Giáo án Ngữ văn 7 (Văn bản) Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

2. "Cái răng, cái tóc là góc con người."

- Nghệ thuật:

+ Vần lưng

+ Liệt kê

- Nội dung: Khuyên con người phải giữ gìn răng và tóc (thể hiện phẩm giá của con người).

- Nghĩa: Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ:

+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người biết giữ gìn răng, tóc sạch, đẹp.

 + Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.

- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (Văn bản) Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
I - Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có vần, nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết từ bài học của nhân dân.
II - Đọc và tìm hiểu văn bản:
1) Tục ngữ về thiên nhiên:
1. "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối."
- Nghệ thuật:
+ Đối
+ Vần lưng
+ Nói quá
+ Điệp từ
- Nội dung: Kinh nghiệm về thời gian giúp con người chủ động sắp xếp công việc.
- Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm về thời gian.
- Nghĩa:
+ Tháng năm đêm ngắn, ngày dài.
+ Tháng mười ngày ngắn, đêm dài.
- Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm: Dùng cho những người làm nghề nông; cũng có thể dùng cho những người lao động khác sống cùng một vùng địa lí.
- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo từng thời điểm khác nhau.
"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa."
- Nghệ thuật:
+ Đối
+ Vần lưng
- Nội dung: Nhìn sao để dự đoán thời tiết.d
- Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm về thời tiết.
- Nghĩa:
+ Đêm nào trời có nhiều sao thì hôm sau sẽ nắng.
+ Đêm nào trời có ít sao thì hôm sau sẽ mưa.
- Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở những người sống ở vùng sông nước về ý thức phòng chống lũ lụt và có kế hoạch làm việc.
- Giá trị của kinh nghiệm: Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, còn nhiều mây thì nhìn thấy ít sao.
"Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ."
- Nghệ thuật: Vần
- Nội dung: Kinh nghiệm phòng chống lũ khi nhìn vào hiện tượng.
- Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm về thời tiết, mưa bão.
- Nghĩa: Khi trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì có bão.
- Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm: Áp dụng về việc dự báo thời tiết trong điều kiện thiếu thông tin.
- Giá trị của kinh nghiệm:
	+ Giúp con người có ý thức giữ gìn hoa màu, tài sản...
+ Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
"Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt."
- Nghệ thuật: Vần
- Nội dung: Kinh nghiệm phòng chống lũ khi nhìn vào hiện tượng.
- Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm về thời tiết, thiên tai, lũ lụt.
- Nghĩa: Vào tháng bảy, kiến di chuyển theo hàng ngang thì có khả năng mưa lớn và lũ lụt.
- Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm: Áp dụng về việc dự đoán thời tiết.
- Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ được rút kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt.
2) Tục ngữ về lao động sản xuất:
"Tấc đất tấc vàng."
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ
+ So sánh
+ Hai vế ngắn gọn
- Nội dung: Khuyên con người biết quý trọng, không nên lãng phí đất.
- Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm về đất đai.
- Nghĩa: Đất được coi là rất quý như vàng.
- Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm: Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
- Giá trị của kinh nghiệm: Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
" Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền."
- Nghệ thuật:
+ Yếu tố Hán Việt
+ Liệt kê
+ Ba vế
+ Vần lưng
- Nội dung: Kinh nghiệm về sản xuất nếu muốn đạt hiệu quả cao.
- Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm về sản xuất.
- Nghĩa: Sắp xếp các ngành nghề trên cơ sở giá trị kinh tế do những nghề ấy tạo ra: thứ nhất nuôi cá, thứ hai trồng trọt, thứ ba làm ruộng.
- Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm: Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.
- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp con người đầu tư hiệu quả trong việc sản xuất.
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống."
- Nghệ thuật:
+ Liệt kê
+ Bốn vế
+ Vần lưng
+ Yếu tố Hán Việt
- Nội dung: Kinh nghiệm làm nông cần coi trọng các phương thức sản xuất: nước, phân, sự cần cù, giống tốt.
- Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm làm nông.
- Nghĩa: Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước): thứ nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là cần cù, thứ tư là giống.
- Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm: Áp dụng cho những người làm nông nên coi trọng các phương thức sản xuất: nước, phân, sự cần cù, giống tốt.
- Giá trị của kinh nghiệm: Nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.
"Nhất thì, nhì thục."
- Nghệ thuật:
+ Hai vế ngắn gọn
+ Vần lưng
+ Yếu tố Hán Việt
- Nội dung: Kinh nghiệm sản xuất cần phải thuần thục hai yếu tố: thời vụ và đất đai.
- Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm sản xuất.
- Nghĩa: Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận.
- Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm: Áp dụng đúng thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác khi làm nông.
- Giá trị của kinh nghiệm: Nhắc nhở về vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
III - Luyện tập:
Câu hỏi: Phân tích nghệ thuật, nội dung câu tục ngữ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Trả lời:
Với cách nói quá, phép đối, vần lưng, điệp từ, câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm: Vào tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài. Còn tháng mười (âm lịch) ngày ngắn, đêm dài.
Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội
I - Đọc và hiểu văn bản
II - Đọc và tìm hiểu văn bản:
1) Tục ngữ về con người:
"Một mặt người bằng mười mặt của."
- Nghệ thuật:
+ So sánh
+ Vần lưng
+ Hoán dụ
+ Điệp từ
- Nội dung: Đề cao giá trị con người hơn của cải.
- Nghĩa: Con người là vốn quý nhất, quý hơn mọi của cải trên đời.
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ:
+ Phê phán những trường hợp coi trọng của hơn người.
	+ An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là của đi thay người.
	+ Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
	+ Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây.
	- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Khẳng định, Đề cao giá trị con người là thứ của cải quý nhất.
* Một số câu có nội dung tương tự:
	- "Người sống đống vàng."
- "Người ta là hoa đất."
- "Người như hoa ở đâu thơm đó."
- "Người làm ra của chứ của không làm ra người."
- "Lấy của che thân không ai lấy thân che của."
"Cái răng, cái tóc là góc con người."
- Nghệ thuật:
+ Vần lưng
+ Liệt kê
- Nội dung: Khuyên con người phải giữ gìn răng và tóc (thể hiện phẩm giá của con người).
- Nghĩa: Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ:
+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người biết giữ gìn răng, tóc sạch, đẹp.
	+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
* Một số câu có nội dung tương tự:
- "Một thương em giỏi bán buôn
Hai thương búi tóc thơm hương trên đầu"
(Ca dao )
- "Một thương tóc xõa mơ màng
Hai thương ăn nói dịu dàng có duyên"
(Ca dao)
- "Tiếc cây mía ngọt mà sâu
Tiếc cô gái đẹp trọc đầu khó coi."
(Ca dao)
3. "Đói cho sạch, rách cho thơm."
- Nghệ thuật:
+ Vần lưng
+ Đối
+ Điệp từ
+ Ẩn dụ
- Nội dung: Đề cao phẩm giá trong sạch của con người dù nghèo khổ, túng thiếu.
- Nghĩa: Câu này có hai nghĩa :
	+ Dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, dù nghèo cũng phải ăn mặc cho thơm tho.
	+ Dù nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo mà làm điều xấu, phải có lòng tự trọng. 
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ: Nhắc nhở con người cần phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh.
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
* Một số câu có nội dung tương tự:
- "Giấy rách phải giữ lấy lề."
- "Thà chết vinh còn hơn sống nhục."
- "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng."
* Một số câu có nội dung trái ngược:
	- Đói ăn vụng, túng làm liều.
- Bần cùng sinh đạo tặc.
2) Tục ngữ về học tập:
"Học ăn, học nói, học gói, học mở."
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ
+ Bốn vế
+ Liệt kê
+ Vần lưng
- Nội dung: Đề cao việc học toàn diện, tỉ mỉ.
- Nghĩa: Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực.
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ: Câu tục ngữ chỉ ra nhiều điều con người cần phải học. Học cách ăn nói, cách giao tiếp, ứng xử, học để biết đối nhân xử thế, học để tỏ ra mình là con người lịch sự, tế nhị, có văn hóa.
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
* Một số câu có nội dung tương tự:
- "Ăn no tức bụng."
- "Ăn một miếng, tiếng một đời."
- "Ăn coi nồi, ngồi coi hướng."
- "Miếng ăn là miếng nhục."
- "Ăn cho nên đọi, nói cho nên lời."
- "Lời nói gói bạc."
- "Một lời nói dối, sám hối bảy ngày."
- "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói."
- "Người không học như ngọc không mài."
- Nhân bất học bất tri lí, ngọc bất trác bất thành khí."
"Không thầy đố mày làm nên."
- Nghệ thuật:
+ Vần lưng
+ Cách nói phủ định
- Nội dung: Đề cao vai trò của người thầy.
- Nghĩa: Muốn làm được việc gì cũng cần có người thầy hướng dẫn.
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ: Nhắc nhở con người phải biết tôn trọng người thầy.
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Đề cao vị thế của người thầy.
* Một số câu có nội dung tương tự:
- "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư."
- "Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan."
(Ca dao)
- "...Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nói sao cho bỏ những ngày ước ao.
(Ca dao)
- "Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Ơn cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu."
(Ca dao)
"Học thầy không tày học bạn."
- Nghệ thuật:
+ Vần lưng
+ Điệp từ
+ So sánh
- Nội dung: Đề cao việc học bạn để mở rộng kiến thức và kết quả học tập đạt tốt hơn.
- Nghĩa: Học thầy không bằng học bạn. 
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ: Nhắc nhở con người phải biết học theo bạn để mở rộng kiến thức.
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Đề cao việc học bạn.
3) Tục ngữ về xã hội:
"Thương người như thể thương thân."
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ
+ So sánh
- Nội dung: Cần đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
Nghĩa: Khuyên nhủ mọi người yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình.
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ: Nhắc nhở mọi người thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Đề cao cách ứng xử nhân văn.
* Một số câu có nội dung tương tự:
- "Lá lành đùm lá rách."
- "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ."
- "Một miếng khi đói bằng một gói khi no."
- "Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."
(Ca dao)
8. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây."
- Nghệ thuật: Ẩn dụ
- Nội dung: Đề cao lòng biết ơn.
- Nghĩa: Khi được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ: Khi giáo dục đạo đức, nhân cách của con người.
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
* Một số câu có nội dung tương tự:
- "Uống nước nhớ nguồn."
- "Lá rụng về cội."
- "Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi."
- "Ăn một trái đào nhớ người vun gốc."
- "Ăn một con ốc nhớ người đi mò."
- "Sang đò nhớ người chèo chống."
- "Nằm võng nhớ người mắc dây."
- "Đứng mát dưới cây nhớ người chăm sóc."
* Một số câu có nội dung trái ngược:
- "Ăn cháo đá bát."
- "Được chim bẻ ná, đước cá quên nơm."
- "Vong ân bội nghĩa."
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
- Nghệ thuật:
+ Hoán dụ
+ Thể thơ lục bát
- Nội dung: Đề cao tinh thần đoàn kết
- Nghĩa: Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.
- Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ: Áp dụng khi làm việc trong cùng một tập thể.
- Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.
* Một số câu có nội dung tương tự:
- "Góp gió thành bão."
- "Đông tay vỗ nên kêu."
- "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết."
III - Luyện tập:
Câu 1: Phân tích nghệ thuật, nội dung câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của."
Trả lời:
Với biện pháp tu từ so sánh, vần lưng, hoán dụ, điệp từ, câu tục ngữ đã đề cao giá trị của con người hơn mọi của cải.
Câu 2: Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của."
Trả lời:
- Câu tục ngữ đồng nghĩa: "Lấy của che thân chứ không ai lấy thân che của."
- Câu tục ngữ trái nghĩa: "Của nặng hơn người."
Văn bản
Tên tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm chính
Phương pháp lập luận (giải thích, bình luận, chứng minh)
Ý nghĩa
Thể loại
"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
- "Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."
- "Đó là truyền thống quý báu của ta."
Chứng minh
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
Nghị luận
"Đức tính giản dị của Bác Hồ"
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa ăn, căn nhà, lối sống, cách nói và cách viết.
- Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần của Bác.
Chứng minh (kết hợp với giải thích)
- Văn bản ca ngợi phẩm chất cao đẹp và đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghị luận
"Ý nghĩa văn chương"
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của văn chương đối với con người
- Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật.
- Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người.
Chứng minh (kết hợp với giải thích và bình luận)
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
Nghị luận
"Sống chết mặc bay"
Phạm Duy Tốn
- Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền thời kháng chiến Pháp thuộc.
- Đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra.
Truyện ngắn
"Ca Huế trên sông Hương"
Hà Ánh Minh
Ghi chép lại một buổi ca Huế đã giúp tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc.
Bút kí

File đính kèm:

  • docaaaa_20150725_042030.doc
Giáo án liên quan