Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 6+7 - Năm học 2015-2016

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm cấu tạo của để văn biểu cảm.

 - Cách làm bài văn biểu cảm.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết các đặc điểm của văn biểu cảm.

3. Thái độ:

 - Vận dụng văn biểu cảm để tập viết bài văn

 III.CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.

 a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.

 b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

 - Phân tích các tình huống mẫu.

 - Thực hành có hướng dẫn.

 - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ rút ra những bài học thiết thực về văn biểu cảm

 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.

 IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 1.Ổn định tổ chức:

 2.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của văn biểu cảm?

 3.Bài mới: GV giới thiệu vào bài

 

docx38 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 6+7 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g người là biểu cảm gián tiếp.
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
Tư duy, giao tiếp tiếng Việt.
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
Năng lực tư duy, khái quát vấn đề.
 4.Củng cố: Nhắc lại nội dung chính của tiết học.
 5.Dặn dò: -VN học bài, soạn bài :
 “ Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”
 .
Ngày soạn: 25/09/2015
 TUẦN 6.
 Tiết 24: 
Tập làm văn: ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
1. Kiến thức: 
	 - Đặc điểm cấu tạo của để văn biểu cảm.
	 - Cách làm bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết các đặc điểm của văn biểu cảm.
3. Thái độ: 
 - Vận dụng văn biểu cảm để tập viết bài văn 
 III.CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. 
 a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
 b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 - Phân tích các tình huống mẫu. 
 - Thực hành có hướng dẫn.
 - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ rút ra những bài học thiết thực về văn biểu cảm
 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
 IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1.Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của văn biểu cảm? 
 3.Bài mới: GV giới thiệu vào bài 
Hoạt động của Thầy
HĐ củaTrò
Nội dung kiến thức cần đạt
Năng lực học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm.
HS: đọc kĩ 5 đề văn trong sgk (88)
? Em hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong 5 đề đó?
? Em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm ?
-> Hs: Trả lời.
-> GV kết luận:
GV: Ghi đề bài lên bảng.
HS: đọc, thảo luận cách làm đề văn trên.
? Xác định đối tượng biểu cảm của đề văn bên?
? Em hình dung và hiểu như thế nào về đối tượng ấy?
? Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần?
? MB cần nêu gì ?
? TB nêu những ý gì ?
? Em hãy hình dung nụ cười của mẹ?
? Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là những lúc nào?
? KB cần nêu gì ?
? Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ được lòng biết ơn, niềm yêu thương và kính trọng đối với mẹ?
GV: Chốt.
? Để làm 1 bài văn biểu cảm cần tiến hành qua những bước nào? Thông thường em có làm như vậy không?
-> Gọi hs đọc Ghi nhớ sgk (88)
*Hoạt động 2: HD luyện tập.
Hs: đọc bài văn.
-> Thảo luận trả lời các câu hỏi.
? Bài văn biểu đạt tình cảm gì ?
? Hãy đặt cho bài văn 1 nhan đề và 1 đề văn thích hợp?
? Hãy nêu lên dàn ý của bài văn ?
? Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn?
Học sinh đọc
Suy nghĩ trả lời, bạn khác nhận xét.
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời, bạn khác nhận xét.
Suy nghĩ trả lời, bạn khác nhận xét.
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm.
1.Đề văn biểu cảm.
* Ví dụ: 5 đề văn Sgk (88)
-> Nhận xét:
- Đối tượng biểu cảm: Dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây.
- Tình cảm cần biểu hiện: Nêu những tình cảm chân thật của mình đối với dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu...
=> Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm .
Đề bài : cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm : nụ cười của mẹ
b. Lập dàn ý:
* MB: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ. Nụ cười ấm lòng.
* TB : Nêu những biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười vui thương yêu
- Nụ cười khuyến khích
- Nụ cười an ủi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ
* KB: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ
c. Viết bài:
d. Sửa bài:
* Ghi nhớ : sgk (88)
II.Luyện tập 
a. Bài văn biểu đạt tình cảm tự hào và yêu tha thiết quê hương.
- Nhan đề: Quê hương An Giang.
- Đề văn: cảm nghĩ về quê hương.
b. Dàn bài:
* MB: giới thiệu tình yêu quê hương An Giang.
* TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương.
- Tình yêu quê từ thủa bé.
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
* KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
c. Phương thức biểu cảm : Vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình vừa biểu cảm gián tiếp khi nói đến thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng của quê hương.
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
Tư duy, giao tiếp tiếng Việt.
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
 4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung của bài học.
 5. Dặn dò: - VN học bài, soạn bài “ Qua Đèo Ngang”
 .................................................................................................................
Ngày soạn: 02/10/2015
 TUẦN 7.
 Tiết 25:
 Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC
 - Hồ Xuân Hương -
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ 
tuyệt Đường luật chữ Nôm.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
 - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thể loại của văn bản.
 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc, tự giác.
III. CHUẨN BỊ.
 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. 
 a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
 - Tranh vẽ hình ảnh bánh trôi nước.
 b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 - Động não: suy nghĩ, phân tích
 - Trình bày một phút. 
 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1.Ổn định lớp: 	
 2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi?
 ? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài?
 3.Bài mới : GV giới thiệu bài...
Nếu như với bản dịch “ Chinh phụ ngâm khúc” Đoàn thị Điểm từng được xem là 1 phụ nữ có sắc có tài “ Xuất khẩu thành chương , bản chất thông minh” thì tài năng ấy một lần nữa ta cũng sẽ bắt gặp ở HXH 1 người là mệnh danh là bà chúa thơ Nôm , là nhà thơ của phụ nữ . Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ “ Bánh trôi nước “ được xem là một trong những bài thơ nổi tiếng , tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của HXH.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực học sinh.
*Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung văn bản.
GV: Gọi Hs đọc chú thích: Sgk (95)
? Nêu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương?
GV: HXH là nhà thơ có tài sắc nhưng trắc trở trong tình duyên, hai lần lấy chồng đều làm lẽ. Nên ở bà ta luôn thấy trong thơ sự khao khát cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Thơ HXH “ độc đáo” khác thường mà rất Việt Nam, sắc sảo mà tình tứ, nghịch ngợm mà sâu sắc.
GV: HD đọc: giọng vừa dịu, vừa mạnh, vừa ngậm ngùi.
-> GV đọc – gọi hs đọc
-> GV nhận xét.
? Xuất xứ bài thơ?
Gv: Đây là một bài thơ tứ tuyệt làm theo lối vịnh vật. Vịnh vật là lố thơ xuất hiện từ thế kỉ III-IV ở Trung Hoa và thịnh hành ở nước ta vào thế kỉ XV gắn liền với tên tuổi của một số tác giả như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương.
Vịnh vật là lối thơ dùng các con vật để làm cảm hứng, đề tài, đối tượng để miêu tả. Qua đó mà bộc lộ tư tưởng tình cảm của người viết. Do vậy thơ vịnh vật thường nhiều nghĩa. Ngoài bài thơ này HXH còn có một số bài thơ vịnh vật khác như vịnh cái quạt, đánh đu, quả mít, hay bài vịnh ốc nhồi:
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ chôn tôi
Một bài thơ vịnh vật thành công cần phải đạt được hai yêu cầu sau:
+ Miêu tả cho giống đặc điểm của sự vật khiến người đọc nhận ra ngay sự vật đó.
+ Mượn sự vật đó để gửi gắm tư tưởng, tình cảm( kí thác tâm tình)
? Về thể thơ, bài thơ này giống với những bài thơ nào vừa học? vì sao? 
? Có ý kiến cho rằng bài thơ có tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?
? Bài thơ có mấy nghĩa, đó là những nghĩa gì?
*Hoạt động 2: HD phân tích.
? Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả bánh trôi nước của tác giả ?
? Với nghĩa thứ 2, vẻ đẹp, phẩm chất cao quí và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.
=> Gv giảng: Qua ngòi bút tài tình của Hồ Xuân Hương, cái bánh trôi nước không đơn thuần chỉ là cái bánh bình thường mà còn trở thành 1 ẩn dụ thể hiện cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
? Trong 2 nghĩa đó, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? vì sao? 
=> Gv giảng: Bài thơ Bánh trôi nước đã cho ta thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ VN xưa 1 cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã 2 lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi, vừa nhân danh người phụ nữ để tự sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc những tình cảm trong sáng, nhân đạo. Bánh trôi nước đúng là 1 áng văn chương đa nghĩa độc đáo
*Hoạt động 3: HD tổng kết.
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
-Qua hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương em có liên hệ gì về hình tượng người phụ nữ ngày nay ?
*Hoạt động 4: HD luyện tập.
Hs: Đọc phần đọc thêm ở Sgk.
HS: trả lời
Lắng nghe
1-> 2 Hs đọc.
suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Lắng nghe
Suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời, em khác nhận xét bổ sung
Suy nghĩ trả lời.
Học sinh liên hệ, đối chiếu.
I. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN.
1. Tác giả – Tác phẩm :
* Tác giả: Hồ Xuân Hương - là người có học, có tài làm thơ, cuộc đời bà gặp nhiều bi kịch.
- Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
2. Tác phẩm: Bài thơ nằm trong chùm thơ vịnh vật, vịnh cảnh
- Là bài thơ trữ tình đặc sắc, nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.
3.Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Tính đa nghĩa trong thơ: là 1 thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, thi ca nói chung
- Bài thơ có 2 nghĩa:
+ Nói về bánh trôi nước khi đang được luộc chín.
+ Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. 
II. PHÂN TÍCH.
1. Miêu tả bánh trôi nước.
- Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành viên tròn. 
- Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nhão (nát), ít nước quá thì rắn (cứng). 
- Khi đun sôi nước để luộc bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì chìm.
- Nhân bánh được làm bằng mật hoặc đường phên nên khi chín thường có màu đỏ như son.
=>Miêu tả rất giống bánh trôi nước ngoài đời.
2. Bánh trôi nước thể hiện phẩm chất, thân phận người phụ nữ:
- Vừa trắng lại vừa tròn -> Về hình thức thì xinh đẹp.
- Bảy nổi ba chìm -> Về số phận thì chìm nổi, bấp bênh trước cuộc đời.
- Giữ tấm lòng son -> Về phẩm chất thì dù gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ sự chung thuỷ, sắt son.
=> Nghĩa thứ 2 là chính, nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau. Và chính nghĩa sau đã làm nên giá trị của bài thơ. 
III. TỔNG KẾT.
1. Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
2. Ý nghĩa:
“Bánh trôi nước” là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
IV. LUYỆN TẬP
*Đọc thêm: Sgk (96)
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề
Năng lực tư duy, giao tiếp tiếng việt.
Năng lực tư duy, cảm thụ văn học, giao tiếp tiếng Việt.
Năng lực cảm thụ văn học.
Năng lực khái quát vấn đề.
Liên hệ thực tiễn, giao tiếp tiếng Việt.
 4. Củng cố: - GV khái quát nội dung bài thơ.
 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Đọc và soạn bài: Sau phút chia li. 
 ..............................................................................................................................
Ngày soạn: 02/10/2015
 TUẦN 7.
 Tiết 26: Hướng dẫn đọc thêm:
Văn bản: SAU PHÚT CHIA LY
(Trích chinh phụ ngâm khúc)
(Nguyên tác: Đặng Trần Côn – Dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ 
tuyệt Đường luật chữ Nôm.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
 - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thể loại của văn bản.
 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
 3. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc, tự giác.
III. CHUẨN BỊ.
 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. 
 a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
 b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 - Động não: suy nghĩ, phân tích
 - Trình bày một phút. 
 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 	 
 1. Ổn định lớp: 	
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương?
 ? Phân tích tính đa nghĩa của bài thơ?
Bài mới: GV giới thiệu bài...
" Chinh phụ ngâm khúc" là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa. Tác giả Đạng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm, cả hai đều soongsvaof thế kỉ XVIII thời Lê- Mạc, chiến tranh Trinh - Nguyễn và khởi nghĩa nông dân lan rộng. Đặng trần Côn cảm thời thế mà viết ra khúc ngâm bằng chữ Hán và Đoàn Thị Điểm đòng cảm với nỗi cô đơn của người chinh phụ mà dịch ra chữ nôm tiếng Việt.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực học sinh.
*Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung văn bản.
HS: đọc chú thích * Sgk (91-92).
GV: khái quát lại một vài nét chính về tác giả - tác phẩm. 
GV: HD đọc: chậm chậm, đều đều, buồn buồn, ngắt nhịp 3/4(3/2/2), 3/3, 4/4
-> GV: Đọc mẫu, gọi hs đọc lại vài lần.
HS: đọc chú thích.
? Em hiểu thế nào về thể thơ song thất lục bát ? (về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong 1 khổ thơ ? )
? Văn bản này được biểu đạt bằng phương thức nào? Vì sao? (Văn bản biểu cảm - Vì nó đã diễn tả được nỗi nhớ nhung của lòng người.) 
? Nỗi nhớ ấy là của ai? Nỗi nhớ ấy diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Nỗi nhớ của người vợ có chồng đi chiến trận - Hoàn cảnh có chiến tranh)
? Nỗi nhớ ấy được diễn tả qua mấy khúc ngâm? Em hãy chỉ ra giới hạn và nội dung từng đoạn?
*Hoạt động 2: HD tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật.
HS: đọc khúc ngâm thứ nhất.
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật?
? ý nghĩa của 4 câu thơ đầu là gì ?
HS: đọc khúc ngâm thứ 2
? Nêu nội dung và nghệ thuật của khúc ngâm thứ 2 ?
? Nỗi sầu dược diễn tả như thế nào so với khúc ngâm 1?
HS: đọc khúc ngâm thứ 3.
? Nỗi sầu đó được tiếp tục nâng cao trong khổ cuối như thế nào? 
? Các điệp từ cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ?
? Khúc ngâm thứ 3 cho ta thấy được tâm trạng gì của người vợ trẻ ?
? Nêu giá trị NT của đoạn trích?
*Hoạt động 4: HD luyện tập.
Gọi 1-> 2 HS đọc diễn cảm lại bài thơ
Bài 2. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn trích bằng cách:
 + Ghi đủ các từ chỉ màu xanh.
 + Phân biệt sự khác nhau giữa các màu xanh
 + nêu tác dụng
HS: Đọc phần đọc thêm.
HS: trả lời
1-> 2 Hs đọc.
suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Lắng nghe
Suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trảSuy nghĩ trả lời, em khác nhận xét bổ sung
1-> 2 HS đọc
Suy nghĩ trả lời.
I. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN.
1. Tác giả – Tác phẩm:
- Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục – nay thuộc quạn Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Chinh phụ ngâm khúc được sáng tác bằng chữ Hán là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.
2. Đọc, chú thích: 
3.Thể thơ: Ngâm khúc làm theo thể song thất lục bát.
(- Song thất là 2 câu 7 chữ ; lục bát là 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ -> 4 câu trong 1 khổ)
4. Bố cục: 3 đoạn:
* Khúc ngâm 1(4 câu đầu): -> Nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng.
* Khúc ngâm 2(4 câu tiếp theo): -> Nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông.
* Khúc ngâm 3(4 câu cuối): -> Nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật.
II. Giá trị nội dung , nghệ thuật.
 a. Giá trị nội dung
 1.Khúc ngâm thứ nhất:
-> Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập gợi nỗi trống trải cô đơn.
=> Phản ánh cuộc chia li phũ phàng, đồng thời biểu hiện nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt.
 2.Khúc ngâm thứ 2:
-> Điệp ngữ, đảo ngữ và hình ảnh tương phản diễn tả nỗi sầu chia li và tình cảm buồn thương, nhung nhớ cứ tăng dần.
=> Đó là nỗi ngậm ngùi xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
3.Khúc ngâm thứ 3:
 -> Sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ diễn tả nỗi sầu nhân lên bất tận trở thành một khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồn người chinh phụ
=> Thể hiện tâm trạng vô vọng của người vợ trẻ.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người.
- Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu.
- Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ...góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương.
3. Ý nghĩa văn bản:
 Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận.Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
III. LUYỆN TẬP.
 * Đọc diễn cảm 
 * Bài tập
Gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông nơi lan tỏa nỗi sầu chia li.
* Đọc thêm: Sgk (93-94)
Năng lực đọc diễn cảm, cảm thụ văn học và giao tiếp tiếng Việt
Năng lực tư duy, giao tiếp tiếng việt.
Năng lực tư duy, cảm thụ văn học, giao tiếp tiếng Việt.
Năng lực cảm thụ văn học, khái quát vấn đề.
 4. Củng cố: - GV khái quát nội dung bài thơ.
 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Học bài và soạn bài: “Quan hệ từ” 
Ngày soạn: 02/10/2015
 Tiết 27. 
Tiếng việt: QUAN HỆ TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm quan hệ từ.
 - Nhận biết quan hệ từ.
 - Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
 Lưu ý: Hs đã học quan hệ từ ở bậc tiểu học.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm về quan hệ từ.
 - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết quan hệ từ trong câu.
 - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
3. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc, tự giác.
III. CHUẨN BỊ.
 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
 a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
 b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 - Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra quan hệ từ và giá trị, tác dụng của việc sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
 - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng quan hệ từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể.	
 - Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng quan hệ từ Tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp.
 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp:	
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Trong một số trường hợp ta sử dụng từ Hán Việt để tạo những sắc thái biểu cảm nào? Cho ví dụ minh họa?
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài...
 Ở bậcTiểu học các em đã được làm quen với quan hệ từ và cách dùng quan hệ từ . Bài học hôm nay một lần nữa củng cố các em về việc dùng quan hệ từ ở trong câu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực học sinh.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ.
GV: Đưa bảng phụ -> gọi hs đọc VD.
a. Đồ chơi của chúng tôi / chẳng có nhiều.
 CN VN
b. Hùng Vương..., người đẹp như hoa...
c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
d. M

File đính kèm:

  • docxvan_7_tuan_67_2015_2016.docx
Giáo án liên quan