Giáo án Ngữ văn 7 tuần 33 - Trường THCS Đạ Long

 ÔN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM.

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn bản, tiếng Việt, Tập làm Văn đã học ở chương trình lớp 7.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về văn bản, tiếng Việt, tập làm Văn.

 2. Kỹ năng: - Biết làm bài kiểm tra học kì theo 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận.

 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

C. PHƯƠNG PHÁP: Hệ thống, khái quát, tích hợp, phát vấn, thảo luận

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tuần 33 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn: 11/04/2015
Tiết PPCT: 129-130 	 Ngày dạy: 13/04/2015
 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn bản biểu cảm và văn nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về văn bản biểu cảm. 
 - Hệ thống hóa kiến thức về văn bản nghị luận.
 2. Kỹ năng: 
- Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.
- Làm bài văn biểu cảm và văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP: Hệ thống, phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm, 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 Lớp 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 Lớp 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút ( Đề, đáp án, hướng dẫn chấm cuối giáo án)
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Văn biểu cảm.
- Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm đã được học và đọc tong NV7 tập 1 (các bài văn xuôi).
- HS trả lời,GV nhận xét.
- Cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
- HS trả lời,GV nhận xét.
- Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
- Khơi gợi tình cảm, cảm xúc.
- Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?
- Hs: Khơi gợi tình cảm, cảm xúc.
- Gv: Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ ngợi ca đối với 1 con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?
- Hs: Nêu được vẻ đẹp, nét đáng yêu, đáng trân trọng của sự vật, hiện tượng.
- Gv: Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào?
- Hs :Đối lập so sánh, lối chú thích đầy cảm xúc, nhân hoá, câu hỏi tu từ liệt kê, hình ảnh tượng trưng.
- Gv: Phát phiếu học tập theo mẫu SGK, yêu cầu Hs hoàn thành.
- HS thảo luận nhóm.
- Gv: Nêu nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm?
- HS trả lời, GV nhận xét.
TIẾT 130
Về văn nghị luận.
- Gv: Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong NV7 tập 2?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Trong đời sống, trên báo chí và trong SGK, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào dưới dạng những bài gì? Nêu 1 số VD?
- Hs: Văn bản nghị luận xuất hiện ở các VB báo cáo trước hội nghị, lời kêu gọi toàn dân, các bài xã luận về văn chương hoặc hình thức xã hội.
VD: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là 1 đoạn trích trong Báo cáo chính trị của Hồ Chủ Tịch tại ĐH lần thứ II năm 1951.
- Gv: trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
-Hs: Luận điểm, luận cứ, lập luận.
Luận điểm là yếu tố chủ yếu.
- Gv: Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong các câu VD SGK đâu là luận điểm và giải thích, vì sao?
- Hs: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn, là linh hồn của bài viết. 
- VD a, b, d là luận điểm vì nó đã khẳng định 1 vấn đề trong đó thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm của người nói viết.
- Gv: Nói làm văn CM chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm văn CM ngoài luận điểm và dẫn chứng còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý đến chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng nhưthế nào thì đạt yêu cầu?
- Hs: Hs trả lời
 GV treo bảng phụ, ghi 2 đề TLV 
* Hãy cho biết cách làm 2 đề này có gì giống và khac nhau? Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?
- Hs: Văn giải thích chủ yếu dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề.
- Văn CM chủ yếu dùng dẫn dẫn chứng để minh hoạ, khẳng định vấn đề.
- Đề a đi sâu vào giải thích ý nghĩa câu tục ngữ bằng lí lẽ. Đề b đưa ra nhiều dẫn chứng để khẳng định vấn đề.
Đề văn tham khảo.
HS đọc đề văn SGK, GV hướng dẫn HS cách làm 1 số đề.
Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs học bài cũ và soạn bài mới.
- Đọc sgk, ôn kiến thức trọng tâm của ba phân môn: Văn-Tiếng Việt- Làm văn.
I. VỀ VĂN BIỂU CẢM:
1. Các bài văn biểu cảm đã học.
Cổng trường mở ra (Lí Lan)
Mẹ tôi ( Ét-môn-đô-đơ-A-Mi-xi)
Một thứ quà của lúa non:Cốm(Thạch Lam)
Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)
Mùa xuân của tôi(Vũ Bằng)
2. Đặc điểm văn biểu cảm.
- Mỗi văn bản thể hiện một nội dung tình cảm nhất định.
- Biểu đạt tình cảm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
- Tình cảm rõ ràng, trong sáng, chân thực.
- Bố cục có ba phần.
3-4. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả:
- Làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm
- Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì tình cảm cảm xúc của người viết mơ hồ thiếu cụ thể
- Nội dung: Biểu hiện tình cảm, thái độ, đánh giá của người đối với người và việc ngoài đời.
- Mục đích: Khơi gợi tình cảm, lòng đồng cảm từ phía mọi người.
- Phương tiện: Dùng tự sự và miêu tả để khêu gợi cảm xúc. Lời văn giàu cảm xúc, giàu hình ảnh.
5. Ngôn ngữ biểu cảm:
- Sử dụng tối đa các phượng tiện tu từ để làm nên yếu tố tạo hình, tạo cảm xúc.
- Giàu hình ảnh, nhạc điệu, gần với thơ có tính trữ tình cao.
6. Kẻ bảng theo mẫu:
Nội dung văn biểu cảm
Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết 
Mục đích biểu cảm
- Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết 
Phương tiện biểu cảm
Câu cảm thán, so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, trực tiếp bieu hiện cảm xúc tâm trạng, điệp từ 
7. Bố cục bài văn biểu cảm:
a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
b. Thân bài: nêu lên tình cảm, cảm xúc, tâm trạng. Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng quát.
c. Kết bài: Khẳng định tình cảm. Ấn tượng sâu đậm còn đọng lại trong lòng người viết.
II. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Các bài văn nghị luận đã học.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt .
Đức tình giản dị của Bác Hồ.
Ý nghĩa văn chương.
2.Các dạng nghị luận
- Nghị luận nói: ý kiến trao đổi, tranh luận,phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết, ý kiến trao đổi, phỏng vấn, chương trình thời sự, thể thao 
- Nghị luận viết: Các bài xã luận, bình luận,đọc sách,phe bình văn học, nghiên cứu văn học,các luận văn, luận án .
3. Yếu tố cơ bản:
- Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận 
- Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu
4. Luận điểm:
- Luận điểm là những ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định.
- Trong các câu a,b,c,d
+ Câu a,d là luận điểm 
+ câu b chỉ là câu cảm thán 
+ câu c chưa đầy đủ, chưa rõ ý
5. Luậnđiểm, dẫn chứng, lập luận
- Văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, và biết lập luận. 
- Dẫn chứng trong bài băn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời được phân tích bằng lí lẽ, lập luận.
- Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng.
- Bởi vậy đưa dẫn chứng trong bài ca dao chưa đủ để chứng minh Tiếng Việt ta giàu đẹp mà người viết còn phải đưa thêm những dẫn chứng khác. Phân tích cụ thể bài ca dao.
- Yêu cầu lí lẽ và lập luận: phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng.
- Lí lẽ và lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc. 
6. So sánh cách làm hai đề văn:
- Với 2 đề văn trên, chung 1 luận đề, cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
- Khac nhau: Về mục đích và cách làm
+ Giải thích dùng nhiều giúp người đọc hiểu rõ, hiểu đúng vấn đe.
+ Chứng minh dùng nhiều dẫn chứng để người đọc tin vấ đề là đúng.
III. ĐỀ VĂN THAM KHẢO: Sgk
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Nắm chắc yêu cầu của việc viết bài văn biểu cảm và bài văn nghị luận.
- Bài mới: “Ôn tập kiểm tra tổng hợp cuối năm
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT TẬP LÀM VĂN
Câu 1: (4.0 điểm) Giải thích trong văn nghị luận là gì? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua mấy bước?
Câu 2: (6.0 điểm) Lập dàn ý cho đề bài sau: “ Mùa xuân là Tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
 Em hiểu 2 câu thơ trên của Bác như thế nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu
Hướng dẫn chấm
Biểu điểm
 1
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. 
- Muốn làm bài văn nghị luận giải thích phải thực hiện 4 bước:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Đọc lại và sửa chữa.
2.0 điểm
2.0 điểm
 2
* Hình thức:
 - Lập dàn ý đủ bố cục 3 phần của bài văn giải thích.
 - Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, đúng chính tả.
* Nội dung:
- Trình bày theo đúng nội dung yêu cầu của chủ đề.
- Lời văn trong sáng, nêu bật được nội dung. 
Dàn ý:
1/ Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp...
- Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây...
2/ Thân bài:
a/ Giải thích sơ lược vấn đề
- Mùa xuân, tết là gì?
- Càng xuân: hiểu như thế nào?
b/ Vì sao tham gia phong trào trồng cây này? Vì :
- Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2 nhả khí O2...
Ngăn chặn lũ lụt
- Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp
c/ Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
- Chống phá hoại rừng xanh
- Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống
- Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
3/ Kết bài:
- Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta cũng trồng cây đầu xuân
- Bản thân em ý thức như thế nào?
- Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trường
 1.0 điểm
điểm
3.0 điểm
1.0 điểm
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
7A1
7A2
E. RÚT KINH NGHIỆM:
........................
	 ***************************
Tuần 33 Ngày soạn: 13/04/2015
Tiết PPCT: 131-132 	 Ngày dạy: 15/04/2015
 ÔN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM. 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn bản, tiếng Việt, Tập làm Văn đã học ở chương trình lớp 7.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về văn bản, tiếng Việt, tập làm Văn. 
 2. Kỹ năng: - Biết làm bài kiểm tra học kì theo 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận.
 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP: Hệ thống, khái quát, tích hợp, phát vấn, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 Lớp 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 Lớp 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới: Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm tập trung đánh giá toàn diện những kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ Văn theo tinh than tích hợp cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong 
một bài viết. Vì thế, tiết học này cô sẽ hướng dẫn cho các em làm bài Kiểm tra tổng cuối năm.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
- HS nhc lại khái niệm tục ngữ SGK/ 3 và đọc lại những bài tục ngữ đ học 
- Nhắc lại nội dung chính của những bài nghị luận đ học ?
- Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX gồm những tác phẩm nào đ học ?
- Ngoài ra, chúng ta đ học văn bản nhật dụng nào trong chương trình ngữ văn 7 ?
- HS nhắc lại khi niệm cụ thể và làm các bài tập SGK
Tiết 132
- GV ra một số bài tập làm thêm, HS làm bài và GV bổ sung, sửa chữa
- HS nhắc lại các bước viết văn bản đề nghị và báo cáo ? 
- Nêu tình huống phải viết văn bản đề nghị hoặc báo cáo?
GV hướng dẫn HS viết bài cụ thể và bổ sung, sửa chữa cho các em 
Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn:
+ Văn bản: các em cần nắm khái niệm tục ngữ, tác giả tác phẩm, nội dung của các văn bản nghị luận.
+ Tiếng Việt: các em cần nắm được các khái niệm cụ thể và xem lại tất cả bài tập trong SGK
+ Tập làm văn: lập luận giải thích và chứng minh
I. NỘI DUNG CƠ BẢN:
1. Về phần văn cần chú ý :
- Tục ngữ là gì? Có mấy đề tài ? (học thuộc những đề tài đó )
- Văn nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Đức tính giản dị của Bc Hồ. Ý nghĩa văn chương 
- Truyện ngắn Vệt Nam đầu thế kỉ XX: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu
- Văn bản nhật dụng : Ca Huế trên sông Hương 
 2. Về phần tiếng Việt cần nắm được các vấn đề sau:
- Đặc điểm các loại câu: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động 
- Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ: Liệt kê 
- Cách mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ 
- Công dụng của các dấu câu: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang 
3. Về Tập làm văn: 
a. Văn nghị luận : 
+ Thế nào là văn nghị luận? Mục đích và tác dụng của văn nghị luận? 
+ Bố cục của bài văn nghị luận ?
+ Các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích 
- Cách làm bài nghị luận :
+ Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị – xã hội 
+ Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học 
b. Nắm được nội dung khái quát về văn bản hành chính 
+ Đặc điểm văn bản hành chính 
+ Cách làm một văn bản để nghị và báo cáo 
+ Các lỗi thường mắc về các loại văn bản trên 
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
- Đối với đề kiểm tra học kỳ II, có 2 phần trắc nghiệm và tự luận
- Do vậy, các em cần ôn thật kỹ những kiến thức ôn tập và phần trọng tâm, tuyệt đối không học tủ- học lệch mà phần nào cũng học đầy đủ, chú trọng phần trọng tâm.
+ Phần văn bản: Chú trọng các văn bản nghị luận.
+ Phần Tiếng Việt: Câu bị động, liệt kê, công dụng của các dấu câu, trạng ngữ.
+ Phần Tập làm văn: Chú ý văn chứng minh, giải thích nội dung của các câu tục ngữ. 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.

File đính kèm:

  • docTUAN_33_VAN_7_20142015_20150725_025323.doc