chia nhóm : 6 nhóm.
- GV hướng dẫn.
- HS chuẩn bị ở nhà.
- GV tổ chức cho HS trình bày theo nhóm.
- GV gọi đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung kiến thức.
I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GV hướng dẫn Hs chuẩn bị từ những tiết trước.
1. Chia nhóm.
2. Giao nhiệm vụ, đặt vấn đề, nêu yêu cầu cụ thể:
* Định hướng đề tài:
- Di tích lịch sử ở điạ phương: gồm DTLS cách mạng, DTLS văn hóa : chùa, đình, miếu, đền, nghĩa trang( tượng đài) liệt sĩ, đèn thờ lịch sử, lăng tẩm.
Ví dụ : Đề Năng Yên, Đền Du Yến, Đền mẫu Âu Cơ, Đài tưởng niệm Sông Lô
- Danh lam thắng cảnh : Đầm, sông, hồ, hang động, núi ( có khi di tích lịch sử gắn với danh lam thắng cảnh)
VD: Núi Thắm, Đần Ao Châu, Động Lăng Xương 
( Tam Thanh)
* Hướng dẫn tìm hiểu, điều tra đối tượng:
- Tham quan trực tiếp: Quan sát vị trí, phạm vi, cấu trúc, đặc điểm chính.
- Tìm hiểu bằng hỏi han, trò chuyện với những người trông coi, bảo vệ.
- Tìm đọc sách báo, xem tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ … có liên quan
- Làm đề cương chi tiết bài thuyết minh theo bố cục 3 phần -> Viết bài.
Chú ý: 
+ Không viết bài quá 1000 chữ
+ Không chép lại nguyên văn bài viết trên sách báo.
II. Thực hiện trên lớp:
1. Trình bày theo nhóm:
- Các nhóm trình bày bài viết theo nhóm : Từng HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
2. Trình bày trước lớp:
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Nhận xét của giáo viên:
- Đánh giá việc chuẩn bị bài của HS.
- Nhận xét về cách thuyết minh, kiến thức trong bài TM ở từng đối tượng.
- Tuyên dương và cho điểm những bài TM tốt.
- Bổ sung những kiến thức cần thiết để HS hoàn thành bài viết.
4. Củng cố:
- Phương pháp viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Sửa chữa bài viết.
- Viết lại vào giấy A4 có đóng bìa, nộp lại vào tuần sau
- Soạn : Hịch tướng sĩ.
	 Duyệt giáo án ngày 7 tháng 2 năm 2011

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 24.doc
Giáo án liên quan