Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 25-27

A-Mục tiêu bài học:

-Kiểm tra các văn bản đã học trong học kì I, bao gồm các bài tục ngữ và bốn văn bản chứng minh.

-Rèn kĩ năng trình bày sạch sẽ, rõ ràng, đúng yêu cầu.

B-Chuẩn bị:

-Gv:chuẩn bị đề – Đáp án.Những điều cần lưu ý

-Hs:Học bài ở nhà

C-Tiến trình lên lớp:

 I-ổn định lớp

II-Gv phát đề

III-Gv theo dõi hs làm bài

IV-Gv thu bài – nhận xét

 

doc21 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 25-27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
-Hiểu được phần nào trong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
-Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận chứng minh.
B-Chuẩn bị: 
-Gv:Tranh ảnh của tác giả Hoài Thanh. Những điều cần lưu ý: Đây là văn bản nghị luận văn chương cụ thể là bình luận các v.đề về văn chương nói chung.
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp: 
 I-HĐ1:Khởi động (5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
 Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, luận đề được triển khai thành mấy luận điểm, đó là những luận điểm nào ? (2 luận điểm: Giản dị trong lối ssống và giản dị trong nói, viết). 
 3.Bài mới: 
 Chúng ta đã được học những áng văn chương như: c.tích, ca dao, thơ, truyện,... Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Nhưng mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn chương chúng ta thu lượm được những gì ? Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh-một nhà phê bình văn học có tiếng.
II-HĐ2:Đọc – hiểu văn bản (25 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Dựa vào chú thích*, em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả Hoài Thanh ?
-Em hãy nêu xuất xứ của văn bản ?
+GV: Bài Tinh thần yêu nước của n.dân ta làvăn chính luận bàn về v.đề c.trị XH. Còn bài ý nghĩa văn chương là thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về v.đề thuộc văn chương. Vì là đ.trích trong 1 bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta học không đầy đủ 3 phần hoàn chỉnh.
+Hd đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng, rành mạch, biểu lộ cảm xúc.
-Văn bản được viết theo thể loại gì?
-Ta có thể chia bài văn thành mấy phần, ý của từng phần là gì ?
+Hs đọc đoạn 1,2.
-ở đoạn 1, tác giả đi tìm ý nghĩa v.chương bắt đầu từ câu chuyện gì ? Đây có phải là d.c không ?
-Vậy đâu là câu văn nêu lí lẽ ? (Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca).
-Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của v.chương như thế nào ? 
-Từ câu chuyện ấy tác giả đi đến KL gì ? Đây có phải là luận điểm không ?
-Em có nhận xét gì về v.trí của luận điểm trong đ.v ? V.trí ấy cho thấy l.điểm đã được trình bày theo cách nào?
-Em hiểu luận điểm này như thế nào ?
+GV: Câu chuyện có lí lẽ là một chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. Đây chính là lí lẽ để chuyển tiếp đến luận điểm.
+HS đọc đoạn 3,4,5,6,7,8.
-Hoài Thanh bàn về ý nghĩa của văn chương qua câu văn nào? Đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng?
+Gv:Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó
DC:cuộc sống của người dân VN qua ca dao, tục ngữ, chuyện cổ tích;đất nước quê hương qua “cây tre VN”, “Sông nước Cà Mau”
+Vchương còn sáng tạo ra sự sống :Vchương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu, xây dựng. VD:Dế Mèn phiêu lưu kí, Lao xao
-Hoài Thanh đã bàn về công dụng của v.chg đối với con người bằng những câu văn nào ?
-ở câu thứ nhất, tác giả nhấn mạnh công dụng nào của v.chg ? (Khơi dậy những cảm xúc cao thượng của con người).
-ở câu thứ 2, tác giả đã cho thấy công dụng nào của v.chg ? (Rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người).
-Kết hợp lại, Hoài Thanh đã cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của v.chg đối với con người ?
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả ?
-Tiếp theo, Hoài Thanh giành 2 câu văn để nói về công dụng xã hội của v.chg, đó là 2 câu văn nào ?
-Câu 1, tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào của v.chg ? (V.chg làm đẹp và hay những thứ bình thg).
-Câu 2, tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của v.chg ? (Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại).
-Hai câu văn trên, cho ta hiểu thêm gì về ý nghĩa của v.chg ?
III-HĐ3:Tổng kết(5 phút)
+Gv: Rõ ràng v.chg đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. V.chg góp phần tôn vinh c.s của con người. Có nhà lí luận nói: chức năng của v.chg là hướng con người tới những điều chân, thiện, mĩ. Hoài Thanh tuy không dùng những từ mang tính k.q như thế, nhưng qua lí lẽ giản dị, kết hợp với cảm xúc nhẹ nhàng và lời văn giàu hình ảnh, cũng đã nói được khá đầy đủ công dụng, hiệu quả, t.dụng của v.chg. Nói khác đi bài viết của Hoài Thanh là những lời đẹp, những ý hay ca ngợi v.chg, tôn vinh tài hoa và công lao của các văn nghệ sĩ.
-B.văn đã cho em hiểu biết thêm gì về ý nghĩa của v.chg ? Em h.tập được gì về cách nghị luận của tác giả ?
-Qua văn bản này, em hiểu thêm gì về tác giả Hoài Thanh ?
IV-HĐ4:Luyện tập, củng cố (5 phút)
-Hoài Thanh viết: "V.chg gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào k.thức v.học đã có, giải thích và tìm d.c để chứng minh cho câu nói đó ?
V-HĐ5:Đánh giá (3 phút)
-Nêu nguồn gốc cốt yếu của văn chương và công dụng của nó
VI-HĐ6:Dặn dò(2 phút)
-Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.
-Ôn bài tiết sau kiểm tra 1 tiết
A-Tìm hiểu bài:
I-Tác giả – Tác phẩm:
1-Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982).
-Là nhà phê bình văn học xuất sắc.
2-Tác phẩm: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động". 
II-Kết cấu:
-Thể loại:Nghị luận văn chương
-Bố cục: 2 phần.
 +Đ1,2,: Nguồn gốc của văn chương.
 +Đ3,4,5,6,7,8:Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
III-Phân tích:
1-Nguồn gốc của văn chương:
-Chuyện con chim bị thg-Tiếng khóc của thi sĩ . ->D.c thực tế
=>V.chương x.hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt. 
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
->Luận điểm ở cuối đoạn-Thể hiện cách trình bày theo lối qui nạp từ cụ thể đến k.quát.
2-Ý nghĩa và công dụng của văn chương
-Ý nghĩa:V.chg sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế v.chg còn s.tạo ra sự sống.
 =>V.chg phản ánh và sáng tạo ra đời sống, làm cho đ.s trở nên tốt đẹp hơn.
2-Công dụng của văn chương:
-Một người hằng ngày chỉ... hay sao ?
-V.chg gây cho ta... nghìn lần.
=>V.chg làm giàu tình cảm con người.
->Nghệ thuật nghị luận giàu cảm xúc nên có sức lôi cuốn người đọc.
-Có kẻ nói... mới hay.
-Nếu pho lịch sử... đến bực nào.
=>V.chg làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống.
IV-Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk (63 ).
-Hoài Thanh là người am hiểu v.chg, có q.điểm rõ ràng, xác đáng về v.chg, trân trọng đề cao v.chg.
B-Luyện tập:
 Bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những k.thức, những tình cảm của người đời, nhất là cuộc sống con người ở các thời đại xa xưa. Nhưng nhờ có học truyện c.tích, ca dao. tục ngữ mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân của người xưa. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mới :thg yêu những người l.động có những thân phận đầy đắng cay". Vì vậy có thể nói xoá bỏ v.chg đi thì cũng xoá bỏ hết những dấu vết lich sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.
Tiết 98: KIỂM TRA VĂN
A-Mục tiêu bài học: 
-Kiểm tra các văn bản đã học trong học kì I, bao gồm các bài tục ngữ và bốn văn bản chứng minh.
-Rèn kĩ năng trình bày sạch sẽ, rõ ràng, đúng yêu cầu.
B-Chuẩn bị:
-Gv:chuẩn bị đề – Đáp án.Những điều cần lưu ý
-Hs:Học bài ở nhà
C-Tiến trình lên lớp: 
 I-ổn định lớp 
II-Gv phát đề
III-Gv theo dõi hs làm bài
IV-Gv thu bài – nhận xét 
Đề :
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
	Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất: 
	Đọc kỹ đoạn văn :
	“... Bữa cơm chỉ vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ơ việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ...”
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
	a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta	b. Ý nghĩa văn chương
	c. Sự giàu đẹp của Tiếng việt 	d. Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Câu 2: Tác giả của đoạn trích trên là ai?
	a. Hồ Chí Minh	b. Phạm Văn Đồng	c. Hoài Thanh	 d. Đặng Thai Mai 
Câu 3: Đọan văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
	a. Miêu tả	b. Biểu cảm	c. Tự sự	d. Nghị luận 
Câu 4: Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?
	a. Sự giản dị của Bác Hồ ở căn nhà	
	b. Sự giản dị của Bác Hồ ở lối sống
	c. Sự giản dị của Bác Hồ ở bữa ăn.	
	d. Sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người.
Câu 5: Câu : “ Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phuc vu” là thành phần nào trong đọn văn trên?
	a. Luận điểm	 b. Luận cứ	c. Dẫn chứng	d. Bình luận
Câu 6: Những chứng cứ ở đoạn văn này có sức thuyết phục vì:
	a. Chứng cứ cụ thể	b. Chứng cứ cụ thể, rõ ràng
	c. Chứng cứ cụ thể, rõ ràng, xác thực	d. Không phải a, b, c
Câu 7: ý nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ?
	a. Là thể loại văn vần dân gian
	b. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhiệp điệu, hình ảnh.
	c. Là những câu ca dao hát lên theo những giai điệu nhất định.
	d. Là những câu thơ dân gian diễn tả đời sống tâm hồn tình cảm của con người.
Câu 8: Câu tục ngữ : “Tấc đất, tấc vàng” sử dụng phép tu từ nào?
	a. So sánh	b.Nhân hoá	c. Hoán dụ	d. Liệt kê
Câu 9:Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” được đúc kết từ hiện tượng gì?
	a.Trông trời đoán thời tiết	b.Trông sao đoán thời tiết
	c.Nhìn thời gin đoán thời tiết	d.Dựa vào kinh nghiệm đoán thời tiết
Câu 10:Điền những từ còn thiếu vào câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non
	 Ba cây……………………..
Câu 11:Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào?
	a.Xuân Diệu	b.Phạm Văn Đồng	c.Đặng Thai Mai	d.Hoài Thanh
Câu 12:Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” tác giả bàn tới ý nghĩa văn chương trên những phương diện nào?
	a.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương	b.Công dụng của văn chương
	c.Vẻ đẹp của văn chương	d.Phương án (a,b) đúng
II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: Tục ngữ là gì?Phân tích câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. (3đ)
Câu 2:Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó làmột truyền thống quý báu của ta.”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?(3đ)
Câu 3:Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm như thế đúng chưa? (1đ)
Bài làm:
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0.25 điểm)
 1.d, 2.b, 3.d, 4.c, 5.d, 6.c, 7.b, 8.a, 9.b, 11.c, 12.d, 10.Điền từ:chụm lại nên hòn núi cao
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Nêu được khái niệm tục ngữ(1đ)
 Phân tích câu tục ngữ :
Nghĩa đen : 1đ
Nghĩa bóng : 1đ
Câu 2:Trình bày được những dẫn chứng trong lịch sử (1.5đ)
 Trình bày được những dẫn chứng trong thời đại ngày nay (1.5 đ)
Câu 3:Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài (0.5đ). Quan niệm như thế là rát đúng (0.5đ)
(HS trình bày cách giải khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
---------***---------
Tiết 99:Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG(Tiếp theo)
A-Mục tiêu bài học: 
-Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
-Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
B-Chuẩn bị: 
-Gv: Bảng phụ.Những điều cần lưu ý: V.đề chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động chỉ đặt ra với những câu có cốt lõi vị ngữ là ngoại ĐT, tức những ĐT đòi hỏi phải có phụ ngữ chỉ đ.tác giả. Trong TV từ 1 câu chủ động có thể chuyển đổi thành 1 hoặc 2 câu bị động tương ứng.
C-Tiến trình lên lớp: 
 I-HĐ1: Khởi động (5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
-Thế nào là câu chủ động, câu bị động ? Cho ví dụ ?
-Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì ?
 3.Bài mới:
Chúng ta đã học đã biết câu CĐ và câu BĐ. Hôm nay chúng ta sẽ học cách chuyển câu chủ động thành câu bị động 
II-HĐ2:Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
+Gv treo bảng phụ-Hs đọc ví dụ.
-Hai câu a,b có gì giống nhau và khác nhau ? Vì sao ? 
-Giống nhau về ND, vì cùng miêu tả 1 sự việc.
- Về hình thức 2 câu này khác nhau: câu a có dùng từ "được", câu b không dùng từ "được".
-Hai câu này là câu chủ động hay bị động ? (Câu bị động).
-Câu c có cùng nội dung miêu tả với câu a và câu b không ? (có ).
-Câu c là câu chủ động hay câu bị động? (câu chủ động).
-Em hãy chuyển câu chủ động (câu c) thành câu bị động ? 
+Gv: Như vậy là từ 1 câu chủ động, ta có thể chuyển đổi thành nhiều câu bị động khác nhau vềhình thức nhưng vẫn giống nhau về ND.
-Theo em, có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? Đó là những cách nào ? Nêu qui tắc chuyển đổi của từng cách ?
-Hs đọc ví dụ 2.
-Những câu em vừa đọc có phải là câu bị động không ? Vì sao ? Về hình thức nó giống câu bị động ở chỗ nào ?
+Gv: 2 câu này tuy có dùng từ bị và được nhưng không phải là câu bị động. Vì ta không thể chuyển đổi thành: Giải nhất được bạn em trong kì thi hs giỏi. Đau bị tay.
-Có phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động không ?
III-HĐ3:Tổng kết (5 phút)
-Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
-Hs đọc ghi nhớ
IV-HĐ4:Luyện tập, củng cố (10 phút)
-Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau ?
-Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, đó là những cách nào ?
-Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động- một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị ?
-Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau ?
V-HĐ5:Đánh giá (3 phút)
Em hãy đặt 1 câu chủ động sau đó chuyển thành câu bị động theo 2 cách
A-Tìm hiểu bài:
I-Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
*Ví dụ:
a-Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
b-Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
c-Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá vàng".
d-Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được người ta hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
*Ghi nhớ 1: sgk (64 ).
*Ví dụ: 
a-Bạn em được giải nhất trong kì thi hs giỏi.
b-Tay em bị đau.
*Ghi nhớ 2: sgk (64 ).
II-Tổng kết:
*Ghi nhớ sgk/tr 64
B-Luyện tập:
-Bài 1 (65 ):
a-Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ TK XIII.
-Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ TK XIII.
-Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.
b-Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
-Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.
-Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c-Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
-Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào.
-Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d-Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
-Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
-Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
-Bài 2 (65 ):
a-Thầy giáo phê bình em.
-Em bị thầy giáo phê bình.
-Em được thầy giáo phê bình.
b-Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
-Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
-Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c-Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
-Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá.
-Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá.
-Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.
-Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
V-HĐ6:Dặn dò (2 phút)
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (65 ).
-Soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn” . phần chuẩn bị ở nhà
Tiết 100:Tập làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
A-Mục tiêu bài học: 
-Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
-Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.
-Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh.
B-Chuẩn bị: 
-Gv: Những điều cần lưu ý: Gv cần chú trọng tới việc cho hs nhắc lại những cơ sở lí thuyết tương ứng trước khi bước vào mỗi khâu luyện tập. Một đoạn văn mẫu
-Hs:Mỗi hs viết 1 đoạn văn chứng minh ngắn theo các đề bài trong sgk
C-Tiến trình lên lớp:
 I-HĐ1:Khởi động (5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
 Em hãy nêu dàn ý của bài lập luận chứng minh ?
3.Bài mới: 
HĐ2:Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Gv: hướng dẫn hs qui trình xây dựng một đv.
+Gv hướng dẫn hs cách viết một đoạn văn với một đề tài đã cho- Chọn đề 3 sgk (65 ). Hs đọc đề bài.
-Để viết được đoạn văn này, điều đầu tiên chúng ta phải làm gì ? (Xđ luận điểm cho đv).
-Vậy luận điểm của đv này là gì ?
-Em dự định sẽ triển khai đv theo cách nào ? (Triển khai theo cách diễn dịch).
-Thế nào là diễn dịch ? (Nêu luận điểm trước rồi mới dùng d.c và lí lẽ để chứng minh)
-Để chứng minh cho luận điểm trên, em cần bao nhiêu lụân cứ giải thích, bao nhiêu luận cứ thực tế ? (Cần 2 luận cứ giải thích và 4 luận cứ thực tế). 
-Đó là những luận cứ nào ?
-Gv hdẫn hs cách viết đv.
-Luận điểm nêu ở đầu đoạn.
-Hai luận cứ giải thích.
-Bốn luận cứ thực tế.
-Câu kết luận cho đoạn văn chứng minh.
-Hs đọc đv đã chuẩn bị ở nhà.
-Các nhóm thảo luận và nhận xét.
-Gv khái quát lại qui trình viết văn.
I-Chuẩn bị:
1-Qui trình xây dựng một đoạn văn chứng minh:
-Xác định luận điểm cho đ.v chứng.
-Chọn lựa cách triển khai (qui nạp hay diễn dịch).
-Dự định số luận cứ triển khai:
+Bao nhiêu luận cứ giải thích.
+Bao nhiêu luận cứ thực tế.
-Triển khai đv thành bài văn.
-Chú ý LK về ND và hình thức.
2-Cách viết một đv với một đề bài đã cho:
*Đề 3: Chứng minh rằng "văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có".
-Luận điểm: Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
+Luận cứ giải thích: Văn chương có nội dung tình cảm. 
Văn chương có tác dụng truyền cảm.
+Luận cứ thực tế: Ta tìm được tình cảm thực tế qua các bài văn đã học:
Cổng trường mở ra: Nhớ lại tình cảm ngày đầu tiên đi học.
Mẹ tôi: Nhớ lại những lỗi lầm với mẹ.
MTQCLN: Cốm: Nhớ lại một lần ăn cốm.
MXCTôi: Nhớ lại một ngày tế cở q.hg.
*Viết đoạn văn:
 Nói đến ý nghĩa văn chương, người ta hay nói đến: "Văn chương luyện những t.c ta sẵn có".ND của v.chg bao giờ cũng là t.c của nhà văn đối với cuộc sống. Khi đã thành văn, t.c nhà văn truyền đến người đọc, tạo nên sự đồng cảm và làm phong phú thêm các t.c ta đã có. Qua bài CTMRa, em thấy y.thg hơn những ngôi trường đã học, thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn trong h.tập và càng biết ơn các thầy cô giáo đã không quản ngày đêm dạy dỗ chúng em nên người. Em đã có lần phạm lỗi với mẹ. Bức thư của người bố gửi cho E RC trong bài Mẹ tôi đã làm cho em nhớ lại các lần phạm lỗi với mẹ mà em không biết xin lỗi mẹ. Em đã có lần được ăn cốm, nhưng sau khi học bài MTQCLN:Cốm, em mới cảm thấy lần ấy, em thực sự chưa biết thưởng thức cốm. Ai cũng đã sống qua những ngày tết trong khung cảnh t.c g.đình, nhưng sao bài MXCTôi làm em ước ao trở lại HN một cách xốn xang, khi em nghĩ rằng từ lâu em đã không có 1 t.c q.hg sâu nặng như trong bài văn dù em là người HN. Tóm lại v.chg có t.động rất lớn đến t.c con người, nó làm cho c.s của con người trở nên tốt đẹp hơn.
II-Thực hành trên lớp:
III-HĐ3:Đánh giá (3 phút) 
IV-HĐ4:Dặn dò (2 phút)
-Viết đv chứng minh theo đề 4 (65 ).
-VN ôn tập các văn bản đã học , tiết sau ôn tập
 Tuần 27
 Tiết 101:ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
 A-Mục tiêu bài học: 
-Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
-Chỉ ra được những nét riêng biệt Đông Dương.sắc trong NT nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
-Nắm được Đông Dương.trưng chung của văn nghị luận qu sự phân biệt với các thể văn khác.
-Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh đối chiếu, nhận diện, tìm hiểu và Pháp.tích văn bản nghị luận.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng:
-Những điều cần lưu ý: Cần so sánh văn nghị luận với các loại khác thuộc loại hình tự sự và trữ tình.
C-Tiến trình lên lớp:
 I-HĐ1:Khởi động (5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
 Nêu những nét đặc sắc về ND và NT của văn bản ý nghĩa văn chương ?
 3.Bài mới: 
 Em đã được học những văn bản nghị luận nào ? (Tinh thần yêu nước của n.dân ta, Sự giàu đẹp của TV, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn c

File đính kèm:

  • doctuan 25+27.doc