Giáo án Ngữ văn 7 - Trương Thị Tiểu Phong - Tiết 36: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

+ Thời gian: Bóng xế-> tà thời khắc của ngày tàn

( đây là thời gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ của bà huyện Thanh Quan.

GV: Đây là thời điểm rất đặc biệt: Ranh giới giữa ngày và đêm, giữa sáng và tối, dễ gợi buồn nhớ, dễ bộc lộ tâm trạng cô đơn. Phù hợp với việc ký thác, gửi gắm tâm sự buồn bã, u hoài trước thời thế.

+ Không gian: Đèo Ngang – 1 con đèo hùng vĩ trên dải Hoành Sơn. Phân chia 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh( (Nay), 2 xứ đàng trong, đàng ngoài( xưa).

+ Phong cảnh đèo Ngang qua cảm nhận của thị giác:

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4268 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trương Thị Tiểu Phong - Tiết 36: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18/10/2014
 Ngày dạy: 20/10/2014
Tiết 36: QUA ĐẩO NGANG
 ( Bà Huyện Thanh Quan )
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được giỏ trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nụm tả cảnh ngụ tỡnh tiờu
 biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tỏc giả Bà Huyện Thanh Quan.
 - Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đốo Ngang.
 - Cảnh Đốo Ngang và tõm trạng của tỏc giả thể hiện qua bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc - Hiểu văn bản thơ Nụm viết theo thể thơ thất ngụn bỏt cỳ Đường luật
 - Phõn tớch một số chi tiết nghệ thuật độc đỏo trong bài thơ.
3. Thỏi độ: 
 * Giỏo dục mụi trường:
 - Liờn hệ mụi trường hoang sơ của Đốo Ngang.
- Đồng cảm cựng tỏc giả trước khung cảnh mờnh mụng buồn bó.
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đỏp kết hợp thực hành, thảo luận nhúm.
 D. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Ở chủ đề văn học trung đại, cỏc em đó được tỡm hiểu về những thể thơ đường luật nào? Hóy nờu tờn cỏc thể thơ đú?
? Trỡnh bày những hiểu biết của em về thể thơ “song thất lục bỏt”
3: Giới thiệu bài mới:
Hụm nay cụ sẽ giới thiệu cho cỏc em một thể thơ nữa thuộc chủ đề văn học trung đại đú là thể thơ : Thất ngụn bỏt cỳ qua văn bản Qua Đốo Ngang của bà Huyện Thanh Quan
Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quãng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta . đã có nhiều thi nhân làm thơ về Đèo Ngang như Cao Bá Quát , Nguyễn Khuyến những đc nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài QĐN của bà Huyện Thanh Quan , một trong những đặc trưng tiêu biểu cuả thể thơ TNBC Đường luật.
( Gv: Dựng hiểu biết kiến thức văn húa về địa danh Đốo Ngang kết hợp trỡnh chiếu hỡnh ảnh Đốo Ngang và thuyết trỡnh)
Kết hợp kiến thức lịch sử:
Theo sử cũ, tờn gọi Đốo Ngang xuất hiện dưới thời vua Lờ Đại Hành (980-1005). Năm 1500, Hoành Sơn - Đốo Ngang là ranh giới giữa Đàng Trong - Đàng Ngoài. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đốo Ngang là cửa ngừ của trục đường bộ Bắc - Nam. 
( - Dùng kiến thức Địa lí kết hợp trình chiếu sile tiếp có dùng hình ảnh bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí của Đèo Ngang trên bản đồ Việt Nam.
- Chiếu hình ảnh Hoành Sơn Quan - “ Cổng Trời” + Kiến thức lịch sử để thuyết trình)
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xõy Hoành Sơn Quan trờn đỉnh Đốo Ngang, cao 4m, phớa trờn đắp nổi 3 chữ: “Hoành Sơn Quan”. Năm 1838, thắng cảnh Đốo Ngang được khắc vào Huyền đỉnh đặt tại Đại Nội - Huế.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
? Dựa vào chú thích SGK em hãy nêu h/c ra đời của bài thơ và xác định thể thơ của bài trên các phương diện sau:
- Số câu, số chữ trong mỗi câu
- Cách gieo vần, cách đối.
? Về bố cục một bài TNBC có 4 phần tương đương với 4 cặp câu, gọi theo thứ tự : đề, thực, luận, kết .
Hãy chỉ ra bố cục của bài "QĐN ".
? Phương thức biểu đạt?
I.Đọc- tìm hiểu chung.
 1.Tác giả:
Tên thật là Nguyễn thị Hinh.( ?- ?) Là người thông minh, học rộng, tính tình lịch lãm và rất thương người.. 
Là vợ của quan tri huyện Lưu Nguyên Ôn,nên bà rất hay tham gia vào việc quan của chồng. Bởi vậy, người ta thường gọi bà là bà huyện Thanh Quan.
+ Đến nay, sáng tác của bà chỉ còn lại rất ít, nhưng đó là những TP hay, đích thực.
+ Thơ của bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan, thiên nhiên, đất nước, tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay. Tác phẩm nào của bà cũng buồn thương da diết, cũng trang nhã và rất điêu luyện.
2. Tác phẩm:
- Sáng tác khi tác giả trên đường từ Bắc Hà vào Huế nhận chức “ Cung Trung giáo tập”
+Bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng.
Vần gieo ở tiếng cuối câu: 1, 2, 4, 6, 8.
Phép đối ở các cặp câu: 3-4; 5-6. => Thể thơ thất ngôn bát cú.
+ Bố cục:- Đề: 2 câu đầu( Câu phá đề, câu thừa đề.)
Thực: 2 câu tiếp:( Giải thích).
Luận:2 câu tiếp theo.
Kết: 2 câu còn lại.
+ Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
 II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 
 1. 2 Câu đề:
? Bức tranh đèo Ngang được mô tả trong thời điểm nào? thời điểm đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ tâm trạng?
? Phong cảnh đèo Ngang được miêu tả ntn qua cảm nhận của nhà thơ?
? Em hiểu từ " chen " ntn?
? Sự lặp lại từ "chen" trong lời thơ có sức gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên ntn?
? Đứng trước cảnh vật như thế, em cảm nhận được gì về tâm trạng của nhà thơ?
+ Thời gian: Bóng xế-> tà thời khắc của ngày tàn
( đây là thời gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ của bà huyện Thanh Quan.
GV: Đây là thời điểm rất đặc biệt: Ranh giới giữa ngày và đêm, giữa sáng và tối, dễ gợi buồn nhớ, dễ bộc lộ tâm trạng cô đơn. Phù hợp với việc ký thác, gửi gắm tâm sự buồn bã, u hoài trước thời thế.
+ Không gian: Đèo Ngang – 1 con đèo hùng vĩ trên dải Hoành Sơn. Phân chia 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh( (Nay), 2 xứ đàng trong, đàng ngoài( xưa).
+ Phong cảnh đèo Ngang qua cảm nhận của thị giác:
 " Cỏ cây chen đá ,lá chen hoa"
( Chen: lẫn vào nhau , không ra hàng ra lối )
-> Từ "chen" nêm vào giữa hai câu thơ gợi cảnh tượng rậm rạp, hoang sơ .
=> Cảnh vật đầy sức sống, nhưng hoang dã , hiu hắt.
GV:Như vậy, 2 câu mở đầu đã mở ra 1 thế giới thực tại và 1 thế giới tâm tưởng. Thế giới thực tại là thế giới hoang dã, hắt hiu dù đầy sức sống.Thế giới tâm tưởng là nỗi buồn và sự cô đơn trong lòng nữ sĩ.
2.Hai câu thực: 
? H/ả Đèo Ngang còn được thể hiện qua con người và c/s nơi đây nhưng sự sống ở đây có gì đặc biết?
? Nhận xét của em về cách dùng từ ngữ, và biện pháp nghệ thuật ở hai câu thực? Tác dụng của cách dùng đó?
+ Cách tả: tả viễn cảnh( cảnh xa).
“ Lom khom…tiều vài chú
Lác đác… chợ mấy nhà”=> Sử dụng những từ chỉ số ít, các từ láy tượng hình: “ lom khom, lác đác” => Diễn tả cảnh vật đèo Ngang không chỉ có cỏ cây,hoa lá và đá núi, mà đã xuất hiện H.ảnh con người và cuộc sống con người. Nhưng từ xa nhìn lại, hình bóng con người như càng thu nhỏ lại, và sự sống con người lại càng thưa thớt hơn. => Hình ảnh con người và cuộc sống con người ít ỏi, bé nhỏ như chìm đi trong sự hùng vĩ của thiên nhiên.
+ Biện pháp NT đảo ngữ: 2 vị ngữ “ Lom khom, lác đác” được đảo lên đầu câu -> càng có tác dụng nhấn mạnh thêm sự bé nhỏ ít ỏi, thưa thớt của con người trong bối cảnh thiên nhiên hoang vắng, hùng vĩ.
+ Phép đối (Câu 3 – 4) không chỉ tạo ra sự cân đối, hài hoà cho câu thơ đường luật mà còn diễn tả sự buồn vắng của đèo Ngang, dù là nhìn ở vị trí nào.
+ Từ láy : lomkhom,lác đác
=> Gợi sự bé nhỏ ,ít ỏi, thưa thớt 
GV: Tất cả các biện pháp NT này đã cộng hưởng với nhau , làm cho cảnh đèo Ngang đã quạnh hiu càng thêm hiu quạnh. Bức tranh toàn cảnh đèo Ngang đã hội tụ đủ các yếu tố: Sơn, thuỷ, hữu, tình. Nhưng những yếu tố ấy hợp lại, lại chỉ càng gợi ra hình ảnh 1 vùng đèo heo hút mà thôi.
3.Hai câu luận:
? Cảnh non nước đèo Ngang lúc này được tác giả cảm nhận bằng giác quan nào? 
? Có âm thanh vang động trong không gian song cảnh đèo Ngang có bớt hiu quạnh không ? Vì sao?
? Trong khung cảnh đó, tâm trạng của tg được thể hiện ntn? NT gì được sử dụng ở đây?
+Cảnh thực được cảm nhận = thính giác và = cả nỗi lòng đồng điệu của Bà huyện Thanh Quan:
Bức tranh phong cảnh đèo Ngang đã được điểm thêm âm thanh Tiếng chim: quốc quốc, gia gia vang lên khắc khoải, da diết trong buổi hoàng hôn => càng làm cho cảnh đèo Ngang trở nên buồn bã hơn.
+ “Quốc”: - Con chim quốc.
 \ Nước.
 “Gia”: - Con chim đa đa.
 \ Nhà
=> Biện pháp chơi chữ : Đồng âm, gần âm; vừa Hán Việt, vừa nôm => Cách sử dụng NT đó, vừa ghi âm được tiếng kêu của chim quốc, chim đa đa , vừa gợi được trong lòng người huyền thoại bi thương về Thục Đế( Chuyện kể rằng: Vua nước Thục sau khi nhường ngôi cho vị tể tướng có tài trị thuỷ, lên ẩn cư tại núi Tây sơn, rồi qua đời ở đó.Hồn ông biến thành chim đõ quyên( chim quốc).Cứ vào giữa tháng 2 cho tới cuối xuân, đầu hè, thường cất tiếng kêu nghe ai oán như tiếng gọi hồn nước cũ),vừa bộc lộ tâm trạng nhớ nước thương nhà của bà huyện Thanh Quan.
- Nhịp thơ 2/2/3 tựa như những tiếng nấc âm thầm trong cõi lòng đau xót vì nhớ thương của nữ sĩ.
GV bình luận kết hợp kiến thức lịch sử: Bà huyện Thanh Quan đã nghe tiếng chim quốc, chim đa = cả nỗi lòng đang nhớ nước , thương nhà của mình, cho nên mới có thể cảm nhận được niềm đau xót buồn bã, uể oải trong tiếng chim kêu ở đèo Ngang.
Tâm trạng thương nhà, nhớ nước(Triều Lê) cũng rất dễ hiểu: Trong cảnh lữ thứ, buổi hoàng hôn trên 1 vùng hoang vu thì da diết nhớ tổ ấm là lẽ dĩ nhiên. Bà lại vốn là cựu thần của nhà Lê, thời điểm này,bà đang đứng ở ranh giới giữa đàng trong và đàng ngoài, thì trái tim của kẻ sĩ tất yếu sẽ nhói lên niềm nhớ thương về nước cũ, triều đại cũ.
=> Và như vậy,2 câu luận đã thể hiện con người bà huyện Thanh Quan ở 2 phương diện: Con người đời thường và con người công dân.Nhưng, cả 2 con người này đều thống nhất ở 1 nét tâm trạng: Buồn bã, nhớ thương, hoài cổ.
4. Hai câu kết. 
? Toàn cảnh đèo Ngang đã hiện lên ntn trong cảm nhận = thị giác của nhà thơ? đó là ấn tượng về 1 không gian ntn?
? Giữa không gian ấy,con người lặng lẽ 1 mình đối mặt với nỗi cô đơn, lời thơ nào cực tả nỗi cô đơn này? 
? Em hiểu ntn là " tình riêng ta với ta"
? Nhận xét về ngt tong 2 câu kết này?
+ Toàn cảnh đèo ngang: Trời, non, nước => không gian mênh mang, tĩnh vắng.
" Một mảnh tình riêng ta với ta"
-Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay.
=> Nỗi buồn đã dâng thành 1 nỗi cô đơn đến tuyệt đỉnh => Nỗi cô đơn ấy đã được tạc vào non nước đèo Ngang.
+ Biện pháp tương phản: Vũ trụ mênh mang vô cùng>< và 1 con người bé nhỏ đơn chiếc.
GV: Vũ trụ mênh mông như mỗi lúc mở ra bao la bát ngát hơn: Bầu trời cao vời vợi, nước sâu thăm thẳm, núi non điệp điệp , trùng trùng; Còn tâm trạng con người mỗi lúc 1 khép lại với nỗi niềm riêng tư , chỉ mình mình biết, mình hay. => Phép tương phản càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn của nữ sĩ.
+ Hệ thống các từ ngữ đặc tả nỗi cô đơn : “ Ta với ta” => Ta là 1, là riêng, là cá nhân => Diễn tả hình ảnh 1 con người bé nhỏ, đơn chiếc( không có ai để sẻ chia, và cũng không thể chia sẻ cùng ai) đang đứng đối diện với thiên nhiên vũ trụ mênh mông. => Tất cả đều góp phần diễn tả nỗi cô đơn tuyệt đỉnh.
GV: “ Mảnh tình riêng” có thể là niềm thương nhớ cựu triều ( Nhà lê giờ đây đã trở thành dĩ vãng), cũng có thể là nỗi niềm của 1 con người ý thức được về cá nhân mình và thời thế . => Đây cũng là cái hay, cái bí ẩn hấp dẫn của bài thơ.
=> Đây là câu thơ nói về nỗi cô đơn hay nhất trong văn học thời trung đại. Câu thơ đã làm nên cái hay cho bài thơ và tên tuổi bà Huyện Thanh Quan gắn liền với non nước đèo Ngang.
( Hoạt động nhóm)
Nhóm 1,2: Khái quát những nét đặc sắc của văn bản.
Nhóm 3,4: Khái quát giá trị nội dung của văn bản?
III. Tổng kết. 
1, Nghệ thuật:
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.( Cảnh thường hoang dã, hoang phế.Tình thường buồn bã, cô đơn, hoài niệm, nhớ nhung.)
- Ngôn ngữ trang nhã, điêu luyện.
- Tuân thủ nghiêm ngặt luật thơ đường, nhưng vẫn thể hiện sự sáng tạo(Ngôn ngữ, kết cấu).
2, Nội dung:
Bài thơ mô tả thế giới thực tại là cảnh đèo Ngang : Hoang vu, vắng vẻ, hiu hắt; và thế giới tâm tưởng là: tâm trạng buồn bã, nhớ nhung, cô đơn, hoài cổ của bà Huyện Thanh Quan.
IV.Dặn dò. Học thuộc bài giảng, bài thơ.

File đính kèm:

  • docGiao an bai Qua Deo Ngang hot nhat Day thao giang co tich hop kien thuc lien mon.doc